30 năm thực thi Chiến lược biển: Bước tiến dài triển khai tầm nhìn chiến lược

PGS. TS, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao
Phát triển bền vững kinh tế biển là khát vọng, ước mơ và mục tiêu của các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, phù hợp với xu thế chung của thế giới về phát triển kinh tế biển xanh. Chiến lược biển (2007-2020) và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển (1993-2022) được thực hiện trong 30 năm qua đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chiến lược biển và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đã mang lại những thành tựu kinh tế nhất định. (Nguồn: Tạp chí Cộng sản)
Chiến lược biển và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đã mang lại những thành tựu kinh tế nhất định. (Nguồn: Tạp chí Cộng sản)

Biển được coi là không gian sinh tồn, phát triển và an ninh của dân tộc Việt Nam. Chiến lược biển và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của Việt Nam được hình thành bởi các yếu tố: địa lý, bờ biển dài, vùng biển rộng; đời sống kinh tế và văn hóa của người dân Việt Nam luôn gắn liền với biển.

Tầm nhìn chiến lược

Việt Nam đã nhanh chóng nhận thức được tầm quan trọng của biển đối với kinh tế, an ninh quốc phòng và phát triển xã hội, thông qua các công cụ chính sách cụ thể từ những năm 1990.

Nghị quyết 03/NQ-TW ngày 6/5/1993 đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành một quốc gia mạnh về biển. Tiếp đó Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/1/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được thông qua với trọng tâm là trở thành “quốc gia mạnh về biển” thông qua “phát huy mọi tiềm năng từ biển”. Mục tiêu của Nghị quyết là đến năm 2020, Việt Nam đạt được mức đóng góp GDP từ kinh tế biển và ven biển đạt 53-55% và tăng GDP theo đầu người tại các cộng đồng biển và ven biển gấp hai lần so với mức tăng trung bình quốc gia.

Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tới năm 2030, tầm nhìn 2045 tiếp tục mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh và giàu từ biển, phát triển bền vững, phồn vinh, an toàn và an ninh, nhấn mạnh “việc phát triển bền vững kinh tế biển dựa trên tăng trưởng xanh”. Các chỉ tiêu về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ được yêu cầu theo chuẩn mực quốc tế, đạt mức thuộc nhóm nước trung bình cao trở lên trên thế giới. Kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt khoảng 65-70% GDP cả nước, thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân cả nước…

Chiến lược biển 2007-2020 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiện đại hoá các ngành kinh tế biển, bảo vệ môi trường trong khi ưu tiên phát triển dầu khí và giao thông vận tải biển. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tới năm 2030, tầm nhìn 2045 chuyển trọng tâm ưu tiên sang du lịch biển, chú trọng hơn giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế biển.

Việt Nam cũng đã tham gia đầy đủ các điều ước quốc tế về môi trường và về biển và chủ động xây dựng hệ thống luật pháp quản lý biển; tích cực thúc đẩy đàm phán giải quyết các tranh chấp biển và đã ký ba hiệp định phân định, hai thoả thuận khai thác chung, tạo điều kiện xác lập rõ các vùng biển theo UNCLOS để thực thi chiến lược biển. Bộ máy nhà nước quản lý kinh tế biển cũng được tổ chức lại, ưu tiên các Bộ có hoạt động liên quan đến biển theo hướng tiếp cận tổng hợp.

Một số chính sách đã được đề xuất và triển khai để thực thi, như Chính sách trợ cấp và phát triển đánh bắt xa bờ, Chiến lược phát triển thủy sản năm 2010, Chiến lược phát triển du lịch năm 2010, Chiến lược phát triển giao thông vận tải năm 2010… Nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ và nhân lực đã được tập trung nhiều cho các ngành công nghiệp biển; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân cũng đã được chú trọng…

Nỗ lực của Việt Nam và những quả ngọt đầu tiên

Thời gian qua, nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ và nhân lực ở Việt Nam đã được tập trung nhiều cho các ngành công nghiệp biển như dầu khí, xây dựng các cảng biển, cảng cá, đóng tàu.

Việt Nam đã nhanh chóng thành lập các lực lượng chuyên ngành kiểm tra, kiểm soát trên biển như Cảnh sát biển từ năm 1998, Kiểm ngư 2014. Chế độ báo cáo và đánh giá tác động môi trường đã đi vào nền nếp thực hiện theo Luật Môi trường.

Việt Nam áp dụng tương đối thành công cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng biển, tham gia tích cực các chương trình của PEMSEA, UNEP, IUCN và các tổ chức khác trong khu vực. Hiện có 14/28 tỉnh, thành xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven biển.

Các ngành kinh tế biển đều có quy hoạch, kế hoạch sử dụng phù hợp với đặc điểm của từng vùng theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

Thực thi Chiến lược biển 2007-2020 và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tới 2030 tầm nhìn 2045 trong 30 năm qua đã mang lại các quả ngọt đầu tiên, với các thành tựu kinh tế nhất định, hình thành hướng phát triển kinh tế mới dựa vào tiềm năng, lợi thế của biển.

Giai đoạn 2011-2020, các ngành kinh tế biển đã đóng góp lớn vào GDP của cả nước. Năm 2020, GRDP của 28 tỉnh ven biển theo giá hiện hành đạt mức 4.040,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 50,1% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng địa phương dải ven biển đạt 6,4% bình quân năm trong thời kỳ 2011-2020.

GDP bình quân đầu người của các tỉnh ven biển năm 2020 đạt 84,4 triệu đồng, so với mức bình quân cả nước đạt 82,7 triệu đồng. Trong đó, một số địa phương có mức GDP bình quân đầu người trong nhóm tốp đầu cả nước như Bà Rịa - Vũng Tàu đứng đầu cả nước (263 triệu đồng), Quảng Ninh đứng thứ hai (164 triệu đồng), TP. Hồ Chí Minh đứng thứ tư (148 triệu đồng), Hải Phòng đứng thứ sáu (134,6 triệu đồng). Hiện cả nước đã hình thành 19 khu kinh tế và 241 khu công nghiệp ven biển; xây dựng một số cảng với quy mô hiện đại cho phép tiếp nhận tàu trọng tải lớn như Cái Mép-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Lạch Huyện (Hải Phòng).

Hệ thống kết cấu hạ tầng vùng ven biển và trên các đảo đã được chú trọng đầu tư, tạo ra sự chuyển biến căn bản về phát triển kinh tế, làm cơ sở vững chắc cho việc tiến ra biển, đồng thời trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo Việt Nam…

Tăng tốc phát triển kinh tế biển xanh

Mặc dù có tầm nhìn chiến lược và có Nghị quyết về chiến lược biển bền vững từ sớm nhưng Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức trong khi triển khai. Đó là việc thiếu các văn bản quy định chi tiết; chưa thực hiện quy hoạch không gian biển quốc gia; thiếu hướng dẫn cụ thể trong một số nội dung định hướng, chẳng hạn như khái niệm “kinh tế biển xanh “, “kinh tế xanh lam”, “kinh tế thuần biển”…

Bên cạnh đó, đất nước vẫn chưa thực sự có một cơ quan chuyên trách điều hành mang tính

đa ngành; thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về biển. Tài nguyên biển bị khai thác quá mức, hệ sinh thái có nguy cơ bị suy thoái; ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng hay công tác chống nạn khai thác trái phép còn hạn chế.

Tranh chấp ở Biển Đông ảnh hưởng đến xác định ranh giới và quy hoạch toàn bộ không gian biển. Công tác nghiên cứu khoa học biển còn yếu. Nguồn lực để thực hiện còn hạn chế và dàn trải.

Vì vậy để thực hiện thành công kinh tế biển xanh, Việt Nam cần:

Thứ nhất, thúc đẩy đàm phán giải quyết các tranh chấp vùng biển, tạo điều kiện xác định biên giới biển rõ ràng, phục vụ cho công tác Quy hoạch không gian biển và phát triển kinh tế biển bền vững.

Thứ hai, hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển; hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch liên quan đến biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương (tích hợp liên ngành và không gian).

Thứ ba, phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, khoa học, công nghệ mới, thu hút chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, nhân lực chất lượng cao.

Thứ tư, phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc-Nam, Đông-Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế.

Thứ năm, thu hút đầu tư quốc tế, công nghệ và tài chính quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế biển xanh; tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, trước mắt cùng Na Uy đồng tài trợ cho sáng kiến xây dựng Thoả thuận quốc tế về rác thải đại dương.

Tuổi trẻ Ngoại giao: Giữ gìn, kế thừa giá trị cao đẹp của Ngành, không ngừng trau dồi bản thân

Tuổi trẻ Ngoại giao: Giữ gìn, kế thừa giá trị cao đẹp của Ngành, không ngừng trau dồi bản thân

Báo TG&VN đã trao đổi với các thanh niên, đặc biệt là các công chức mới được tuyển dụng, để hiểu hơn về tâm tư, ...

Ngoại giao hòa hiếu, hữu nghị trong phát triển đất nước (kỳ cuối)

Ngoại giao hòa hiếu, hữu nghị trong phát triển đất nước (kỳ cuối)

Trong hơn 30 năm Đổi mới, tinh thần hòa hiếu, hữu nghị tiếp tục là tư tưởng nổi bật của ngoại giao Việt Nam, đóng ...

Tự hào hai chữ ‘Ngoại giao’

Tự hào hai chữ ‘Ngoại giao’

Tháng Tám lại về, hơi thở mùa Thu phảng phất đó đây đánh thức hoài niệm về những ngày tháng bi hùng của đất nước ...

Tự hào 'truyền thống' ngoại giao Việt Nam tại Liên hợp quốc

Tự hào 'truyền thống' ngoại giao Việt Nam tại Liên hợp quốc

Nhân dịp Ngày thành lập Ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2022), Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) Đặng Hoàng Giang đã ...

Ngành Ngoại giao cùng khát vọng phát triển của các địa phương

Ngành Ngoại giao cùng khát vọng phát triển của các địa phương

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc khẳng định, với phương châm tiên phong, tư duy phục vụ, tập trung thúc đẩy phát triển, Bộ ...

Bài viết cùng chủ đề

77 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 25/4. Lịch âm hôm nay 25/4/2024? Âm lịch hôm nay 25/4. Lịch vạn niên 25/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Xem tử vi 25/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 25/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4 - xổ số hôm nay 25/4. trực tiếp xổ số miền Trung 25/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 25/4. xổ số miền Trung thứ 5. ...
XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 25/4/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 25/4/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 25/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động