5 cách tàu sân bay Mỹ có thể bị đánh chìm

Lê Ngọc
Tàu sân bay có cách tự vệ trước các đòn tấn công như ngư lôi phóng từ tàu ngầm, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo… Tuy nhiên, dưới đây là 5 vấn đề mà kiến trúc sư tàu sân bay thế hệ tiếp theo cần phải cân nhắc kỹ trong ít nhất ba thập kỷ tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Năm cách tàu sân bay Mỹ có thể bị đánh chìm
“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, các tàu sân bay với sức mạnh đáng sợ vẫn luôn có thể bị hạ “knock-out” bởi nhiều loại vũ khí. (Nguồn: Best HQ Wallpapers)

Phương tiện không người lái dưới biển

Từ lâu, tàu ngầm đã trở thành mối đe dọa chết người nhất đối với hàng không mẫu hạm. Trong Thế chiến II, các hạm đội tàu sân bay lớn đều chịu tổn thất do tàu ngầm gây ra. Trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ coi tàu ngầm của Liên Xô là một vấn đề nghiêm trọng.

Khó khăn lớn nhất mà tàu ngầm phải đối mặt là tìm kiếm tàu sân bay, sau đó vào vị trí khai hỏa (bằng tên lửa hoặc ngư lôi) trước khi có thể bị phát hiện và tiêu diệt bởi máy bay của tàu sân bay và tàu hộ tống. Nếu con tàu không phải là cảm tử, thì việc tìm kiếm một lối thoát tiềm năng cũng là một vấn đề.

Tàu ngầm không người lái giải quyết được các vấn đề này. Chúng có thể chờ đợi vô thời hạn dọc theo các tuyến đường mà hàng không mẫu hạm có thể đi qua, chỉ chuyển sang tấn công sau khi chúng phát hiện ra tàu sân bay. Chỉ được trang bị một số vũ khí, các phương tiện không người lái dưới biển, hoạt động tự động trong các điều kiện định sẵn, có thể khiến các tàu sân bay tương lai phải trả giá.

Tấn công mạng

Hàng không mẫu hạm là một hệ thống phức tạp, từ thiết kế tàu, nhóm không quân đến lực lượng đặc nhiệm hộ tống. Tàu sân bay lớp Ford sẽ phức tạp hơn, hoạt động như một phần của một hệ thống vũ khí và cảm biến với phạm vi kết nối hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dặm. Mặc dù các liên kết kỹ thuật số của mạng lưới này khó có thể đột nhập nhưng bất kỳ kẻ thù nào cũng sẽ cố gắng xâm nhậm hệ thống máy tính để phá hoại các liên kết này.

Tác động của các cuộc tấn công mạng có thể rất khác nhau; ở mức tối thiểu, chúng có thể "che mắt" các hàng không mẫu hạm, khiến tàu và máy bay không thể thực hiện nhiệm vụ. Nó cũng có thể tiết lộ vị trí của tàu sân bay, khiến con tàu dễ bị tấn công bởi tên lửa và tàu ngầm. Ở mức độ cao hơn, một cuộc tấn công mạng có thể vô hiệu hóa các hệ thống chủ chốt, khiến tàu sân bay không thể tự vệ.

Các phương tiện không người lái trên không

Trên thực tế, các thiết bị bay không người lái (UAV) không có gì mới khi so sánh với một một tên lửa hành trình (không khác gì máy bay không người lái tự sát). Trong lịch sử, những chiếc máy bay có người lái đã từng đánh chìm tàu sân bay từ những năm 40 của thế kỷ trước bằng cách tự sát vì phải đối mặt với hệ thống phòng không. Tên lửa hành trình cũng vậy, nó giúp mở rộng tầm bắn nhưng xuyên thủng hệ thống phòng không là điều không dễ dàng.

Ngược lại, các UAV tự hành mang vũ khí có khả năng linh hoạt để áp đảo các mạng lưới phòng không, đặc biệt khi người ta không phải lo lắng về sự sống còn của phi công. Người ta có thể điều động vũ khí ở nhiều cự li khác nhau, sau đó áp sát mục tiêu và dùng cách tự sát để giáng những đòn chí mạng cho tàu sân bay. Không có gì trên thế giới này nguy hiểm hơn một cỗ máy cảm tử.

Vũ khí siêu thanh

Trung Quốc, Nga và Mỹ đều dành sự quan tâm lớn đến các hệ thống siêu thanh, vốn gây ra mối đe dọa theo nhiều cách tương tự tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, không giống như tên lửa đạn đạo, vũ khí siêu thanh có thể tiếp cận mục tiêu từ quỹ đạo, khiến chúng cực kỳ khó bị đánh chặn bằng vũ khí phòng thủ. Chúng kết hợp những đặc tính gây chết người nhất của cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, và chỉ với quán tính thôi cũng đủ gây ra thiệt hại không nhỏ tàu sân bay, nếu không nói là toàn bộ con tàu.

Tấn công từ quỹ đạo

Tàu sân bay vốn dĩ không thể tàng hình giống như cách một máy bay, tàu ngầm hoặc thậm chí tàu nổi có thể trở nên vô hình, một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các tàu sân bay luôn có được mức độ hữu dụng nhất định nhờ tính cơ động của chúng. Nhược điểm của căn cứ không quân tĩnh là kẻ thù luôn biết nó ở đâu nên các tàu sân bay có thể tận dụng sự khác biệt giữa hệ thống giám sát và hệ thống vũ khí ngoài tầm nhìn.

Các hệ thống tấn công từ quỹ đạo (còn gọi là “Những quả chùy của Chúa”) có thể giải quyết vấn đề đó. Các vệ tinh được trang bị các thanh vonfram, hoặc bất kỳ loại vũ khí động năng nào khác, có thể đồng thời xác định các tàu sân bay và tấn công chúng, mà không gặp các vấn đề lộn xộn liên quan đến kết nối mạng. Các thực thể từ quỹ đạo này chỉ sử dụng động năng, có thể tung ra một cú đánh cực mạnh vào một mục tiêu trên bề mặt, đánh chìm tàu sân bay hoặc khiến nó trở nên vô dụng.

Hàng không mẫu hạm có trụ vững lâu dài không?

Các tàu sân bay là công cụ có ảnh hưởng địa chính trị rất lớn. Một khi chúng phục vụ hữu ích trong vai trò đó, các quốc gia khác sẽ tìm cách vô hiệu hóa chúng.

Tàu sân bay đã được chứng minh có tính linh hoạt đáng kể, với mức này hay cách khác trong gần một trăm năm qua. Kể từ USS Forrestal trở đi, siêu tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã tồn tại về cơ bản với hình thức tương tự kể từ những năm 50 của thế kỷ trước và có thể sẽ tiếp tục hoạt động trong nửa sau của thế kỷ XXI.

Sẽ đến một lúc nào đó, các vũ khí hiện đại xuất hiện, các hàng không mẫu hạm sẽ không còn khả năng để che chắn “gót chân Achilles” của chúng. Tuy nhiên, không rõ khi nào ngày đó sẽ đến. Điều đó chỉ có thể được chứng thực nếu một trong những tàu sân bay với sức mạnh đáng sợ đó của Hải quân Mỹ bị hạ gục.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ cử tàu chiến gia nhập hạm đội tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sắp đến Biển Đông, ghé thăm nhiều nước châu Á
5 lực lượng hải quân thống trị đại dương thập niên 2020
Nhóm tàu chiến Mỹ kéo vào Biển Đông tập trận cùng Malaysia
Mỹ, Trung đồng loạt điều tàu sân bay tới Biển Đông và Biển Hoa Đông: Cạnh tranh gay gắt, nguy cơ xung đột gia tăng
(theo National Interest)

Đọc thêm

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ...
Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Tôi nghe nói có thông tin đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe. Vậy thông tin này có chính xác không? – Độc ...
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Trong quá trình sử dụng iPhone, việc nhận các thông báo quảng cáo sim khiến bạn cảm thấy phiền và khó chịu. Trong bài viết này sẽ mách bạn cách ...
Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Sau khi nhận nhiệm vụ ở U23 Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ cùng các học trò bước vào thử thách ở VCK U23 châu Á 2024 diễn ra ...
NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

Không chỉ gây ấn tượng bởi lối diễn đỉnh cao trong phim Trạm cứu hộ trái tim, NSND Thu Hà còn ghi điểm bởi nhan sắc điểm 10.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động