5 câu hỏi về phổ cập tiêm chủng vaccine Covid-19, tạo miễn dịch cộng đồng

Hà Trang
Đại dịch Covid-19 đang đặt ra nhiều thách thức cho toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam, liên quan đến quá trình phổ cập vaccine Covid-19, tạo miễn dịch cộng đồng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhân viên y tế Guinea giúp người dân đăng ký tiêm vaccine chống Ebola sau khi dịch bệnh bùng phát hồi đầu năm. Ảnh: AFP.
Nhân viên y tế Guinea giúp người dân đăng ký tiêm vaccine chống Ebola sau khi dịch bệnh bùng phát hồi đầu năm. (Nguồn: AFP)

Đại dịch Covid-19 đã đặt ra những thách thức không chỉ trong việc nghiên cứu phát triển vaccine, mà còn trong công tác bảo đảm tiếp cận vaccine.

Mặc dù hiện nay có tới hơn chục loại vaccine Covid-19 đang được phân phối trên khắp thế giới, nhưng các chiến dịch tiêm chủng vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản. Thiếu nguồn cung vaccine, những lo ngại từ phía người dân, cũng như các yêu cầu về liều lượng và điều kiện bảo quản… đều có thể tác động đến tiến trình tiêm chủng.

Làm sao nâng cao tỷ lệ tiêm chủng?

Các chuyên gia y tế công cộng trên thế giới coi vaccine là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học, giúp giảm tỷ lệ mắc một số bệnh, ví dụ như bại liệt, xuống gần bằng không.

Tuy nhiên, ngay cả đối với các bệnh có vaccine, việc đạt được và duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao là không hề dễ dàng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về tỷ lệ tiêm chủng đang trong tình trạng “đình trệ nguy hiểm” trong những năm gần đây. Nguyên nhân là có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phổ cập của vaccine.

Một là, khan nguồn cung vaccine.

Các quốc gia trên thế giới có thể đối mặt với tình trạng thiếu vaccine vì nhiều lý do. WHO đã ghi nhận sự thiếu hụt vaccine chống virus HPV (human papilloma virus) trên toàn cầu trong những năm gần đây do năng lực sản xuất hạn chế trong bối cảnh nhu cầu tăng cao.

Trong đại dịch Covid-19, năng lực sản xuất vaccine đang được thí nghiệm trên quy mô chưa từng có.

Giữa làn sóng dịch bệnh bùng phát dữ dội ở Ấn Độ hồi quý II vừa qua, Viện Huyết thanh Ấn Độ, “công xưởng sản xuất vaccine” lớn nhất thế giới, thông báo rằng họ không thể đáp ứng các cam kết cung cấp vaccine trước đó cho các quốc gia.

Công tác phân phối vaccine cũng gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa.

Một số vaccine, chẳng hạn như vaccine ngừa thủy đậu, phải được bảo quản ở nhiệt độ rất thấp.

Tương tự, vaccine Covid-19 của Pfizer và BioNTech ban đầu yêu cầu bảo quản trong tủ đông với độ lạnh cực sâu. Tuy nhiên, sau khi công bố dữ liệu mới, vaccine này có thể được giữ trong tủ lạnh thông thường trong tối đa một tháng. Điều này giúp vaccine trở nên dễ tiếp cận hơn đáng kể.

Hai là, sự hiểu biết và tin tưởng của người dân về vaccine.

Các cơ quan chức năng có thể xây dựng lòng tin của người dân với vaccine thông qua công tác tuyên truyền rõ ràng và minh bạch. Điều này bao gồm thông tin về hiệu quả của vaccine, tác dụng phụ và khi nào nên tiêm nhắc lại.

Nhiều chuyên gia trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng hoài nghi về vaccine đang ngày càng gia tăng.

Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến dịch sởi bùng phát ở Mỹ năm 2019. Sự thiếu tin tưởng cũng từng làm suy yếu nỗ lực chống dịch Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo.

Bên cạnh đại dịch toàn cầu, thế giới đang dấy lên lo ngại về “infodemic”, hay còn gọi là thông tin sai sự thật. Hiện này, lo ngại về “infodemic” ngày càng có cơ sở khi nhiều đối tượng cố tình lan truyền thông tin sai lệch về tác dụng của vaccine Covid-19.

Ở Mỹ, những nghi ngờ về vaccine Covid-19 vẫn ở mức cao. Theo một cuộc thăm dò vào tháng 7 của The Economist YouGov, gần 30% người Mỹ được khảo sát cho biết họ sẽ không tiêm chủng hoặc không chắc chắn về việc tiêm chủng.

Ba là, sự phức tạp của vaccine.

Các hãng dược phẩm đôi khi khuyến cáo tiêm đủ hai liều hoặc thậm chí nhiều hơn để có được sự bảo vệ tối đa, với khoảng cách giữa các liều là vài tuần hoặc vài tháng. Tương tự như cả hai loại vaccine của Moderna và Pfizer-BioNTech đều đòi hỏi tiêm đủ hai liều và tiêm cùng một loại vaccine cho cả hai liều.

Tiêm theo nhóm người, nhóm tuổi.

Các cơ quan y tế thường chỉ định một loại vaccine cho một số nhóm tuổi cụ thể hoặc cho những người có chung nguy cơ sức khỏe nhất định.

Tại Mỹ và một số quốc gia khác, việc thăm khám bác sĩ nhi khoa phần lớn được xác định bởi lịch tiêm chủng. Điều này giúp dễ dàng đạt được tỷ lệ bao phủ cao ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mặt khác, việc thanh thiếu niên và người lớn thường không đi khám bác sĩ định kỳ cũng làm giảm tỉ lệ bao phủ tiêm chủng ở lứa tuổi này.

Trước khi triển khai vaccine Covid-19, các cơ quan y tế ở nhiều quốc gia đã ban hành hướng dẫn cho các chiến dịch tiêm chủng theo từng giai đoạn, đặt ưu tiên tiêm chủng hàng đầu cho các nhân viên y tế, người sống ở các viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc dài hạn.

Hơn 4 triệu trẻ em Mỹ mắc Covid-19; trẻ sẽ phải 'gánh chịu' hậu quả nếu người lớn không tiêm vaccine. (Nguồn: AP)
Lấy mẫu xét nghiệm ở trẻ nhỏ. (Nguồn: AP)

Khác biệt về chính sách có ảnh hưởng đến phổ cập vaccine trên toàn cầu?

Các khuyến nghị về tiêm chủng một loại vaccine có thể khác nhau đáng kể giữa các quốc gia.

Ví dụ như ở Mỹ, vaccine cúm được khuyến cáo tiêm hàng năm đối với người từ 6 tháng tuổi trở lên. Trong khi đó, ở một số quốc gia châu Âu, chẳng hạn như Bỉ và Lithuania, vaccine này chỉ được khuyến cáo cho các nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, phụ nữ mang thai, và những người có hệ miễn dịch yếu.

Do đó, tỷ lệ phổ cập vaccine có thể rất khác nhau trên toàn cầu.

Đại dịch ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng như thế nào?

Trong bối cảnh đại dịch, mối quan ngại lớn của các chuyên gia y tế là việc tiêm chủng thường xuyên không được thực hiện đầy đủ, do một số gia đình tránh đến các cơ sở y tế, hay nguồn lực và nhân sự của những cơ sở này đã được chuyển hướng để tập trung chống dịch Covid-19.

Theo WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), trong năm 2020, có 23 triệu trẻ em trên toàn cầu bỏ lỡ các mũi tiêm chủng cơ bản.

Các cơ quan y tế cũng khuyến cáo người dân nên tiêm phòng cúm để tránh “đại dịch kép” gồm cúm mùa và Covid-19.

Tuy nhiên, ở Mỹ, châu Âu và các nơi khác, số ca bệnh cúm có vẻ thấp bất thường. Các chuyên gia y tế cho rằng điều này chủ yếu nhờ vào giãn cách xã hội và các biện pháp chống dịch khác.

Tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 trên thế giới đang ở mức nào?

Ngay cả trong trường hợp thuận lợi nhất, vẫn sẽ tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tiêm chủng.

Mặc dù đã phát triển thành công vaccine Covid-19, tính đến nay chỉ khoảng 14% dân số thế giới được tiêm chủng và chưa đến 30% đã được tiêm ít nhất một liều.

Ở châu Phi, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ thấp hơn đáng kể, dưới 2%.

Việc chậm triển khai tiêm chủng trên toàn cầu đã dấy lên hồi chuông báo động khi các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm hơn xuất hiện.

Giờ đây, nhiều quốc gia đang thực hiện hoặc xem xét thực hiện tiêm chủng bắt buộc vaccine Covid-19.

Tại Indonesia, chính quyền nước này đã yêu cầu tất cả các công dân đủ điều kiện phải được tiêm chủng, thậm chí phạt tiền hoặc đình chỉ các dịch vụ xã hội đối với những người từ chối tiêm.

Trong khi đó, kể từ tháng 8, công dân Saudi Arabia phải xuất trình chứng chỉ đã tiêm phòng để được vào nhiều khu vực công cộng và riêng tư.

TPHCM: Người bị trì hoãn tiêm vaccine Covid-19, làm sao để tiêm lại?
Tại Việt Nam, tính hết ngày 14/8, đã có hơn 12,1 triệu liều vaccine được tiêm và số người đã tiêm đủ hai mũi là gần 1,1 triệu người. (Nguồn: Dân Trí)

Tiến độ phổ cập vaccine Covid-19 tại Việt Nam đến đâu?

Tại Việt Nam, tính đến ngày 14/8, đã có hơn 12,1 triệu liều vaccine được tiêm và số người đã tiêm đủ hai mũi là gần 1,1 triệu người.

Tính đến tháng 6/2022 - thời điểm kết thúc chiến dịch tiêm chủng, Việt Nam cần 170 triệu liều vaccine Covid-19, nhằm tiêm chủng cho người dân trên diện rộng, tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng.

Trong bối cảnh lượng vaccine Covid-19 tiếp nhận chưa đáp ứng đủ nhu cầu phổ cập vaccine của Việt Nam, Chính phủ chỉ đạo kịp thời phân bổ vaccine Covid-19 cho các tỉnh, thành phố, trong đó ưu tiên cấp cho địa phương có nhiều người nhiễm, nhiều ca tử vong, tình hình dịch bệnh phức tạp, lây lan nhanh, các đô thị lớn, đông dân cư, tập trung nhiều khu công nghiệp...

Về việc phân bổ vaccine, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay Bộ đã phân bổ cho các viện và địa phương khoảng trên 18 triệu liều vaccine cho 18 đợt.

Tốc độ tiêm chủng vaccine của các địa phương có nhanh hơn so với trước đó, tuy nhiên nếu tính tỉ lệ so với số vaccine đã được phân bổ thì vẫn thấp.

Về vấn đề triển khai tiêm vaccine Covid-19 ở Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên kêu gọi các địa phương cần thực hiện đúng tinh thần Thủ tướng chỉ đạo là không trông chờ, lựa chọn vaccine mà vaccine về đợt nào thì triển khai tiêm đợt đó.

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh Việt Nam tiêm vaccine Covid-19 miễn phí. Các đơn vị tổ chức tiêm tuyệt đối không được thu hay tiếp nhận bất kỳ chi phí nào liên quan, kể cả từ các nguồn tự nguyện ủng hộ.

Mang hệ gene người Việt vào bản đồ gene thế giới

Mang hệ gene người Việt vào bản đồ gene thế giới

Các kỹ sư công nghệ như TS. Cao Anh Tuấn có nhiều lợi thế trong việc mang văn hóa Thung lũng Silicon về Việt Nam, ...

Cập nhật Covid-19 ngày 13/8: Nhiều con số buồn tại Indonesia; Nhật Bản ghi nhận kỷ lục mới; WHO đòi Trung Quốc cấp dữ liệu thô về nguồn gốc virus

Cập nhật Covid-19 ngày 13/8: Nhiều con số buồn tại Indonesia; Nhật Bản ghi nhận kỷ lục mới; WHO đòi Trung Quốc cấp dữ liệu thô về nguồn gốc virus

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận xấp xỉ 206,24 triệu người mắc Covid-19, trong đó có gần 4,35 triệu trường ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Đọc thêm

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học quý...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Dấu ấn đậm nét của giải chạy là hình ảnh các vận động viên tham gia chạy với cam kết hành động giảm phát thải, hướng tới một thế giới xanh và sạch hơn.
Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, tên quốc tế Pabuk.
Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Theo quy định mới thì từ 1/1/2025 khi thực hiện thủ tục sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Phiên bản di động