5 điểm then chốt từ thỏa thuận 'lịch sử' của EU

Vũ Tùng
TGVN. Liên minh châu Âu (EU) đang đứng trước bước tiến hội nhập lớn sau khi những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên đạt được đồng thuận về khoản ngân sách lớn chưa từng thấy cho 7 năm tới đây và quỹ phục hồi kinh tế trong giai đoạn hậu Covid-19.     
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Hội nghị Thượng đỉnh bất đồng và chia rẽ, EU đang phơi bày những mặt yếu?
EU: Thời hạn cho điều khoản chốt chặn Brexit là vô ích
5 diem then chot tu tho a thua n li ch su cu a eu
Các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận lịch sử. (Nguồn: EPA)

Đêm của sự thống nhất

Trong đêm "lịch sử", khi 27 nhà lãnh đạo các quốc gia EU đạt đồng thuận về việc tăng gấp đôi ngân sách EU, ngoài đường phố Brussels- nơi đặt trụ sở của EU- yên tĩnh như không có gì xảy ra: vỉa hè vắng lặng, ở các quán rượu góc phố một số người vẫn đang xem bóng đá trên màn hình tivi.

Người ta vẫn ngồi uống những ly bia Bỉ tới tận đêm khuya. Họ nói chuyện với nhau rất lâu và có lẽ rất nhiều chuyện, nhưng không phải về 27 nhà lãnh đạo đang tranh luận sôi nổi về ngân sách của EU bên trong các cửa sổ tại trụ sở liên minh này. Ở trong đó, các nhà lãnh đạo đang viết tiếp lịch sử của khối, vì đó là một đêm của sự thống nhất.

Đã qua rồi những cuộc tranh cãi nảy lửa những ngày qua, khi Thủ tướng Hungary cho rằng Thủ tướng Hà Lan luôn nuôi dưỡng sự hằn thù cá nhân với ông và đất nước mình. Đã qua rồi thời kỳ của các "tối hậu thư", khi lãnh đạo nước Pháp không hài lòng và đe dọa sớm rời khỏi Hội nghị.

Đã qua rồi thời kỳ mà nước Áo ca ngợi thành công của "liên minh 5 quốc gia" chống lại Đức và Pháp như là một chiến thắng trong cuộc "Chiến tranh 30 năm" (từ năm 1618 đến 1648 tại châu Âu). Cuộc đàm phán thực sự khó khăn đã diễn ra trong 4 ngày đêm. Cuối cùng mọi việc cũng được hoàn thành.

Đó là một trong những Hội nghị thượng đỉnh dài nhất trong lịch sử EU. Chưa bao giờ có nhiều lãnh đạo châu Âu ngồi lại với nhau lâu như vậy kể từ Chiến tranh thế giới thứ Hai. Họ xứng đáng nhận được sự quan tâm, chú ý hơn và những tràng pháo tay từ các quán rượu giá rẻ tại Brussels.

Nhưng ngay cả khi không có những tiếng vỗ tay cổ vũ từ công chúng, kết quả của một đêm thành công đã được đưa ra. Và đó là một gói các biện pháp toàn diện cho hiện tại và tương lai của châu Âu.

Những điểm chốt

Trước tiên, một quỹ phục hồi kinh tế 750 tỷ Euro trong giai đoạn hậu Covid-19 đã được thông qua như đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC). Trong số này, 390 tỷ Euro được giải ngân dưới dạng hỗ trợ không hoàn lại để đối phó với những thiệt hại do đại dịch gây ra. So với đề xuất ban đầu (500 tỷ Euro), khoản hỗ trợ không hoàn lại này rõ ràng ít hơn. Khoản tiền này sẽ được ưu tiên cho các bệnh viện và nhà dưỡng lão, đặc biệt là ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch trên khắp châu Âu.

Nó cũng dành cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề ở những khu vực mà đại dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều người bị mất việc làm và trở thành thất nghiệp. Khoảng 30% gói hỗ trợ sẽ được dành cho các khoản đầu tư trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, phát triển vật liệu mới, giao thông công cộng, điện khí hóa, năng lượng tái tạo. 360 tỷ Euro còn lại của quỹ phục hồi kinh tế sẽ được cấp dưới dạng khoản tín dụng.

Theo nhà ngoại giao Pháp Sebastian Maillard-Giám đốc Viện nghiên cứu Jacques-Delors Paris: "Người ta sẽ phải dán một lá cờ châu Âu nhỏ lên mỗi đồng Euro được chi tiêu để mọi người ghi nhớ, giờ đây châu Âu trả tiền cho họ". Đối với ông, đây là một đêm tuyệt vời. "Đêm nay là đêm khởi đầu cho một châu Âu đoàn kết", Maillard vui vẻ nói.

Từ trước tới nay, ngân sách của EU chiếm khoảng 1% GDP của khối. Giờ đây ngân sách này sẽ tăng gấp đôi (2%) trong giai đoạn 2021-2023 theo kế hoạch của quỹ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, số tiền mới này sẽ không được các nước thành viên trả vào ngân sách của EU như trước kia.

Thứ hai, bản thân EU phải đi vay tiền lần đầu tiên trong lịch sử liên minh. "Cho đến nay, nguyên tắc các khoản nợ chung dường như không ai có thể tưởng tượng được", nhà ngoại giao Pháp Maillard bình luận. "Giờ đây, tất cả các nhà lãnh đạo châu Âu đã cho thấy sự tin tưởng vào nguyên tắc này". Và bởi vì đó là một đêm lịch sử, nên đó cũng hợp lý với một sự so sánh lịch sử.

Về phía Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người ta so sánh việc đề xuất châu Âu vay tiền với việc giới thiệu đồng tiền chung (Euro) cho châu Âu thông qua Hiệp ước Maasstricht năm 1992. Trên nguyên tắc kinh tế, các khoản nợ chung cũng quan trọng như một đồng tiền chung, nhưng mang tính xã hội nhiều hơn, bởi vì nó tạo điều kiện cho các khoản chi tiêu xã hội chung.

Thứ ba, vì 5 nước thuộc nhóm quốc gia chủ trương tiết kiệm chi tiêu là Hà Lan, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan không muốn các khoản tiền được giải ngân theo hình thức hỗ trợ không hoàn lại, nên giờ đây mỗi nước sẽ được nhận một niềm an ủi là được giảm khoản đóng góp vào ngân sách EU so với trước đây, ví dụ Đan Mạch được giảm 125 triệu euro-ít nhất trong 5 nước, Hà Lan được giảm 345 triệu euro- nhiều nhất trong 5 nước.

Thứ tư là quyền phủ quyết, điều mà các quốc gia chủ trương tiết kiệm như Hà Lan luôn yêu cầu trong những ngày qua, gắn những điều kiện nhất định với việc giải ngân các khoản tiền từ quỹ hỗ trợ, cũng sẽ không còn.

Các quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19 như Italy hay Tây Ban Nha rất hy vọng vào quỹ cứu trợ của EU, nhưng họ không muốn việc sử dụng quỹ này phải chịu sự điều khiển của nước khác nên đã kịch liệt phản đối quyền phủ quyết này.

27 nước thành viên đã thống nhất mỗi nước đều có thể thông báo tới Hội đồng châu Âu nếu thấy rằng việc giải ngân nguồn vốn từ quỹ cứu trợ là không đúng quy định. Một quyết định sẽ được đưa ra nếu một tỷ lệ đa số 2/3 thành viên Hội đồng nhất trí.

Thứ năm, việc tuân thủ pháp luật của EU vẫn là một trở ngại cho một thỏa thuận của khối về phân bổ quỹ phục hồi kinh tế khi nhiều năm qua, Hungary và Ba Lan vẫn bị EU cáo buộc là vi phạm luật pháp của liên minh này. Các quốc gia này luôn muốn ngăn chặn các nỗ lực nhằm trói buộc việc giải ngân quỹ phục hồi kinh tế với sự tuân thủ các tiêu chuẩn của EU. Nhưng giờ đây các nước đã đạt được thỏa hiệp: Một lần nữa một đa số 2/3 trong Hội đồng châu Âu sẽ đưa ra quyết định trong trường hợp xuất hiện những tranh cãi.

"Chúng tôi đã có một thỏa thuận", các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị thượng đỉnh vui mừng thông báo sáng sớm 21/7. Mặc dù vậy, chuyên gia Maillard vẫn cảnh báo: "Có thể hình dung quỹ phục hồi sẽ giúp châu Âu về mặt kinh tế, nhưng nó sẽ gây tổn hại về chính trị nếu các nhà lãnh đạo không cùng nhau chịu trách nhiệm và nỗ lực thực hiện trong thực tế, mặc dù họ đã đạt được thỏa thuận". Khi đó, những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các quốc gia EU, bất chấp mọi nỗ lực của họ trong một đêm lịch sử, sẽ không nhận được bất cứ tràng pháo tay nào.

Hội nghị Thượng đỉnh EU: Món quà ngày sinh nhật của Thủ tướng Đức Angela Merkel?

Hội nghị Thượng đỉnh EU: Món quà ngày sinh nhật của Thủ tướng Đức Angela Merkel?

TGVN. Trong ngày sinh nhật của mình (17/7) cũng là Hội nghị Thượng đỉnh EU, Thủ tướng Angela Merkel sẽ phải trải qua một ngày đầy ...

Đức kêu gọi châu Âu mạnh dạn cải cách để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19

Đức kêu gọi châu Âu mạnh dạn cải cách để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19

TGVN. Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 9/7 đã kêu gọi các nước châu Âu dũng cảm cải cách để vượt qua cuộc khủng hoảng dịch ...

Lý do Nhật Bản vẫn

Lý do Nhật Bản vẫn "dè chừng" EU

Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU - Nhật Bản, châu Âu muốn tranh thủ sự ủng hộ của Nhật Bản trong vấn đề cải cách ...

(theo zeit.de)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11/2024.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Báo TG&VN giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; Europa League - Besiktas vs Malmo FF...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân lại cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng như Almera 2021, Almera 2022, Kicks 2022, Navara 2021, Navara 2022 và Navara 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Hiện tại Ukraine đang phải đối mặt với nguy cơ mất điện chiếu sáng và nhiệt sưởi vào mùa Đông do các cơ sở hạ tầng năng lượng bị Nga tấn công.
Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Quốc vương Jordan kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ các biện pháp leo thang của Israel nhằm cấm UNRWA hoạt động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ai sẽ giành chiến thắng.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về phía vùng biển phía Đông, vài tiếng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động