5 năm có đủ để Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện 'giấc mơ lớn'?

Vy Anh
Tầm nhìn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đối với nước Pháp và đối với châu Âu luôn không thể tách rời. Nắm quyền lực thêm 5 năm nữa, ông Macron sẽ tận dụng cơ hội này để biến đổi không chỉ nước Pháp mà cả châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cơ hội để Macron định hình tương lai châu Âu
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Nguồn: Bloomberg)

Tầm nhìn về một "chủ thể địa chính trị lớn"

Ông Emmanuel Macron đã tái đắc cử tổng thống Pháp trong cuộc bầu cử vừa qua và hiện là chính trị gia quyền lực nhất châu Âu.

Tổng thống Macron sẽ nắm quyền thêm 5 năm nữa và sẽ sử dụng quyền lực đó để biến đổi không chỉ nước Pháp mà cả châu Âu.

Nếu Tổng thống Macron thực sự thành công, nhiệm kỳ thứ hai và cũng là cuối cùng của ông sẽ chứng kiến Liên minh châu Âu (EU) nổi lên như chủ thể địa chính trị lớn, ngang hàng với Trung Quốc và Mỹ. Bối cảnh khu vực và quốc tế đang mang đến cho Tổng thống Macron cơ hội tốt nhất từ trước đến nay để thúc đẩy tầm nhìn này.

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Macron thường xuyên bị lu mờ bởi Thủ tướng Đức Angela Merkel. Tuy nhiên, bà Merkel hiện đã nghỉ hưu và người kế nhiệm bà, ông Olaf Scholz, thiếu sức hút và có một khởi đầu không chắc chắn.

Tổng thống Macron, với uy tín được nâng cao nhờ tái đắc cử, sẽ tìm cách đưa ra ý tưởng và thúc đẩy sự năng động của EU.

Châu Âu đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn. Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy EU phát hành nợ chung để tài trợ cho các chương trình của khối. Ông Macron chính là người đi đầu trong sáng kiến này. Việc tiếp tục phát triển thành tựu đó sẽ giải phóng nguồn tài chính mới cho các dự án chung khác của châu Âu và nâng cao vai trò toàn cầu của đồng Euro.

Cuộc chiến ở Ukraine cũng dẫn đến các cam kết tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn châu Âu, trước hết là Đức. Chi tiêu quân sự cao hơn là điều không thể thiếu nếu châu Âu muốn đạt được "quyền tự chủ chiến lược" khỏi Mỹ mà Tổng thống Macron đã lập luận từ lâu.

Tầm nhìn của Tổng thống Macron đối với nước Pháp và đối với châu Âu luôn không thể tách rời. Sau cả hai chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống (vào năm 2017 và vào đêm 24/4 vừa qua), ông đã bước lên sân khấu trong tiếng nhạc quốc ca EU "Ode to Joy" của Beethoven.

Trong phần lớn nhiệm kỳ đầu, các kế hoạch của tổng thống Pháp đối với châu Âu được đón nhận lạnh nhạt tại Berlin. Tuy nhiên, bước đột phá phát hành nợ chung của châu Âu cuối cùng đã được thực hiện. Điều này sẽ khuyến khích Tổng thống Macron tin rằng ông có thể giành chiến thắng trong vòng tranh luận tiếp theo về hội nhập châu Âu.

Tổng thống Pháp có một số "đồng minh" quan trọng ở EU. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen có cùng mong muốn như Macron về một châu Âu "địa chính trị".

Ông Macron cũng có quan hệ tốt với Thủ tướng Italy Mario Draghi, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Hy Lạp và Pháp gần đây đã ký một hiệp ước quốc phòng, phản ánh mối quan tâm chung của hai nước về Thổ Nhĩ Kỳ.

Cần sự kiên nhẫn và đồng cảm

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại lớn để ông Macron đạt được tầm nhìn này. Nhiệm kỳ đầu tiên của ông được đánh dấu bằng những tranh cãi ngoại giao ồn ào.

Năm 2019, Pháp đã rút Đại sứ khỏi Italy để phản đối các tuyên bố được cho là "kỳ quặc" của các bộ trưởng Italy. Trong chiến dịch tranh cử gần đây, ông Macron gắn mác "người cực hữu bài Do Thái” cho Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki.

Việc các nhà lãnh đạo EU công kích lẫn nhau bằng những lời lẽ như vậy là rất bất thường. Điều này gây ra nghi ngờ lớn về khả năng của ông Macron trong việc thống nhất 27 thành viên EU.

Mối quan hệ của Tổng thống Pháp với các đồng minh bên ngoài EU cũng căng thẳng. Năm 2021, Pháp đã rất nhanh chóng rút đại sứ khỏi Mỹ và Australia sau lễ ký Hiệp ước an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS), khiến Pháp mất một thỏa thuận vũ khí lớn. Tại London, ông Macron được coi là nhà lãnh đạo EU thù địch nhất với Anh.

Trái ngược với mối quan hệ đôi khi căng thẳng với các nhà lãnh đạo của các quốc gia đồng minh, ông Macron đã thực hiện chiến dịch tăng cường quan hệ với Nga nhằm xây dựng quan hệ với Tổng thổng Vladimir Putin, song thất bại. Trong những năm trước khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, Pháp đã thúc đẩy một nỗ lực đơn phương và không thành công nhằm nối lại mối quan hệ hữu nghị với Moscow.

Những chia rẽ về vấn đề Nga-Ukraine hiện nay chính là trở ngại lớn nhất đối với tầm nhìn châu Âu của Tổng thống Macron.

Tại phần lớn Bắc và Trung Âu, Pháp được coi là quá thù địch với Mỹ trong khi quá nhiệt tình hòa giải với Nga.

Ông Ben Judah tại Hội đồng Đại Tây Dương lập luận rằng, do cuộc chiến ở Ukraine, nhiều nước EU đang "quan tâm hơn bao giờ hết đến việc giữ Anh và Mỹ trong phòng họp" khi thảo luận về an ninh châu Âu.

Vì vậy, các quốc gia này cảnh giác với việc Pháp nói về "quyền tự chủ chiến lược" của EU. Việc Phần Lan và Thụy Điển (cả hai đều là thành viên EU) mới đây bày tỏ sự quan tâm tới việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho thấy vai trò quan trọng trở lại của liên minh này.

Tổng thống Macron có cơ hội lớn để xây dựng châu Âu trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, thành công có thể đòi hỏi không chỉ sự tài giỏi và năng lượng, mà cả những phẩm chất của sự kiên nhẫn và đồng cảm.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ không có 'tuần trăng mật' sau chiến thắng?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ không có 'tuần trăng mật' sau chiến thắng?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ không nhận được một sự 'ân hạn' ngay từ đầu nhiệm kỳ 2. Một loạt hồ sơ 'nóng' đang ...

Tổng thống Pháp Macron tái đắc cử: Ông Biden hài lòng với kết quả, Đức vui mừng nói 'tín hiệu tốt' cho châu Âu

Tổng thống Pháp Macron tái đắc cử: Ông Biden hài lòng với kết quả, Đức vui mừng nói 'tín hiệu tốt' cho châu Âu

Cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ đối với chiến thắng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong vòng 2 cuộc ...

(theo Financial Times)

Đọc thêm

Ghi bàn không ngừng, Salah đi vào lịch sử Ngoại hạng Anh

Ghi bàn không ngừng, Salah đi vào lịch sử Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ thứ tám ghi 100 bàn thắng sân nhà tại Ngoại hạng Anh.
Việt Nam chủ trì phiên họp lần thứ 62 của Ủy ban ASEAN tại Bangladesh

Việt Nam chủ trì phiên họp lần thứ 62 của Ủy ban ASEAN tại Bangladesh

Đại sứ quán Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Đại sứ quán các nước thành viên ADC triển khai tổ chức các sự kiện có ý nghĩa thiết thực trong ...
Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ hai

Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ hai

Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu lần thứ hai giai đoạn 2024-2027.
Đội trưởng MU Bruno Fernandes lập kỷ lục thẻ đỏ không mong muốn

Đội trưởng MU Bruno Fernandes lập kỷ lục thẻ đỏ không mong muốn

Bị truất quyền thi đấu ở trận MU thua Wolves tại vòng 18 Ngoại hạng Anh, Bruno Fernandes chạm mốc thẻ đỏ cực tệ.
Giá heo hơi hôm nay 27/12: Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Giá heo hơi hôm nay 27/12: Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động không đồng nhất tại các khu vực. Hiện tại, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 64.000 ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ nhưng vẫn đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Yen Nhật.
Trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Nga-Iran có chuyển động mới

Trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Nga-Iran có chuyển động mới

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian sẽ thăm Nga vào ngày 17/1, gần thời điểm ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ (ngày 20/1).
Điểm tin thế giới sáng 27/12: Thái Lan nhận lời BRICS, Thủ tướng Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội, Belarus triển khai tên lửa Nga

Điểm tin thế giới sáng 27/12: Thái Lan nhận lời BRICS, Thủ tướng Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội, Belarus triển khai tên lửa Nga

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/12.
Yemen: Israel tấn công sân bay quốc tế Sanaa khi Tổng giám đốc WHO chuẩn bị lên máy bay

Yemen: Israel tấn công sân bay quốc tế Sanaa khi Tổng giám đốc WHO chuẩn bị lên máy bay

Israel đã tấn công nhiều mục tiêu có liên quan lực lượng Houthi ở Yemen, bao gồm sân bay quốc tế Sanaa và ba cảng dọc bờ biển phía Tây.
Vụ rơi máy bay tại Kazakhstan: Thêm tình tiết mới, NATO yêu cầu điều tra toàn diện, Nga phát cảnh báo chớ nên suy đoán

Vụ rơi máy bay tại Kazakhstan: Thêm tình tiết mới, NATO yêu cầu điều tra toàn diện, Nga phát cảnh báo chớ nên suy đoán

Một bình oxy đã phát nổ trong khoang hành khách của máy bay Embraer 190 trước khi rơi và những người trên máy bay bắt đầu mất ý thức.
Tin thế giới 26/12: Trung Quốc xây đập thủy điện lớn nhất thế giới, Nga phá vỡ nhiều âm mưu ám sát quan chức, rơi máy bay tại Kazakhstan

Tin thế giới 26/12: Trung Quốc xây đập thủy điện lớn nhất thế giới, Nga phá vỡ nhiều âm mưu ám sát quan chức, rơi máy bay tại Kazakhstan

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Ông Trump gây áp lực, Mexico mạnh tay trấn áp tệ nạn buôn ma túy

Ông Trump gây áp lực, Mexico mạnh tay trấn áp tệ nạn buôn ma túy

Ngày 25/12, Văn phòng Tổng công tố Mexico cho biết đã thu giữ và tiêu hủy hơn 400.000 viên ma túy tổng hợp fentanyl.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Phiên bản di động