5 ngày 'toát mồ hôi' của nhà ngoại giao EU trên con đường lịch sử ở Vienna, thỏa thuận hạt nhân Iran được hồi sinh?

Phương Hà
EU làm trung gian cho các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran và Mỹ tại Vienna (Áo). Hai bên đã đạt được bản dự thảo cuối cùng, mở ra cơ hội sớm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thỏa thuận hạt nhân Iran đã ở trong tầm tay?
Mặt trời lặn sau khách sạn Palais Coburg, Vienna, Áo, nơi diễn ra các cuộc đàm phán kín về vấn đề hạt nhân Iran. (Nguồn: AFP)

Vấn đề kỹ thuật được giải quyết

Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran và Mỹ về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã kết thúc ngày 8/8 tại Vienna và bản dự thảo cuối cùng của thỏa thuận sẽ được chuyển cho các nhà đàm phán của Washington và Tehran.

Các quan chức phương Tây nói rằng họ đã hoàn tất đàm phán các vấn đề kỹ thuật vẫn còn bỏ ngỏ trong văn bản dự thảo cuối cùng do Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đưa ra hôm 21/7.

Bản dự thảo cuối cùng xác định các bước mà Iran và Mỹ sẽ phải thực hiện để quay trở lại việc tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hạt nhân Iran ban đầu năm 2015 với tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA).

Thỏa thuận này đã đảo ngược các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Iran để đổi lấy việc Tehran thực hiện các bước nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của mình và một thỏa thuận cho phép Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tổ chức giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc (LHQ), thực hiện các cuộc thanh tra giám sát.

Cũng trong ngày 8/8, EU chính thức gửi tài liệu dự thảo cuối cùng đến các bên tham gia và sẽ yêu cầu Mỹ, Iran nhất trí với tài liệu này. Nếu đạt được thỏa thuận, các ngoại trưởng dự kiến sẽ trở lại Vienna để chính thức khôi phục JCPOA.

Một quan chức cấp cao của phương Tây nói: “Hiện có một cơ hội thực sự cho thỏa thuận, nhưng vẫn có một số điểm không chắc chắn như mọi khi”.

Còn một quan chức cấp cao của EU xác nhận, liên minh đã hoàn thiện dự thảo văn bản với vai trò là bên điều phối, hỗ trợ và đã đưa ra giải pháp cho 4 vấn đề kỹ thuật vẫn còn bỏ ngỏ.

Quan chức này nói: “Hiện tại, việc xem xét văn bản là trách nhiệm của chính phủ các nước. Đó là nỗ lực tốt nhất có thể. Chúng tôi đã đàm phán mọi khía cạnh rất nhiều lần”, đồng thời xác nhận các nhà đàm phán sẽ rời Vienna với bản dự thảo dài 25 trang.

Khẳng định văn bản dự thảo sẽ không giải quyết các vấn đề chưa được giải quyết của IAEA về chương trình hạt nhân trong quá khứ của Iran, quan chức trên: “Đó là vấn đề của Iran và IAEA. Không có mối liên hệ nào giữa hai điều đó”.

EU đã làm trung gian cho các cuộc đàm phán bị ngắt quãng kéo dài trong 16 tháng giữa Đặc phái viên Mỹ Robert Malley và người đồng cấp Iran Ali Bagheri Kani. Vòng đàm phán gián tiếp cuối cùng giữa Washington và Tehran diễn ra tại Doha, Qatar, vào cuối tháng 6 và sau đó đã kết thúc mà không có một bước đột phá lớn.

Trong 5 ngày qua, các nhà ngoại giao EU với các tập tài liệu tất bật chạy đi chạy lại giữa 2 khách sạn nằm dọc con đường Ringstrasse lịch sử của Vienna, nơi các phái đoàn của Mỹ và Iran đang làm việc.

Tehran từ chối nói chuyện trực tiếp với Washington kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân cách đây 4 năm và tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tin liên quan
Thỏa thuận hạt nhân: Iran tích cực phản hồi đề xuất của EU, tỏ Thỏa thuận hạt nhân: Iran tích cực phản hồi đề xuất của EU, tỏ 'thành ý'

Chương trình vũ khí hạt nhân bí mật?

Hiện vẫn còn một điểm mấu chốt chính ngăn cản việc đạt được bước đột phá trong các cuộc đàm phán mặc dù dự thảo thỏa thuận đã được các nhà đàm phán EU hoàn tất.

Iran yêu cầu cơ quan giám sát hạt nhân của LHQ chấm dứt cuộc điều tra về nguồn gốc của nhiều dấu vết vật liệu hạt nhân nhân tạo mà các thanh sát viên của IAEA tìm thấy tại nhiều địa điểm khác nhau ở Iran trong vài năm qua.

Tehran khẳng định rằng, thỏa thuận hạt nhân chỉ có thể được khôi phục nếu hoạt động điều tra này của IAEA chấm dứt vĩnh viễn.

Cơ quan LHQ đã tìm ra dấu vết của các hạt uranium dựa trên thông tin do Cơ quan tình báo Mossad của Israel phát hiện trong một hoạt động bí mật năm 2018.

Các nhân viên tình báo Israel đã lấy được hàng nghìn tài liệu và đĩa CD từ một nhà kho ở Tehran, trong đó có thông tin về các địa điểm có thể đã diễn ra hoạt động hạt nhân ở Iran trong nhiều thập niên qua.

Giới chức phương Tây nghi ngờ rằng, dấu vết uranium mà IAEA phát hiện là bằng chứng cho thấy Iran đã có một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật và tích cực phát triển vũ khí nguyên tử.

Tehran tiếp tục khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hòa bình. Tuy nhiên, theo IAEA, Iran đã không đưa ra được câu trả lời đáng tin cậy và hợp lý về nguồn gốc của những hạt uranium.

Điều này đã khiến IAEA chỉ trích Iran tại cuộc họp cuối cùng của họ ở Vienna vào tháng 6. Các quan chức phương Tây đã thúc ép Tehran đưa ra câu trả lời và dự kiến sẽ không rút lại yêu cầu trên.

Các nhà ngoại giao tham gia đàm phán ở Vienna cho biết, để tìm kiếm giải pháp, trong 5 ngày qua, các bên đã thảo luận một thỏa thuận chính trị riêng biệt với Iran nhằm khép lại cuộc điều tra - với điều kiện nước này hợp tác.

Theo một quan chức cấp cao của phương Tây, Hội đồng thống đốc IAEA gồm 35 thành viên sẽ thông qua nghị quyết chấm dứt cuộc điều tra về vật liệu hạt nhân, nếu Tehran đưa ra câu trả lời về nguồn gốc của dấu vết uranium mà IAEA cho là đáng tin cậy.

Trong 5 ngày qua, các nhà đàm phán cũng đã tìm ra giải pháp cho “các vấn đề kỹ thuật” vẫn còn bỏ ngỏ trong văn bản dự thảo cuối cùng nhằm khôi phục JCPOA.

Một trong số đó liên quan đến chi tiết về việc lắp đặt lại các camera được sử dụng để giám sát xem liệu Tehran có tuân thủ các quy định của JCPOA và đã bị Iran tắt vào tháng 6 để trả đũa sự chỉ trích của Hội đồng thống đốc IAEA.

Một vấn đề kỹ thuật khác dường như có liên quan đến một lượng nhỏ uranium được làm giàu 60% đã được chuyển đổi, chiếu xạ và không thể vận chuyển ra khỏi Iran do độ phóng xạ cao. Theo quy định của JCPOA, tất cả uranium được làm giàu cao phải được vận chuyển ra khỏi đất nước.

Một quan chức cấp cao của phương Tây có hiểu biết về vấn đề này cho biết, bản dự thảo cuối cùng bao gồm các giải pháp khả thi cho cả 2 vấn đề trên.

Iran cũng đã yêu cầu sự đảm bảo pháp lý từ phía Mỹ rằng, trong tương lai, Washington sẽ không từ bỏ thỏa thuận hạt nhân. Chính quyền Tổng thống Biden đã nhiều lần nhấn mạnh sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận nhưng không thể đảm bảo thay cho các chính quyền trong tương lai.

Bị Mỹ nói 'đòi hỏi', Iran thanh minh, khẳng định quyết tâm với thỏa thuận hạt nhân

Bị Mỹ nói 'đòi hỏi', Iran thanh minh, khẳng định quyết tâm với thỏa thuận hạt nhân

Ngày 6/7, em Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết, Tehran không hề yêu sách thêm bất cứ điều gì ngoài khuôn khổ Thỏa thuận ...

Nga tung 'đòn đau' về khí đốt, châu Âu 'toát mồ hôi'!

Nga tung 'đòn đau' về khí đốt, châu Âu 'toát mồ hôi'!

Không phải một đợt nắng nóng mùa Hè khiến các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp châu Âu “toát mồ hôi”. Họ đang lo ngại, ...

(theo the Politico)

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025 ghi nhận thị trường trong nước sát mốc 100 triệu/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn.
Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Những dấu chân lặng lẽ của lực lượng Công an cơ sở vẫn luôn in dấu, bởi chỉ có gần gũi với đồng bào mới có thể đưa ra các ...
Thông tin khoa học và công nghệ là một nguồn lực

Thông tin khoa học và công nghệ là một nguồn lực

Thông tin khoa học và công nghệ quan trọng trong bối cảnh đất nước đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mới với trọng tâm là phát triển khoa ...
Kết nối 300 trường học Hà Nội và Thái Nguyên qua hội thảo giáo dục bằng nghệ thuật

Kết nối 300 trường học Hà Nội và Thái Nguyên qua hội thảo giáo dục bằng nghệ thuật

Ngày 19/3, hội thảo về Phương pháp học thông qua nghệ thuật cho trẻ mầm non và tiểu học thu hút đại diện từ gần 300 trường học tại Hà ...
Ba quốc gia Đông Nam Á tăng tốc trên 'đường đua' xe điện, xuất hiện rủi ro tương đồng

Ba quốc gia Đông Nam Á tăng tốc trên 'đường đua' xe điện, xuất hiện rủi ro tương đồng

Trong những năm qua, ba nước Đông Nam Á đã đưa ra chính sách tăng thị phần cho thị trường xe điện, tuy nhiên, cuộc đua vẫn chưa phân thắng ...
Danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' năm 2024

Danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' năm 2024

Trung ương Đoàn vừa công bố danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' và 8 'Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng' năm 2024.
Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Các binh sĩ của Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành diễn tập huấn luyện chỉ huy chiến đấu quy mô lớn trong 5 ngày, từ 16-20/3.
Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Phản ứng về cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Nga và Mỹ nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine, giới lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ hoan nghênh.
Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

EU hiện không thể mở nhóm đàm phán đầu tiên về việc kết nạp Ukraine do sự cản trở của Hungary.
Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Chính phủ Đức có ý định đề cử Ngoại trưởng Annalena Baerbock làm Chủ tịch Đại hội đồng LHQ nhiệm kỳ 2025-2026.
Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Các chính quyền quân sự Niger, Mali và Burkina Faso đã công bố quyết định rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF).
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của  ‘kỷ lục gia’

'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của ‘kỷ lục gia’

Sự trở lại của ông Donald Trump cùng những chính sách quyết liệt đầy tranh cãi đồng nghĩa với một nước Mỹ ‘vĩ đại trở lại’?
EU tái vũ trang

EU tái vũ trang

Trong bối cảnh an ninh khu vực đối mặt với nhiều thách thức, kế hoạch 'tái vũ trang châu Âu' đánh dấu bước ngoặt trong chính sách quốc phòng của EU.
Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chuyến thăm của lãnh đạo EC phản ánh mong muốn mở rộng quan hệ với Ấn Độ, đất nước có vai trò ngày càng then chốt trong nền chính trị toàn cầu.
Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ tiêu hao lớn nguồn lực của cả hai bên mà còn dẫn đến những thay đổi chưa từng có trên phạm vi toàn cầu.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Cách đây tròn 95 năm, vào ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi (1869-1948) bắt đầu Hành trình muối nổi tiếng trong lịch sử.
Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Trong ván cờ quyền lực đầy căng thẳng của Trung Đông, vẫn có những 'bông hồng thép' kiên cường vươn lên.
Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) - sự kiện chính trị lớn của Trung Quốc trong ...
Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Lịch sử nhân loại ghi dấu nhiều cuộc đấu tranh vì công bằng, trong đó, phong trào đòi quyền phụ nữ là trụ cột then chốt.
Phiên bản di động