5 thay đổi lớn trong cục diện thế giới hiện nay

Ngày 11/7 vừa qua, tại Hà Nội, ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, đã có bài nói chuyện về cục diện thế giới hiện nay với các thành viên Câu lạc bộ giao lưu văn hóa-kinh tế quốc tế. Được sự đồng ý của ông Vũ Khoan, Báo Thế giới và Việt Nam xin đăng tải tóm lược nội dung bài nói.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Trong thế kỷ XX, sau Thế chiến I là một thế giới mới: CM tháng Mười thắng lợi, Đức thua trận, Anh sa sút, Mỹ ngoi lên. Sau cuộc đại suy thoái 1929-1933 lại xuất hiện một thế giới khác: Đức hồi phục cùng Ý, Nhật lập "trục", kinh tế thế giới vận hành theo học thuyết Keynes và chấm dứt cơ chế "bản vị vàng". Sau Thế chiến II, phe XHCN ra đời, hình thành thế giới hai cực, phía bên kia chiến hào, Mỹ nhoi lên vị trí số I, hình thành hệ thống Bretton Wood. Và cứ như vậy, sau cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973 rồi sau khi Mỹ thất bại trong chiến tranh Việt Nam, tiếp đến là sau khi Liên Xô sụp đổ đều xuất hiện những chiều hướng rất mới trên thế giới...

Nay chúng ta đang sống trong thời kỳ chưa phải là "hậu" mà là ở giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng bùng phát năm 2008 nhưng đã chứng kiến những thay đổi rộng lớn, sâu sắc dường như mở ra một giai đoạn phát triển mới của loài người. Nhìn tổng thể thì cục diện thế giới có vẻ đang trải qua chí ít là 5 sự thay đổi chính sau: 1. Nền kinh tế thế giới đang được cơ cấu lại một cách sâu sắc; 2. Sức mạnh và vị thế của nhiều quốc gia, khu vực đang có những chuyển dịch lớn; 3. Các mối quan hệ quốc tế đang được sắp xếp lại; 4. Bản đồ thế giới đang được vẽ lại, đặc biệt là khu vực Trung Đông và Bắc Phi; 5. Biến đổi khí hậu toàn cầu nổi lên là một chủ đề lớn liên quan tới cả quan hệ quốc tế.

Các thay đổi này diễn ra cùng lúc nhưng khác nhau về mức độ. Có điểm đã hiện hình đầy đủ, có điểm còn manh nha nhưng ít nhiều chúng đều có tác động tới cục diện thế giới mà mọi quốc gia phải tính đến.

Kinh tế thế giới đang được cơ cấu lại

Mô hình thay đổi. Thời gian qua, trên thế giới về đại thể đã tồn tại 4 mô hình kinh tế khác nhau. Thứ nhất la, mô hình kế hoạch hoá tập trung, một mô hình từng tồn tại trong nhiều thập kỷ và đã mất đi sau khi Liên Xô sụp đổ. Thứ hai là, mô hình tự do thị trường, còn được gọi là mô hình "đồng thuận Washington" mà kinh tế Mỹ là điển hình với các đặc điểm tư nhân hoá, tự do hoá, phi tập trung hoá. Mô hình này tạo ra cạnh tranh mạnh mẽ, thúc đẩy sức sáng tạo, sự phát triển nhưng lại đưa tới sự bất công, phân hoá giàu nghèo sâu sắc làm cho xã hội không ổn định. Thứ ba là, mô hình thị trường xã hội phổ biến nhiều ở các nước Tây Âu, điển hình là Bắc Âu, Đức… Đặc thù của mô hình này là cố gắng bảo đảm công bằng xã hội, phúc lợi xã hội nhưng do thuế thu quá cao, triệt tiêu động lực phát triển, tạo tâm lý ỷ lại về phúc lợi xã hội. Thứ tư là gần đây một số người nói tới mô hình "Đồng thuận Bắc Kinh" - là mô hình kinh tế thị trường nhưng có sự điều hành, can thiệp ở mức độ cao của Nhà nước.

Ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.

Vậy mô hình nào sẽ được chọn lựa để vừa bảo đảm được sức sáng tạo, tăng trưởng cao nhưng không đưa tới sự phân hóa xã hội quá sâu sắc, gây mất ổn định? Đây còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Cơ cấu sản xuất thay đổi. Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 73-81, thế giới chuyển sang xu hướng tiết kiệm năng lượng, một phần nhờ đó thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển vào cuối thế kỷ 20. Do cuộc khủng hoảng kinh tế đi đôi với khủng hoảng năng lượng và môi trường nên đang manh nha 2 xu hướng: khuyến khích năng lượng tái sinh và công nghệ thân thiện với môi trường và xuất hiện khái niệm "kinh tế xanh". Mặt khác do "kinh tế ảo" (kinh doanh tài chính - tiền tệ, bất động sản, chứng khoán...) khuynh đảo thế giới nên các nước đều xiết chặt sự giám sát đối với con ngựa bất kham này.

Chiến lược phát triển kinh tế thay đổi. Những năm cuối thế kỷ 20, mô hình phát triển của nhiều nước là dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nên những "con rồng", "con hổ" của thế giới. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng lần này, xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng, nhiều nước quay về khuyến khích nội nhu. Nói như vậy không có nghĩa là thiên hạ không còn cố tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu nữa mà chỉ là tận dụng thị trường nội địa để “lót ổ“ cho những khó khăn gặp phải trên thị trường thế giới.

Toàn cầu hoá chuyển sang hình thái khác. Trước cuộc khủng hoảng, ta thường nghe đến vòng đàm phán đa biên Doha để thúc đẩy tự do hóa thương mại theo các tiêu chuẩn của WTO. Nay có thể nói vòng Đàm phán Doha đã chết hay chỉ "sống thực vật"; thay vào đó là các cuộc đàm phán để hình thành các khu vực mậu dịch tự do (FTA) trên khắp thế giới. Hiện nay có 3 vòng cung lớn mậu dịch tự do đang hình thành là TPP (giữa Mỹ, các nước Nam Mỹ, Đông Á trong đó có Việt Nam, Nhật và có thể Trung Quốc cũng sẽ tham gia); Mỹ và EU gọi là FTA xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và RCEP (Cơ chế hợp tác toàn diện Đông Á). Có thể nói thế giới đan xen nhau chằng chịt các thể chế mậu dịch tự do, buộc tất cả các quốc gia phải tìm cách thích nghi.

Hệ thống tiền tệ thế giới đang thay đổi. Nếu như trước cuộc khủng hoảng lần này 3 đồng tiền chủ yếu là đô-la Mỹ, euro và yên Nhật ở mức độ khác nhau là phương tiện thanh toán, dự trữ chủ yếu. Ngày nay với sự ra đời của các nền kinh tế mới nổi, sự hình thành của BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và sự khủng hoảng nợ của Tây Âu cũng như khó khăn kinh tế của Nhật, người ta tìm kiếm những phương thức thanh toán mới, trong đó đáng chú ý nhất là những nỗ lực của Trung Quốc "quốc tế hóa" nhân dân tệ, biến Nhân dân tệ thành phương tiện thanh toán và cả dự trữ quốc tế; hạn ngạch phiếu trong WB và IMF cũng thay đổi có lợi hơn cho BRICS.

Sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế của các quốc gia và các khu vực. Dường như sức mạnh của ba đầu tầu kinh tế nửa sau thế kỷ XX có chiều hướng đi xuống dần trong khi một số nước như nhóm BRICS lại đang gia tăng sức mạnh, đặc biệt là Trung Quốc. Suốt thế kỷ XIX, XX, châu Âu là cái rốn của kinh tế thế giới, hiện nay châu Á-Thái Bình Dương đang vươn lên là một trung tâm hàng đầu.

Thay đổi về học thuyết kinh tế, thể chế kinh tế. Sau khủng hoảng 29-33, học thuyết Keynes ra đời nêu cao ý nghĩa của sự toàn dụng lao động và sự can thiệp của nhà nước. Đến năm 70, học thuyết này lại được thay bằng chủ nghĩa tự do. Còn hiện nay, thế giới lại đang sử dụng sự can thiệp của Nhà nước (nhưng hoàn toàn không phải là từ bỏ thể chế thị trường, Nhà nước không làm kinh doanh mà chỉ sử dụng các đòn bẩy kinh tế vĩ mô, gia tăng vai trò giám sát, can thiệp khi thật cần)

Sự chuyển dịch sức mạnh của các quốc gia.

Như trên đã nói, sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế đưa tới sự chuyển dịch tổng lực của các nước lớn. Sức mạnh kinh tế của Mỹ tuy suy giảm tương đối song vẫn là một nền kinh tế lớn nhất, thu nhập tính theo đầu người ở mức cao, còn nắm những đỉnh cao của khoa học - công nghệ, chi tiêu quốc phòng bẳng cả thế giới còn lại, còn có vị trí đáng kể trên thế giới...

Bên cạnh đó, một chiều hướng hoàn toàn mới là sự vươn lên của Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và trên cơ sở đó gia tăng thực lực quốc phòng, phát huy vai trò nước lớn ở nhiều khu vực và ngày nay đang cổ súy cho khẩu hiệu "Giấc mơ Trung Hoa" và xác lập quan hệ nước lớn kiểu mới. Các nền kinh tế mới nổi khác như Nga, Ấn Độ... cũng ra sức củng cố lực lượng và vị thế riêng với tư cách là các nước lớn.

Quan hệ quốc tế thay đổi

Xem ra trong thế giới ngày nay người ta không "xếp hàng" cứng nhắc theo "cực" này hay "cực" khác mà tập hợp lực lượng cơ động, linh hoạt tùy theo vấn đề, thời điểm khu vực trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc của mình. Ngoài những liên minh chính trị - quân sự vốn có ít thấy sự hình thành những liên minh kiểu mới. Giữa các quốc gia, nhất là giữa các nước lớn vẫn duy trì trạng thái "vừa hợp tác vừa cạnh tranh" theo phương châm: đấu tranh nhưng tránh xung đột, đối đầu trực tiếp, hòa hoãn nhưng tránh sa vào liên minh chống nước khác. Một nét khác nữa là "kinh tế" trở thành một nhân tố cực kỳ quan trọng trong cục diện đấu tranh - dàn xếp với nhau (thời hai cực Xô-Mỹ, kinh tế không đóng vai trò lớn như hiện nay) . Tiếp nối xu hướng manh nha từ sau sự tan rã của "thế giới hai cực" và sự thất bại của chiến lược "đơn phương" do Tổng thống Bush đề xướng sau vụ 11/9, xu thế đa phương ngày càng nở rộ với hàng trăm sự tập hợp khu vực, liên khu vực, toàn cầu.

Bản đồ thế giới một lần nữa "được vẽ lại", nhất là Trung Đông và Bắc Phi.

Nếu như trong những năm 80-đầu 90 thế kỷ trước, bản đồ chính trị - xã hội - kinh tế được vẽ lại hoàn toàn ở Liên Xô - Đông Âu thì trong những năm qua chúng ta chứng kiến hiện tượng bản đồ chính trị - xã hội - kinh tế được vẽ lại trên những mảng lớn ở Trung Đông - Bắc Phi. Hai hiện tượng "động trời" này có một số nét tương đồng về nguồn gốc và diễn biến song có rất nhiều điểm khác biệt về những nhân tố bên trong và bên ngoài, về chính trị xã hội, kinh tế, địa lý, lịch sử, tôn giáo, văn hóa...cũng như tác động của chúng cần đi sâu nhận dạng.

Biến đổi khí hậu

Vấn đề biến đổi khí hậu ngày nay không chỉ đơn thuần là về khí hậu mà còn trở thành một chủ đề tập hợp lực lượng, hợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia, một đề tài nóng bỏng trong quan hệ quốc tế mà mọi quốc gia đều tham gia.

Tất cả những xu hướng trên ít nhiều đều liên quan tới sự phát triển và quan hệ quốc tế của nước ta cần được xem xét thấu đáo, tận dụng cơ hội, ứng phó thỏa đáng với những thách thức mới.

Vũ Khoan

(Đầu đề và tít phụ do Tòa soạn đặt).

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 30/3/2024: Trong tháng 4 này, bạn có điều gì đáng chú ý?

Bài tarot hôm nay 30/3/2024: Trong tháng 4 này, bạn có điều gì đáng chú ý?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây theo trực giác để khám phá xem trong tháng 4 này, bạn có điều gì đáng chú ý nhé!
Người lao động trong thời gian thử việc cần nắm rõ những quy định gì?

Người lao động trong thời gian thử việc cần nắm rõ những quy định gì?

Sắp tới tôi sẽ đi làm ở công ty với vai trò thử việc, cho tôi hỏi tôi cần phải lưu ý những điều Luật nào trước khi đi làm? ...
Lễ Tết Thanh minh 2024 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Tết Thanh minh

Lễ Tết Thanh minh 2024 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Tết Thanh minh

Tết Thanh minh là một sự kiện tâm linh quan trọng của người Việt, thể hiện đạo lý 'uống nước nhớ nguồn', bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Phong phú hoạt động tại Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V

Phong phú hoạt động tại Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V

Baoquocte.vn. Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V diễn ra từ ngày 24-26/4 với sự tham dự của khoảng 200 đại biểu tiêu biểu từ 63 ...
Chuyển nhượng cầu thủ: Lý do Real Madrid lùi ngày ra mắt Kylian Mbappe

Chuyển nhượng cầu thủ: Lý do Real Madrid lùi ngày ra mắt Kylian Mbappe

Real Madrid được cho phải hoãn kế hoạch ra mắt Kylian Mbappe trước VCK EURO 2024, thay vào đó có thể phải đợi đến tháng 8.
Nhà quản lý doanh nghiệp nước ngoài được nới lỏng các quy định để cư trú tại Nhật Bản

Nhà quản lý doanh nghiệp nước ngoài được nới lỏng các quy định để cư trú tại Nhật Bản

Người sáng lập công ty khởi nghiệp có thể sử dụng vốn của nhà đầu tư để đáp ứng đủ tiêu chí về cư trú.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động