5 vấn đề tác động tới tương lai quan hệ liên Triều

​Quan hệ liên Triều đã có nhiều cải thiện trong ngắn hạn, song triển vọng dài hạn vẫn sẽ là điều khiến dư luận phải bận tâm. Lo ngại này hoàn toàn là có thật. Xin trân trọng giới thiệu bài viết đăng trên tạp chí Time về vấn đề  này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu ​Phủ tổng thống Hàn Quốc hoan nghênh kết quả đối thoại liên Triều
5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu Nữ ca sĩ quyền lực của Triều Tiên đã đến Panmunjom

1. Nhân tố Moon Jae-in

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang là tâm điểm dư luận thì người ta lại có vẻ như không mấy chú ý tới một nhân tố khác cũng rất quan trọng trên Bán đảo Triều Tiên: Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người lên nắm quyền từ tháng 5/2017 sau khi người tiền nhiệm vướng vào vòng lao lý vì cáo buộc tham nhũng.

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn: Tribune)

Trước khi trở thành Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in từng là một luật sư về nhân quyền và có thời gian phục vụ trong quân ngũ. Ông bước vào Nhà Xanh với hình ảnh một chính trị gia “sạch”, không liên quan đến căn bệnh tham nhũng thâm căn cố đế trong chính trường Hàn Quốc. Nền tảng này giúp ông có được lợi thế chính trị để thúc đẩy hòa giải với Bình Nhưỡng thay vì cô lập nước láng giềng phương Bắc.

Thực tế chiến lược của Tổng thống Moon Jae-in khá giống với chính sách “Ánh dương” được đưa ra từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, song từng bị hai chính quyền tiền nhiệm gạt bỏ để cùng Washington có thái độ cứng rắn với Triều Tiên. Trong suốt nhiều năm, Seoul liên tục bỏ qua khả năng đối thoại dù đa phần người dân Hàn Quốc đều cho rằng nên khôi phục đối thoại với Triều Tiên để giảm thiểu căng thẳng và đảm bảo hòa bình lâu bền.

2. “Nước Mỹ trước tiên” buộc Seoul phải hành động

Địa vị cường quốc của Mỹ đã bị cạnh tranh và Hàn Quốc hiểu được điều này. Quân đội Mỹ vẫn hùng mạnh, chi tiêu quốc phòng của Mỹ cũng lớn hơn các  đối thủ cạnh tranh rất nhiều. Tuy nhiên ảnh hưởng và uy tín của Mỹ đã không còn như trước. Nói một cách công bằng, sự suy thoái này đã diễn ra từ thời hai người tiền nhiệm của Tổng thống Trump, nhưng xu thế này dường như mạnh mẽ hơn với việc vị tỷ phú lên nắm quyền cùng chủ trương “Nước Mỹ trước tiên”.

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington (Mỹ), tháng 6/2017. (Nguồn: Reuters)

Một chính sách đối ngoại không rõ ràng của Mỹ có thể dẫn đến hậu quả quá sức chịu đựng của Hàn Quốc và Seoul không còn nhiều lựa chọn ngoài việc chìa tay về phía Bình Nhưỡng. Và đó chính xác là những gì họ đã làm.

3. Áp lực đối với Trung Quốc

Chính sách của Mỹ đẩy Hàn Quốc tới chỗ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, song cũng chính Washington đã đưa Bình Nhưỡng trở lại tiến trình này vì những nguyên nhân tích cực. Đây là kết quả của việc Nhà Trắng gắn liền mối quan hệ kinh tế và ngoại giao cùng Trung Quốc với vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên, một cách tiếp cận khác hẳn với những chính quyền tiền nhiệm vốn thường tách riêng quan hệ Mỹ - Trung với quan hệ Mỹ - Triều.

Hành động này của Mỹ ít nhiều cũng đã đem lại kết quả khả quan. Mỹ đã thành công khi Trung Quốc tăng trừng phạt nhằm vào Triều Tiên, điều mà Bắc Kinh trước đây luôn e dè do lo ngại nguy cơ sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng. Trung Quốc ngày nay không thể “nhắm mắt làm ngơ” bởi họ đang trên đà tìm kiếm vị thế lãnh đạo toàn cầu trong khi Trump không ngừng gây sức ép. Trung Quốc đã ủng hộ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia tăng trừng phạt và giảm mạnh nguồn cung năng lượng cho Triều Tiên. Bình Nhưỡng chắc chắn đã hiểu được thông điệp từ những hành động này.

4. Tất cả có thể chỉ là vì Thế vận hội

Tổng thống Moon Jae-in rất cần Thế vận hội mùa Đông tại PyeongChang diễn ra trong yên ổn vì uy tín của Hàn Quốc và cũng là của chính ông. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un lại muốn cho cả thế giới thấy được rằng Triều Tiên vĩ đại tới nhường nào. Thế vận hội là “đấu trường quốc tế” để Bình Nhưỡng thể hiện mình và cũng có thể đem lại cho ông Kim Jong-un những ảnh hưởng nhất định.

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu
Triều Tiên đã đồng ý cử một đoàn các vận động viên tham dự Thế vận hội PyeongChang, Hàn Quốc. (Nguồn: Dragon Hill Lodge)

Hơn thế nữa, Hàn Quốc có thói quen “có đi có lại” và Triều Tiên có thể nghĩ rằng Seoul sẽ nhượng bộ nhiều hơn nữa để đảm bảo một trong những sự kiện hàng đầu thế giới này diễn ra tốt đẹp.

5. Thống nhất liên Triều vẫn là điều xa vời

Ít nhất, những diễn biến trong tháng 1 này giúp người ta có thêm thời gian tìm lời giải cho căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, song có lẽ vẫn là chưa đủ. Mỹ cùng Nhật Bản vẫn cương quyết duy trì trừng phạt Triều Tiên tới chừng nào quốc gia này vẫn phát triển chương trình hạt nhân. Thực tế này hạn chế đáng kể khả năng của Tổng thống Moon Jae-in trong việc đưa ra những đề xuất về kinh tế đối với ông Kim Jong-un. Hơn thế nữa, thất bại của những chính sách “Ánh dương” trước đây cũng có thể sẽ khiến nhà lãnh đạo Hàn Quốc chần chừ trong việc trao cho nhà lãnh đạo Triều Tiên những gì ông ta muốn do lo ngại điều đó sẽ khiến Mỹ không hài lòng.

Đối thoại với Triều Tiên là việc làm đòi hỏi Tổng thống Moon Jae-in phải có nền tảng chính trị đáng kể. Điều này có thể khá tích cực ở thời điểm hiện tại song không có gì đảm bảo rằng trong tương lai sự ủng hộ của ông có thể vượt qua được những cáo buộc của các đối thủ chính trị, vốn cho rằng ông thực chất đang lợi dụng vấn đề Triều Tiên để đánh bóng bản thân.

Tuy nhiên, khúc mắc lớn nhất ở đây là nhà lãnh đạo Triều Tiên luôn xem vũ khí hạt nhân là đảm bảo duy nhất để ngăn chặn nguy cơ thay đổi chế độ tại Bình Nhưỡng. Trong khi đó, một nước Triều Tiên sở hữu hạt nhân là mối đe dọa sống còn đối với cả Mỹ và Hàn Quốc. Đây rõ ràng là xung đột lợi ích khó có thể hóa giải.

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu Hai miền Triều Tiên ấn định ngày đàm phán tiếp theo

Ngày 15/1, Triều Tiên và Hàn Quốc nhất trí sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán về việc Bình Nhưỡng tham gia Olympic mùa Đông ...

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu Hàn - Triều đàm phán về việc Bình Nhưỡng dự Olympic mùa Đông

Ngày 15/1, hai bên đã tiến hành thảo luận cấp chuyên viên về kế hoạch cử đoàn biểu diễn nghệ thuật của Triều Tiên tới ...

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu Triều Tiên cáo buộc Mỹ cản trở hòa giải liên Triều

Ngày 13/1, Triều Tiên cáo buộc Mỹ đang tìm cách phá hoại quá trình hòa giải vừa mới được tái khởi động trong quan hệ liên Triều, ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều mai 2/5

Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều mai 2/5

Thông cáo báo chí dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội Khóa XV...
XSMB 2/5, kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. SXMB 2/5. dự đoán XSMB 2/5/2024

XSMB 2/5, kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. SXMB 2/5. dự đoán XSMB 2/5/2024

XSMB 2/5 - SXMB 2/5/2024. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 2/5/2024. KQSXMB thứ 5. dự đoán xổ số miền bắc thứ 5. xổ số hôm ...
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
XSMT 2/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024. SXMT 2/5/2024

XSMT 2/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024. SXMT 2/5/2024

XSMT 2/5 - KQXSMT thứ 5. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 2 tháng 5 năm 2024. SXMT 2/5. KQSXMT. xổ số hôm nay 2/5.
XSMN 2/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 2/5/2024. xổ số hôm nay 2/5

XSMN 2/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 2/5/2024. xổ số hôm nay 2/5

XSMN 2/5 - KQXSMN thứ 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/5/2024. SXMN 2/5/2024. KQSXMN. Kết quả xổ số ngày 2 tháng 5
Giải UEFA: Truyền thông quốc tế dự đoán kết quả trận Dortmund-PSG

Giải UEFA: Truyền thông quốc tế dự đoán kết quả trận Dortmund-PSG

Trước thềm trận bán kết lượt đi giải UEFA, PSG và Dortmund đều khẳng định sẽ thi đấu với tinh thần cao nhất để giành chiến thắng.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động