50 năm biến chuyển thần kỳ của châu Á và khả năng trở thành các cường quốc kinh tế tương lai

TGVN. Trong quá trình phát triển 50 năm qua tại châu Á, các chính phủ luôn đóng vai trò quan trọng, từ việc lãnh đạo, xúc tác cũng như hỗ trợ. Giáo sư Deepak Nayyar* đã nhận định như vậy trong một bài viết mới đây trên báo The Hindu (Ấn Độ).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
su bien chuyen kinh te than ky cua chau a trong 50 nam qua Chuyên gia: BRI của Trung Quốc thách thức kinh tế, chủ quyền của nhiều quốc gia
su bien chuyen kinh te than ky cua chau a trong 50 nam qua Lebanon bùng nổ khủng hoảng, Chính phủ căng thẳng, các nước kêu gọi công dân thận trọng
su bien chuyen kinh te than ky cua chau a trong 50 nam qua
Trong 50 năm qua, Singapore đã nhanh chóng vươn lên trở thành một quốc gia phát triển. (Nguồn: Singapore Travel)

Cách đây gần 2 thế kỷ, vào năm 1820, châu Á chiếm 2/3 dân số thế giới và hơn 50% thu nhập toàn cầu. Tại thời điểm này, châu Á vẫn đóng góp hơn một nửa sản lượng chế tạo trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, sự suy thoái của châu Á trong giai đoạn sau đó được quy kết cho sự hội nhập của châu lục này với kinh tế thế giới, vốn bị chi phối bởi chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc.

Năm 1962, tỷ lệ đóng góp của châu Á trong thu nhập toàn cầu sụt xuống chỉ còn 15%, trong khi sản lượng chế tạo của châu Á cũng chỉ chiếm 6% của thế giới. Thậm chí vào năm 1970, châu Á là châu lục nghèo nhất thế giới. Các chỉ số phát triển theo khía cạnh nhân khẩu và xã hội đã phản ánh tình trạng kém phát triển của châu Á. Nhà kinh tế học Thụy Điển đoạt giải Nobel năm 1974 - Gunnar Myrdal, trong tác phẩm xuất sắc “Vở kịch châu Á” xuất bản năm 1968, đã rất bi quan về triển vọng phát triển của châu lục.

Chưa có tiền lệ

Tuy nhiên, kể từ năm 1970, châu Á đã chứng kiến một sự thay đổi sâu sắc trên khía cạnh phát triển kinh tế của các quốc gia và điều kiện sống của người dân. Năm 2016, châu Á chiếm 30% thu nhập toàn cầu, 40% sản lượng sản xuất và 1/3 thương mại thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của châu lục cũng được cải thiện hướng đến mức trung bình của thế giới.

Sự biến chuyển này dù diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia và dân tộc ở châu Á, nhưng bước nhảy thần kỳ về kinh tế của châu lục này trong khoảng 50 năm qua là chưa từng có tiền lệ.

Sự đa dạng của châu Á là điều nên lưu tâm. Các quốc gia ở châu lục này có sự khác biệt về diện tích, địa lý, lịch sử, di sản thời thuộc địa, các phong trào dân túy, điều kiện ban đầu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, mức thu nhập và thể chế chính trị. Sự phụ thuộc vào thị trường và độ mở của các nền kinh tế cũng rất khác nhau. Nhưng dù đa dạng như vậy, châu Á vẫn có những nét tương đồng.

Đối với các nước châu Á, sự độc lập chính trị - vốn là tiền đề quan trọng cho sự tự chủ kinh tế và theo đuổi các mục tiêu phát triển quốc gia – đã thúc đẩy sự biến chuyển nói trên. Không giống như ở châu Phi hay Mỹ Latin, hầu hết các quốc gia châu Á đều có lịch sử lâu dài, hệ thống nhà nước và văn hóa được tổ chức hợp lý.

Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy phát triển. Tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người ở châu Á rất ấn tượng, nhanh hơn hẳn các khu vực khác trên thế giới. Đầu tư và mức tiết kiệm tăng lên, cộng với việc phổ cập giáo dục là những yếu tố căn bản tạo nên tăng trưởng. Sự phát triển còn là kết quả của quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và tập trung vào hoạt động xuất khẩu.

su bien chuyen kinh te than ky cua chau a trong 50 nam qua
Một góc thành phố Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: Getty Images)

Kết quả không ngang bằng

Trên thực tế, kết quả phát triển giữa các khu vực hay các quốc gia tại châu Á không đồng đều. Đông Á phát triển nhanh nhất, Nam Á vẫn còn khá lạc hậu, trong khi Đông Nam Á nằm ở mức trung bình.

Chỉ trong 50 năm, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore trở thành các nền kinh tế phát triển. Trung Quốc cũng là ngôi sao sáng, có những bước nhảy vọt ấn tượng từ sau năm 1990. Sự năng động của kinh tế Indonesia, Malaysia, Thái Lan đã giảm dần sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Sự phát triển của Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam là ấn tượng nhất trong 25 năm qua, mặc dù Ấn Độ và Bangladesh vẫn chưa bắt kịp với phần còn lại của châu Á trên khía cạnh tiến bộ xã hội.

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đã thay đổi các chỉ số phát triển, trong bối cảnh tỷ lệ biết chữ và tuổi thọ trung bình cũng tăng hơn ở mọi nơi. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng dẫn đến tình trạng đói nghèo giảm trên diện rộng. Tuy nhiên, công cuộc xóa đói giảm nghèo có thể sẽ hiệu quả hơn nữa, nếu không vướng phải vấn đề bất bình đẳng, vốn bắt gặp giữa các nhóm người trong một quốc gia. Sự bất bình đẳng giữa các quốc gia nghèo nhất và giàu nhất ở châu Á cũng rất lớn.

Trong hơn 50 năm phát triển vừa qua của châu Á, các chính phủ đóng vai trò quan trọng, từ việc lãnh đạo, xúc tác cho đến hỗ trợ. Sự thành công của châu Á phụ thuộc vào việc điều hòa mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Chính phủ của quốc gia nào không làm được vai trò này thường sẽ bị tụt hậu.

Chính sách công nghiệp nhạy bén

Mở cửa nền kinh tế đóng vai trò hỗ trợ quan trọng đối với sự phát triển châu Á, thể hiện sự hội nhập chiến lược với kinh tế thế giới. Trong khi sự cởi mở rất cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa thành công, thì dường như vẫn là chưa đủ. Sự cởi mở chỉ thúc đẩy công nghiệp hóa khi nó đi kèm với chính sách công nghiệp.

Rõ ràng, thành công của công nghiệp hóa tại châu Á là kết quả của chính sách công nghiệp nhạy bén được tiến hành bởi các chính phủ hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, trong tương lai, khả năng học hỏi công nghệ cũng là nhân tố thiết yếu cho công nghiệp hóa bền vững.

su bien chuyen kinh te than ky cua chau a trong 50 nam qua
Thép cuộn bên trong một xí nghiệp ở Cao Hùng, miền Nam Đài Loan (Trung Quốc). (Nguồn: Reuters).

Thách thức phía trước

Sự trỗi dậy của châu Á phản ánh giai đoạn khởi đầu trong thay đổi cán cân quyền lực kinh tế trên thế giới, cũng như sự suy giảm quyền lãnh đạo chính trị của phương Tây. Tương lai sẽ được định hình một phần bởi cách châu Á khai thác các cơ hội và đối phó với các thách thức.

Dù vậy, vào năm 2030, xếp hạng thu nhập bình quân đầu người của châu Á so với thế giới sẽ trở về vị trí giống như năm 1820. Tuy nhiên, dự báo này không hẳn là đáng lo bởi trên thực tế, không nơi đâu có thu nhập bình quân đầu người so được với Mỹ và châu Âu. Vì vậy, các quốc gia châu Á sẽ trở thành các cường quốc thế giới mà không cần có mức thu nhập bình quân đầu người ngang bằng với các nước phương Tây.

Vào khoảng năm 2050 - một thế kỷ sau khi kết thúc chế độ thực dân, châu Á sẽ chiếm hơn một nửa thu nhập của thế giới và là nơi sinh sống của hơn 50% dân số thế giới. Châu Á sẽ có ảnh hưởng chính trị - kinh tế quan trọng với thế giới, điều mà chúng ta khó có thể tưởng tượng được cách đây 50 năm.

Tác giả Deepak Nayyar là Giáo sư Danh dự chuyên ngành Kinh tế tại Đại học Jawaharlal Nehru và nguyên là Phó Hiệu trưởng Đại học Delhi. Ông vừa xuất bản cuốn sách “Châu Á tái sinh: Sự đa dạng trong phát triển”.

su bien chuyen kinh te than ky cua chau a trong 50 nam qua

ADB đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế châu Á

TGVN. Theo ADB, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á gồm 45 thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ...

su bien chuyen kinh te than ky cua chau a trong 50 nam qua

Vượt Mỹ và Hong Kong, Singapore trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới

TGVN. Singapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới trong bảng xếp hạng hằng năm gồm 63 quốc gia và vùng lãnh thổ. ...

su bien chuyen kinh te than ky cua chau a trong 50 nam qua

Năm 2020: Sự khởi đầu của Kỷ nguyên châu Á?

Các chuyên gia kinh tế nhận định, thế giới sắp bước vào Kỷ nguyên châu Á không chỉ nhờ lực đẩy từ 2 nền kinh ...

Quang Chinh (theo The Hindu)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024, tình trạng đầu cơ dẫn đến giá tăng nóng, kỳ vọng cú hích từ nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024, tình trạng đầu cơ dẫn đến giá tăng nóng, kỳ vọng cú hích từ nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/5/2024: Giá vàng 'lung lay', Fed thừa nhận khó chống lạm phát, đà tăng của kim loại quý sẽ không dừng?

Giá vàng hôm nay 3/5/2024: Giá vàng 'lung lay', Fed thừa nhận khó chống lạm phát, đà tăng của kim loại quý sẽ không dừng?

Giá vàng hôm nay 3/5/2024: Giá vàng 'lung lay', Fed thừa nhận khó chống lạm phát, đà tăng của kim loại quý sẽ không dừng?
Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại ...
OECD: Việt Nam đề nghị Litva đóng góp tiếng nói thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU đối với hàng thủy sản

OECD: Việt Nam đề nghị Litva đóng góp tiếng nói thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU đối với hàng thủy sản

Sáng 2/5 giờ địa phương, bên lề Hội nghị Bộ trưởng OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Thứ trưởng Ngoại giao Litva Simonas Satunas.
Cách khôi phục story đã xoá trên Instagram với vài thao tác đơn giản

Cách khôi phục story đã xoá trên Instagram với vài thao tác đơn giản

Instagram là một trong những mạng xã hội được nhiều người dùng yêu thích và sử dụng thường xuyên. Nếu bạn đăng tải story lên Instagram nhưng lỡ tay xóa ...
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động