6 'Bức tường Berlin' và nỗi lo chia cắt nội bộ EU

Vy Anh
Các bức tường biên giới tạo thành một lá chắn bằng bê tông và dây thép gai ngày càng dày xung quanh Liên minh châu Âu (EU), thông điệp mang tính biểu tượng này đang chia cắt nội bộ liên minh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đằng sau nỗ lực hàn gắn ở Trung Đông
EU hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong việc phản đối các quốc gia thành viên xây dựng các bức tường biên giới. (Nguồn: Getty Image)

Trong nhiều năm qua, EU rõ ràng đã phản đối việc xây dựng các bức tường biên giới, luôn coi cách tiếp cận này như một giải pháp khắc phục ngắn hạn không phù hợp với các giá trị của châu Âu. Ngay cả khi một số quốc gia thành viên bắt đầu dựng hàng rào biên giới, bản thân EU vẫn giữ vững lập trường: các thành viên của EU có thể làm điều đó nếu họ muốn, nhưng EU sẽ không hỗ trợ.

Những ký ức về những cuộc chiến gay gắt nổ ra khi hơn một triệu người tị nạn đến bờ biển của châu Âu, chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy và gần đây nhất là những hành động quá khích của Belarus đẩy hàng nghìn người di cư đến rìa phía Đông của EU đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi về vấn đề biên giới.

Câu hỏi đặt ra là liệu EU có nên ủng hộ các rào cản biên giới hay không? Liệu các rào cản biên giới có phải là cách hiệu quả nhất để kiểm soát biên giới của châu Âu hay không? Trong tương lai, châu Âu sẽ thể hiện họ là một lục địa mở hay đóng?

Những câu hỏi này cần có câu trả lời. Các rào cản biên giới đang tăng lên và áp lực ngày càng lớn đối với Ủy ban châu Âu (EC). Tháng 10 vừa qua, 12 quốc gia EU đã thúc giục EC hỗ trợ tài chính để dựng các hàng rào biên giới “như một vấn đề ưu tiên”.

Bức thư gửi EC

Số lượng các quốc gia thúc đẩy EU hỗ trợ tài chính để xây hàng rào biên giới đã tăng lên trong những năm gần đây.

Sau làn sóng người tị nạn từ Syria năm 2015, Hungary và Thủ tướng nước này Viktor Orbán, người ủng hộ lập trường cứng rắn đối với vấn đề người di cư, đã đi đầu trong việc thúc giục Brussels cung cấp tài chính cho kế hoạch xây hàng rào ở biên giới phía Nam Hungary với Serbia và Croatia.

Hiện nay, Hungary chỉ là một trong số rất nhiều quốc gia ủng hộ việc này, ngay cả những nước không được biết đến với các chính sách di cư hà khắc.

Litva, nước dẫn đầu trong nhóm 12 quốc gia gửi thư kiến nghị lên EC, đang xây một hàng rào dài 502 km trên đường biên giới dài 678 km với Belarus. Nước này muốn EU duyệt chi ngân sách 152 triệu Euro cho việc xây dựng hàng rào biên giới.

Các quốc gia khác cũng đã nhóm họp về vấn đề tài trợ này, cho dù vẫn mâu thuẫn về các vấn đề khác liên quan đến người di cư. Ví dụ, Hy Lạp đã ký vào thư kiến nghị trên, mặc dù họ ủng hộ việc bắt buộc phân phối lại con số người xin tị nạn trong toàn khối-một cách tiếp cận mà Hungary phản đối quyết liệt.

Đáng chú ý, trong bức thư gửi EC, nhóm 12 quốc gia đã đề cập nhu cầu “phải điều chỉnh khuôn khổ pháp lý hiện tại cho phù hợp với thực tế mới”.

Tuy nhiên, cho đến nay, EC vẫn giữ vững lập trường với Nghị viện châu Âu (EP) khi từ chối nhượng bộ.

Một quan chức EU cho biết có “một thỏa thuận về nguyên tắc” giữa hai thể chế này để tránh phải cung cấp tài chính xây hàng rào biên giới.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu hồi tháng 10 vừa qua, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen khẳng định: “Sẽ không có chuyện tài trợ kinh phí xây bức tường biên giới hay dựng hàng rào thép gai. Các quan chức của ủy ban này nhấn mạnh hiện đã có rất nhiều quỹ hỗ trợ quản lý biên giới, cũng như các công cụ quản lý công nghệ cao như camera giám sát".

Tin liên quan
EU: Nội bộ rối ren, bài toán 18 năm vẫn chưa có lời giải EU: Nội bộ rối ren, bài toán 18 năm vẫn chưa có lời giải

Tuy nhiên, giọng điệu của EP có thể đang thay đổi. Nhóm lớn nhất trong cơ quan lập pháp EU, Đảng Nhân dân châu Âu trung hữu (EPP), đã công khai ủng hộ việc yêu cầu EU tài trợ xây hàng rào biên giới. Chủ tịch EPP Manfred Weber tuyên bố: “Chúng tôi, EPP, cũng yêu cầu rằng trong một tình huống bất thường, các quỹ của EU phải có sẵn để chi cho các hoạt động tương tự”. Tuy nhiên, nhóm lớn thứ hai trong EP, Đảng Xã hội Dân chủ, lại phản đối cách tiếp cận này.

Tranh cãi chính trị và pháp lý

Bất chấp điều đó, châu Âu vẫn đang tiếp tục xây các bức tường biên giới. Một báo cáo mới đây cho thấy kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, các nước châu Âu đã dựng khoảng 1.000 km hàng rào trên bộ - tương đương với 6 Bức tường Berlin.

Khi quá trình xây dựng này được đẩy nhanh, EC đã "xuống giọng". Trên thực tế, ủy ban này thậm chí ngầm chấp thuận việc này trong các tình huống cụ thể.

Ngoài những tranh cãi về chính trị, tài chính, các hàng rào biên giới cũng gây tranh cãi về mặt pháp lý.

Tuần trước, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã thu hút sự chú ý khi tuyên bố Cố vấn Dịch vụ Pháp lý của Hội đồng đã xác định rằng việc EU tài trợ xây các hàng rào biên giới “có thể là hợp pháp”, miễn là các hàng rào đó được quản lý theo luật của EU.

Tôn trọng luật pháp là nguồn gốc gây ra xích mích cho nhiều quốc gia EU, từ Croatia đến Hy Lạp. Hy Lạp là một trong số những thành viên EU bị cáo buộc có các hành động ngăn cản người di cư, vốn là hành vi bất hợp pháp theo các quy tắc quốc tế như Công ước Geneva.

Đối mặt với những cáo buộc tương tự, Ba Lan mới đây đã thông qua một đạo luật làm cho hoạt động này trở nên hợp pháp. Warszawa cũng từ chối cho Cơ quan kiểm soát biên giới EU, Frontex tiếp cận biên giới với Belarus, nơi chính quyền Ba Lan đã sử dụng vòi rồng và hơi cay để đẩy lùi người di cư.

Gerald Knaus, Chủ tịch Tổ chức Sáng kiến Ổn định châu Âu, lập luận: “Vấn đề không phải là bức tường mà là luật của EU được áp dụng ở biên giới”.

Bulgaria bầu cử tổng thống vòng hai

Bulgaria bầu cử tổng thống vòng hai

Ngày 21/11, cử tri Bulgaria đã đi bỏ phiếu vòng hai bầu cử tổng thống giữa đương kim Tổng thống Rumen Radev và đối thủ ...

Trung Quốc chờ nhượng bộ từ Liên minh châu Âu

Trung Quốc chờ nhượng bộ từ Liên minh châu Âu

Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU) cho rằng khối cần sửa chữa ‘sai lầm trong quá khứ’ nếu muốn hợp tác ...

(theo politico.eu)

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 6/4/2025: Giá vàng 'thổi bay' kỷ lục, nhà đầu tư bán tháo bù lỗ chứng khoán, không bắt 'dao rơi'

Giá vàng hôm nay 6/4/2025: Giá vàng 'thổi bay' kỷ lục, nhà đầu tư bán tháo bù lỗ chứng khoán, không bắt 'dao rơi'

Giá vàng hôm nay 6/4/2025 tại thị trường trong nước và thế giới đã xóa sạch mọi đà tăng kỷ lục ghi nhận từ đầu tuần.
Liều thuốc chữa lành giữa thế giới phân mảnh

Liều thuốc chữa lành giữa thế giới phân mảnh

Chưa đầy 24 giờ sau khi thảm họa động đất xảy ra, nhiều quốc gia trên thế giới lên tiếng sẵn sàng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/4/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/4/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 6/4. Lịch âm hôm nay 6/4/2025? Âm lịch hôm nay 6/4. Lịch vạn niên 6/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/4/2025: Tuổi Hợi công việc áp lực

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/4/2025: Tuổi Hợi công việc áp lực

Xem tử vi 6/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 6/4/2025: Bạch Dương đừng quá ích kỷ

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 6/4/2025: Bạch Dương đừng quá ích kỷ

Tử vi hôm nay 6/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thủ tướng: Giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi

Thủ tướng: Giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xúc tiến các cuộc trao đổi, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tất cả các cấp, các kênh, giải quyết các quan tâm ...
Thủ tướng Ấn Độ thăm Sri Lanka: Ký kết 7 thỏa thuận, 'sát cánh cùng nhau trong những thời điểm khó khăn nhất'

Thủ tướng Ấn Độ thăm Sri Lanka: Ký kết 7 thỏa thuận, 'sát cánh cùng nhau trong những thời điểm khó khăn nhất'

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Sri Lanka kể từ khi Tổng thống Anura Kumara Dissanayake nhậm chức.
Biểu tình chống Tổng thống Trump sẽ dậy sóng tại 1.000 thành phố của Mỹ

Biểu tình chống Tổng thống Trump sẽ dậy sóng tại 1.000 thành phố của Mỹ

Phong trào biểu tình chống chính quyền Tổng thống Donald Trump, được lên kế hoạch vào ngày 5/4, tiếp tục lan rộng trên khắp nước Mỹ.
Tổng thống Ukraine tin Thổ Nhĩ Kỳ có thể 'đóng vai trò rất quan trọng' trong đảm bảo an ninh

Tổng thống Ukraine tin Thổ Nhĩ Kỳ có thể 'đóng vai trò rất quan trọng' trong đảm bảo an ninh

Khi được hỏi kỳ vọng gì từ Thổ Nhĩ Kỳ, ông Zelensky nói Ankara có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thử súng bắn tỉa mới khi thị sát lực lượng đặc nhiệm, hé lộ một điều

Nhà lãnh đạo Triều Tiên thử súng bắn tỉa mới khi thị sát lực lượng đặc nhiệm, hé lộ một điều

Ngày 5/4, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, đã thử sử dụng một khẩu súng bắn tỉa mới chế tạo khi ông thị sát lực lượng đặc nhiệm.
Lý do Ukraine coi trọng vai trò của Thổ Nhĩ Kỹ, tin cậy Tổng thống Erdogan trong việc bảo đảm an ninh tương lai?

Lý do Ukraine coi trọng vai trò của Thổ Nhĩ Kỹ, tin cậy Tổng thống Erdogan trong việc bảo đảm an ninh tương lai?

Lý do Ukraine xem trọng vai trò của Thổ Nhĩ Kỹ trong việc bảo đảm an ninh tương lai?
Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế bác bỏ liên quan vụ tấn công máy bay nhân đạo tại CHDC Congo

Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế bác bỏ liên quan vụ tấn công máy bay nhân đạo tại CHDC Congo

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế ICRC phủ nhận liên quan đến một máy bay cứu trợ bị phiến quân bắn ở miền Đông CHDC Congo, khiến một người thiệt mạng.
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ sáu diễn ra tại Thái Lan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Hội nghị thượng đỉnh ba giữa các nhà lãnh đạo Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan với thỏa thuận biên giới lịch sử là bước ngoặt quan trọng...
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone - nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào, một người bạn lớn, thân thiết của Việt Nam.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Phiên bản di động