Nhỏ Bình thường Lớn

7 gạch đầu dòng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc (Phần 1)

Bên cạnh cuộc sống công nghiệp hiện đại, những giá trị văn hóa truyền thống luôn được người Hàn Quốc quan tâm, gìn giữ. Dưới đây là 7 nét đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp ở xứ sở kim chi.
Người Hàn Quốc đặc biệt coi trọng văn hóa chào hỏi, đây cũng là một trong những nét văn hóa đặc trưng riêng của họ. (Nguồn: Vectorstock)
Người Hàn Quốc đặc biệt coi trọng văn hóa chào hỏi, đây cũng là một trong những nét văn hóa đặc trưng riêng của họ. (Nguồn: Vectorstock)

Văn hóa chào hỏi

Người Hàn Quốc đặc biệt coi trọng văn hóa chào hỏi, đây cũng là một trong những nét văn hóa đặc trưng riêng của họ.

Cách chào hỏi của người Hàn Quốc, điều đầu tiên, người Hàn sẽ cúi đầu hoặc gật đầu nhẹ. Cái cúi đầu này để thể hiện lòng kính trọng đối với những người lớn tuổi hơn hoặc người có địa vị cao hơn.

Sau khi cúi đầu, họ thường nói những câu nói quen thuộc như: "annyeonghaseyo", "annyeonghashimnika" có nghĩa là “Xin chào, bạn có khỏe không?” hoặc "gamsahamnida" có nghĩa là “Xin cám ơn”.

Tư thế cúi đầu “chuẩn Hàn Quốc” là đứng thẳng, phần đầu gối khép lại với nhau và cúi thấp người từ phần thắt lưng trở lên. Lưu ý là vừa cúi đầu chào vừa kèm theo một nụ cười tươi.

Khi người khác cúi đầu chào mình, nhất định không được quên cúi đầu chào lại, trừ khi bạn có vị trí cao hơn hoặc là bậc trưởng bối của đối phương. Tuy nhiên, những người bạn thân của nhau sẽ hiếm khi cúi đầu chào nhau trừ khi khoảng cách tuổi tác của họ cách xa hoặc họ đang ở những nơi công cộng, trang nghiêm.

Trong trường hợp gặp gỡ đối tác, bạn bè mà cần trao danh thiếp, người Hàn Quốc sẽ vừa cúi đầu chào nhau vừa trao hoặc nhận danh thiếp bằng hai tay.

Trong trường hợp cần bắt tay đối tác, chúng ta thực hiện cùng lúc hai hành động bắt tay và cúi chào. Điều đặc biệt trong văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc là người phụ nữ không bao giờ là người chủ động bắt tay trước.

Ngày nay, thông qua sự du nhập của văn hóa phương Tây và sự phát triển của xã hội hiện đại mà những người trẻ Hàn Quốc thường vẫy tay chào bạn bè, đồng nghiệp thay cho việc cúi đầu chào.

Đáng lưu ý, khi chào hỏi, không nên gọi tên của đối phương nếu họ không cho phép điều đó. Đây là một trong những điều cần ghi nhớ khi nói chuyện với người Hàn Quốc.

Văn hóa giao tiếp ứng xử

Người Hàn Quốc sử dụng kính ngữ ở bất kỳ nơi đâu hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó là sự tinh tế đã ghi sâu vào tiềm thức của mỗi người và là một nét đẹp văn hóa truyền thống Hàn Quốc được giữ gìn và lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình hoặc có cấp bậc cao hơn mình của người Hàn Quốc là nói chuyện với tông giọng nhỏ, dễ gần; đồng thời hơi cúi mình xuống để người đối diện không phải ngước lên nhìn mình.

Khi xưng hô, họ luôn khiêm tốn, đề cập bản thân với tư cách là người có vị trí thấp hơn.

Gặp người lớn tuổi, bạn nên dành một chút thời gian hỏi thăm tình hình của họ bằng các câu hỏi liên quan đến sức khỏe, hay những câu khen ngợi về trang phục của họ. Đây là cách giao tiếp với người lớn trong cuộc sống hằng ngày của người Hàn.

Một số lưu ý khi giao tiếp với người Hàn: không nhìn chằm chằm vào người khác; không đụng chạm vào người khác, trừ bắt tay; hạn chế nói “Không” mà nên sử dụng các câu nói lịch sự như "Chúng tôi sẽ cố gắng"...

Văn hóa tiền bối - hậu bối

Người Hàn Quốc rất coi trọng cấp bậc trong một tập thể. Những người đi trước, người thuộc thế hệ trước sẽ được gọi là tiền bối còn những người thuộc thế hệ sau sẽ được gọi là hậu bối.

Văn hóa tiền bối - hậu bối đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của từng người dân xứ sở kim chi.

Nét văn hóa này được thể hiện rõ nhất trong các trường học hay công sở. Hậu bối là người luôn phải nghe theo lời của tiền bối, còn tiền bối là người phải có trách nhiệm dìu dắt và giúp đỡ hậu bối.

Ngoại giao hòa hiếu, hữu nghị trong phát triển đất nước (kỳ cuối)

Ngoại giao hòa hiếu, hữu nghị trong phát triển đất nước (kỳ cuối)

Trong hơn 30 năm Đổi mới, tinh thần hòa hiếu, hữu nghị tiếp tục là tư tưởng nổi bật của ngoại giao Việt Nam, đóng ...

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước  (kỳ 1)

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước (kỳ 1)

Hòa mục, hòa hiếu luôn là một bản sắc xuyên suốt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ thời đại phong kiến ...

Phát huy bản sắc văn hóa ngành Ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy bản sắc văn hóa ngành Ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2022), Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng ...

Những điều cần biết để ghi điểm khi giao tiếp với người Brunei

Những điều cần biết để ghi điểm khi giao tiếp với người Brunei

Do đặc thù tôn giáo, Brunei có nhiều điểm khác biệt với các nền văn hóa khác trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, ...

Thăm đền chùa ở Lào, làm sao cho phải phép?

Thăm đền chùa ở Lào, làm sao cho phải phép?

Văn hóa Phật giáo hiện diện trong cuộc sống thường nhật, trở thành một phần tất yếu trong đời sống tâm linh của người dân ...

(tổng hợp)