TIN LIÊN QUAN | |
Cái thùng rác cũng biết cảm ơn! | |
Thời đại của rác thải điện tử |
Tuần trước, Yuri - cô bạn người Nhật của tôi - lần đầu có dịp tới Hà Nội nhân chuyến công tác. Tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, tôi đưa bạn đi thăm phố phường Hà Nội.
Theo lịch trình, chúng tôi sẽ thưởng thức phở gà trên phố Hàng Vôi. Lần đầu ăn phở gà tại Hà Nội, Yuri cứ xuýt xoa vì hương vị đặc biệt của món ăn. Cô cẩn trọng bắt chước cách tôi nêm nếm các loại gia vị vào bát phở của mình rồi từ tốn nếm từ nước dùng đến cọng hành, rau gia vị, những sợi phở trắng muốt và vị thịt gà ta…
Tuy nhiên, trong khi ăn, Yuri đã tỏ ra hơi ái ngại khi thấy nhiều mảnh giấy ăn bị vứt lộn xộn trên nền quán thay vì cho vào sọt cạnh bàn. Ăn xong, xếp gọn bát đũa ngay ngắn trên bàn, Yuri cúi xuống nhặt những mảnh giấy ăn dưới đất để vào đúng chỗ.
Rác không được để vào thùng vứt dưới lề đường. (Nguồn: Tiền Phong). |
Tôi giải thích rằng, ở đây, những quán ăn ngon thường là những quán trông khá tuềnh toàng, đôi khi là ngồi ngay trên vỉa hè. Vì thế, có đôi chỗ, mọi người có thói quen vứt luôn giấy ăn xuống đất. Cuối buổi nhân viên sẽ dọn rác một thể.
Tôi kể với bạn mình rằng, ở Việt Nam, có nhiều người Nhật đã được lên báo vì hành động đẹp của họ trong bảo vệ môi trường. Không khó để tìm kiếm thông tin trên mạng về doanh nhân Nhật nhặt rác ở Hồ Gươm, rồi người Nhật nhặt rác ở Sài Gòn… Nhưng người Việt cần thời gian để thay đổi thói quen này.
Chia tay người bạn Nhật, trong lòng tôi đọng lại một ý nghĩ day dứt: Nhặt rác chỉ là hành động rất nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó lại vô cùng lớn khi mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, thành phố ngàn năm văn hiến của chúng ta sẽ không còn nhan nhản rác.
Vậy thì, bao giờ chúng ta mới bắt đầu? Từ công sở đến tổ dân phố, nếu chúng ta phát động được tinh thần dọn vệ sinh nơi ở, nơi làm việc thường xuyên, hàng tuần hoặc chí ít là hàng tháng. Từ trước đến nay, một số hoạt động tương tự đã được triển khai ở các phường, quận… nhưng dường như người ta chỉ hô hào rồi làm qua loa cho xong. Để rồi, sau lẻ tẻ vài đợt dọn vệ sinh đó, đâu lại hoàn đó, không hình thành được thói quen cho người dân, đặc biệt là con trẻ. Vì thế, nên chăng, chúng ta cần triển khai tinh thần đó một cách lâu dài, cho đến khi bộ mặt của Hà Nội thực sự thay đổi. Khi đã thành ý thức, chúng ta sẽ có được những điều lớn lao hơn rất nhiều - như những gì mà người Nhật có hôm nay.
Rác thải nhựa - còn hơn cả thảm họa Titanic Halobate, một loại côn trùng sống trên mặt biển hiện đang đẻ trứng trên các mảnh rác thải bằng nhựa thay vì đẻ vào lớp ... |
Vệ tinh dọn rác vũ trụ Các chuyên gia Thụy Sĩ lên kế hoạch chế tạo “vệ tinh lao công”, được thiết kế đặc biệt để chuyên thu dọn những loại ... |
“Rác thải vũ trụ” lao xuống Thái Bình Dương và mất tích Ngày 25/9/2011, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết vẫn chưa xác định chính xác điểm rơi ... |