Abe Shinzo - Người khổng lồ rời bỏ chính trường Nhật Bản

Hồng Phúc
TGVN. Tiêu đề bài viết trên trang mạng Rediff.com ngày 29/8 của Giáo sư Rajaram Panda, từng là nghiên cứu viên cao cấp Viện nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng (IDSA) Ấn Độ và giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Reitaku, Nhật Bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam đánh giá cao đóng góp quan trọng của Thủ tướng Abe Shinzo cho quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
Tin thế giới ngày 28/8: Dư luận quốc tế về việc Thủ tướng Abe Shinzo từ chức, EU chia rẽ vì Belarus và chiến sự Dải Gaza
1948-abe
Quyết định từ chức của Thủ tướng Abe Shinzo đẩy Nhật Bản vào một thời kỳ bất ổn chính trị mới sau một nhiệm kỳ kỷ lục mang lại sự ổn định đỉnh cao không thường có ở nước này. (Nguồn: Getty)

Trong một thông báo bất ngờ, Thủ tướng Abe Shinzo, người tại vị lâu nhất của Nhật Bản, đã từ chức ngay trước hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Damodardas Modi dự kiến được tổ chức vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới. Đây là hội nghị đã bị hoãn từ tháng 12/2019 do các vấn đề an ninh và dịch bệnh.

Ông Abe tuyên bố lý từ chức vì sức khỏe kém, nhưng quyết định của ông đã đẩy Nhật Bản vào một thời kỳ bất ổn chính trị mới sau một nhiệm kỳ kỷ lục mang lại sự ổn định đỉnh cao không thường có ở nước này.

Vị Thủ tướng 65 tuổi bị viêm loét đại tràng từ khi còn nhỏ, nhưng tình trạng này đã được kiểm soát thông qua điều trị. Những suy đoán về vấn đề sức khỏe của Thủ tướng Nhật Bản đã tăng lên trong tháng qua khi ông đến bệnh viện Tokyo hai tuần liên tiếp để kiểm tra sức khỏe. Mặc dù hiện tại sức khỏe đã ổn định nhưng không có gì đảm bảo rằng căn bệnh của ông có thể được chữa khỏi. Điều này buộc ông phải có quyết định đặc biệt là từ chức khi chỉ còn hơn một năm nữa mới kết thúc nhiệm kỳ.

Thành công, thất bại và cơ hội bị bỏ lỡ

Sau quãng thời gian bất ổn chính trị với việc thay 6 thủ tướng trong 6 năm, Nhật Bản đã bước vào thời kỳ tương đối ổn định khi ông Abe nhậm chức vào năm 2012 và nắm quyền lãnh đạo trong 8 năm liên tiếp. Trong khoảng thời gian này, Thủ tướng Abe đã phải đối phó với một loạt vấn đề quan trọng như giám sát sự phục hồi của đất nước sau trận động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân, đồng thời khôi phục nền kinh tế và ứng xử một cách khéo léo với nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Mỹ Donald Trump khó đoán.

Nhìn nhận một cách khách quan, nhiệm kỳ của Thủ tướng Abe khép lại với những thành công, thất bại và cả nhiều cơ hội bị bỏ lỡ.

Về đối nội, tỷ lệ thành công của ông tương đối thấp vì ông vẫn chưa thể sửa đổi Điều 9 bản Hiến pháp hòa bình. Các biện pháp chính sách kinh tế Abenomics, một chiến lược kinh tế bao gồm sự kết hợp giữa nới lỏng định lượng, kích thích tài khóa thông qua chi tiêu chính phủ và cải cách cơ cấu đã mang lại những kết quả tương đối, song quyết định tăng thuế tiêu dùng 2 lần vào năm 2014 và 2019 đã gây tranh cãi.

Điều này dẫn đến việc Abenomics mất đi động lực khi mọi người bắt đầu nghi ngờ những cam kết lỏng lẻo đối với cải cách cơ cấu. Vấn đề càng thêm phức tạp bởi các chính sách bảo hộ mà Tổng thống Trump thúc đẩy cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Sự bùng nổ của đại dịch viêm đường hô hấp Covid-19 tiếp tục dẫn đến sự suy giảm tình hình kinh tế Nhật Bản, cản trở sự phục hồi của quốc gia này bất chấp gói kích thích khổng lồ.

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Abe cũng chứng kiến những vụ bê bối, song ông vẫn vượt qua nhiều cuộc bỏ phiếu. Dù không thể sửa đổi Điều 9 Hiến pháp, công bằng mà nói Thủ tướng Abe đã đạt được một số mục tiêu của mình, chẳng hạn như thông qua luật an ninh gây tranh cãi vào năm 2015, cho phép quân đội Nhật Bản tham gia các nhiệm vụ chiến đấu ở nước ngoài cùng các lực lượng đồng minh, như một phần của lực lượng tự vệ tập thể.

Theo một báo cáo năm 2019 của Goldman Sachs, việc trao quyền cho phụ nữ và đưa họ vào lực lượng lao động, được gọi là “Womenomics”, đã dẫn đến "sự tham gia kỷ lục của lao động nữ (71%), vượt qua Mỹ và châu Âu, tăng trợ cấp nghỉ phép, cải thiện tính minh bạch về giới, và cải cách lao động".

Tuy nhiên, báo cáo này cũng chỉ ra một số thiếu sót và ghi nhận "tình trạng thiếu lãnh đạo nữ, chênh lệch lương theo giới, hợp đồng lao động không linh hoạt, ưu đãi thuế chưa thỏa đáng, cùng những thành kiến” cố hữu đối với nữ giới.

Những điều này chưa được giải quyết đầy đủ trong các chính sách của Thủ tướng Abe. Hơn nữa, việc chỉ có một số ít thành viên nội các và Hạ viện (khoảng 10%) là nữ cho thấy tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tiếp diễn tại đất nước Mặt trời mọc.

Về mặt chính sách đối ngoại, một lần nữa người ta lại ghi nhận những kết quả trái ngược nhau. Thủ tướng Abe củng cố mối quan hệ với Mỹ bất chấp việc Mỹ tìm cách giảm quân số đồn trú tại Nhật Bản để buộc Tokyo chia sẻ nhiều hơn gánh nặng an ninh.

3728-abeasean
Thủ tướng Abe Shinzo dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về Covid-19. (Nguồn: Kyodo)

Những nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm tăng cường quan hệ với ASEAN cũng có nhiều điểm sáng. Trên nền tảng “Bộ Tứ”, Nhật Bản cũng đã thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ lên một tầm cao mới, từ thương mại, đầu tư, liên doanh, liên kết, cho tới viện trợ tăng trưởng và quốc phòng.

Tuy nhiên, Thủ tướng Abe cũng đã nếm trải không ít thất bại trên mặt trận chính sách đối ngoại. Ông không thể giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Nga dẫn tới việc chưa hoàn tất việc ký hiệp ước hòa bình để chính thức kết thúc Thế chiến II.

Ông Abe cũng không thể giải quyết vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản vào những năm 1970, một lời hứa mà ông đã đưa ra với gia đình những người bị bắt cóc, và chưa có bất kỳ cuộc gặp cấp cao nào với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Chính quyền của Thủ tướng Abe cũng vướng vào một cuộc đấu khẩu gay gắt với Hàn Quốc và chưa thể giải quyết vấn đề nô lệ tình dục thời chiến, một nhức nhối ảnh hưởng không nhỏ tới các mối quan hệ kinh tế.

Khoảng trống khó lấp đầy

Câu hỏi đặt ra là khi Thủ tướng Abe ra đi, ai sẽ lấp đầy khoảng trống chính trị? Trong ngắn hạn, một ứng cử viên có được sự đồng thuận của đảng Dân chủ Tự do (LDP) sẽ được chọn để lãnh đạo chính phủ cho đến khi đảng này tổ chức một cuộc bầu cử lãnh đạo. Nhiệm kỳ của Thủ tướng Abe trên thực tế sẽ kết thúc vào tháng 9/2021.

Các ứng cử viên hàng đầu thay thế Thủ tướng Abe hiện nay có thể kể đến là Phó Thủ tướng Taro Aso, Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và là người từng cạnh tranh với Thủ tướng Abe trong cuộc chạy đua làm lãnh đạo đảng Shigeru Ishiba, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Taro Kono.

Giới quan sát cho rằng việc LDP có nhiều nhà lãnh đạo năng lực và giàu kinh nghiệm, cùng thực tế một phe đối lập “yếu ớt”, vấn đề kế nhiệm tại Nhật Bản sẽ diễn ra khá suôn sẻ.

Trước đó, sau khi xuất hiện các thông tin về kế hoạch từ chức của Thủ tướng Abe, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã giảm tới 2% trước khi phục hồi nhẹ, và ghi nhận mức giảm 1,4% ở phiên đóng cửa.

Những trục trặc tạm thời sẽ qua đi vì ông Abe sẽ vẫn là thành viên của Hạ viện, và vẫn có thể tiếp tục giúp LDP theo đuổi các mục tiêu của mình.

Theo kết quả cuộc khảo sát do hãng tin Kyodo công bố ngày 30/8, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lựa chọn phổ biến nhất cho vị trí Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản khi có tới 34,3% người được hỏi ủng hộ và tỷ lệ này vượt xa các ứng cử viên tiềm năng khác.

Cuộc khảo sát qua điện thoại được thực hiện trên cả nước sau khi Thủ tướng Abe bất ngờ tuyên bố từ chức hôm 28/8 vì lý do sức khỏe, cho thấy có 48% người được hỏi dự định bỏ phiếu cho đảng Dân chủ Tự do cầm quyền trong cuộc bầu cử Hạ viện sắp tới theo hệ thống đại diện theo tỷ lệ.

Chính thức từ chức, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo nói 'chưa đến lúc quyết định người kế nhiệm'

Chính thức từ chức, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo nói 'chưa đến lúc quyết định người kế nhiệm'

TGVN. Vào lúc 16h ngày 28/8, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã triệu tập phiên họp Chính phủ và công bố quyết định từ ...

Những ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí của ông Abe Shinzo

Những ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí của ông Abe Shinzo

TGVN. Theo hãng tin Bloomberg, có 5 ứng viên tiềm năng có thể thay thế vị trí của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tới ...

Cách Thủ tướng Abe Shinzo đảm bảo 'sinh mạng' của nước Nhật trong cục diện khó lường

Cách Thủ tướng Abe Shinzo đảm bảo 'sinh mạng' của nước Nhật trong cục diện khó lường

TGVN. Bà Céline Pajon, nhà nghiên cứu Nhật Bản của Trung tâm châu Á thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Pháp trả lời phỏng ...

Đọc thêm

VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

Sau hơn một tháng tìm kiếm huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam, Liên đoàn bóng đá Việt Nam chính thức bổ nhiệm HLV Kim Sang Sik.
XSMN 3/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5/2024

XSMN 3/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5/2024

XSMN 3/5 - Kết quả xổ số ngày 3 tháng 5. XSMN thứ 6. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2024. KQSXMN. xổ số hôm nay ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/5/2024: Bọ Cạp cẩn thận sập bẫy

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/5/2024: Bọ Cạp cẩn thận sập bẫy

Tử vi hôm nay 4/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu V-League - CAHN vs Nam Định; Ngoại Anh vòng 36 - Arsenal vs Bournemouth...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 3/5 - SXMN 3/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 3/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 3/5 - SXMN 3/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2023. kết quả xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5. SXMN 3/5. XSMN ...
Quan chức Ukraine ‘tổng tấn công’ Nga trên mạng xã hội, đồng loạt ủng hộ Mỹ mạnh tay hơn lệnh trừng phạt uranium

Quan chức Ukraine ‘tổng tấn công’ Nga trên mạng xã hội, đồng loạt ủng hộ Mỹ mạnh tay hơn lệnh trừng phạt uranium

Mỹ ra tay ‘tấn công’ uranium của Nga, các quan chức Ukraine đồng loạt hưởng ứng, kêu gọi Washington mạnh tay hơn nữa... việc này có dễ?
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động