Căng thẳng Ấn-Trung: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đề nghị gặp người đồng cấp Ấn Độ |
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng sang Đông Nam Á |
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Kolkata Port Trust ngày 12/1 ở Kolkata, Ấn Độ. (Nguồn: Getty Images) |
Lời kêu gọi của ông Modi được đưa ra cùng ngày Nhật Bản mở rộng chương trình trợ cấp giúp các công ty Nhật di chuyển khỏi Trung Quốc với các điểm đến mới như Ấn Độ và Bangladesh. Chương trình này ban đầu đưa ra tầm nhìn, các nhà máy sẽ quay về Nhật Bản hoặc chuyển sản xuất sang Đông Nam Á.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã quyết định về việc bắt đầu xây dựng một chuỗi cung ứng tự cường tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Với mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc - vốn trở nên rõ ràng khi đại dịch Covid-19 bùng phát gây cản trở sự lưu thông hàng hóa quan trọng trên khắp châu Á, ba nước đã nhấn mạnh sự cần thiết của một môi trường thương mại tự do, công bằng và dễ dự đoán, đồng thời kêu gọi sự tham gia của các quốc gia cùng chung chí hướng trong khu vực.
Sự tin cậy và ổn định chính sách
Trong bài phát biểu chính thức vào ngày 3/9 tại Diễn đàn Đối tác Chiến lược Mỹ-Ấn theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Modi nói rằng, đại dịch Covid-19 đã "cho thế giới thấy rằng, quyết định về phát triển các chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ dựa trên khía cạnh chi phí" mà còn phải "dựa trên sự tin tưởng".
Bên cạnh yếu tố địa lý, "các công ty hiện cũng đang tìm kiếm sự tin cậy và ổn định chính sách", Thủ tướng Modi nói. "Ấn Độ là nơi có tất cả những tiêu chuẩn này". Dù không nhắc đích danh Bắc Kinh, nhưng bài phát biểu của người đứng đầu chính phủ Ấn Độ được cho là phù hợp với xu hướng tách rời khỏi Trung Quốc gần đây, khi hai cường quốc châu Á này đang đối đầu trên tuyến biên giới Himalaya.
Bài phát biểu cũng diễn ra trong bối leo thang căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19. Nhiều quốc gia phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc đã phải hứng chịu sự gián đoạn chuỗi cung ứng, làm nổi bật lên nhu cầu đa dạng hóa.
| Giới chuyên gia: Quan hệ Mỹ-Trung hiện đan xen chặt chẽ với nhau |
Ông Modi đã đề cập chủ đề "Điều hướng những thách thức mới" của diễn đàn, nói rằng Ấn Độ đang trở thành điểm thu hút hàng đầu về đầu tư nước ngoài. “Dù ở châu Mỹ hay Vịnh Ba Tư, châu Âu hay châu Đại dương, thế giới đều tin tưởng vào chúng tôi”, ông cũng lưu ý rằng, quốc gia Nam Á này đã nhận được hơn 20 tỷ USD dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2020, với những kế hoạch đầu tư dài hạn của một số "gã khổng lồ" như Google, Amazon và Mubadala.
Hiện nay, 1,3 tỷ dân của đất nước sông Hằng đã bắt tay vào sứ mệnh "tự lực cánh sinh". Mục tiêu của chiến dịch "Aatmanirbhar Bharat" (Ấn Độ tự chủ) là để đảm bảo "sức mạnh của Ấn Độ đóng vai trò như một lực lượng phân cực toàn cầu". "Một Ấn Độ tự chủ và hòa bình đảm bảo một thế giới tốt đẹp hơn”, ông nói.
Giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
Trong khi đó, chương trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Nhật Bản hiện đã công nhận Ấn Độ và Bangladesh là những điểm đến đủ điều kiện cho các công ty rời khỏi Trung Quốc.
Nhật Bản sẽ dành 23,5 tỷ Yen (tương đương 221 triệu USD) cho các công ty chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia Đông Nam Á. Số tiền này được trích từ ngân sách bổ sung của Chính phủ cho tài khóa 2020.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã mở đợt ứng tuyển lần thứ hai, thêm "các dự án đóng góp vào khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng Nhật Bản- ASEAN” vào danh sách các di dời đủ tiêu chuẩn, nhắm đến việc di chuyển sang các nước như Ấn Độ và Bangladesh.
Các nhà sản xuất có thể nhận được các khoản trợ cấp cho các nghiên cứu về tính khả thi và các chương trình thử nghiệm. Tổng số tiền được cấp dự kiến lên đến hàng chục triệu USD.
Công nhân lắp ráp máy điều hòa không khí cho Tập đoàn Daikin Industries của Nhật Bản tại nhà máy ở Neemrana, Ấn Độ. (Nguồn: Reuters) |
Chương trình này nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào một số ít liên kết trong các chuỗi cung ứng của họ, đặc biệt là Trung Quốc và đảm bảo dòng chảy ổn định của các sản phẩm như vật tư y tế và linh kiện điện tử trong trường hợp khẩn cấp. Vấn đề này được đặt lên hàng đầu với lệnh đóng cửa của Trung Quốc trong những ngày đầu của đại dịch.
Đợt trợ cấp đầu tiên được công bố vào tháng 7 đã rót hơn 10 tỷ Yen cho 30 công ty chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á, bao gồm Hoya - công ty đang chuyển sản xuất linh kiện điện tử sang Việt Nam và Lào, và Sumitomo Rubber Industries - tập đoàn sẽ sản xuất găng tay cao su tại Malaysia.
Trong khi đó, 57 công ty khác đang nhận được sự hỗ trợ để chuyển các cơ sở sản xuất về Nhật Bản, chẳng hạn như Iris Ohyama – công ty đầu tiên được phê duyệt - đang sản xuất khẩu trang tại cơ sở chính của mình ở tỉnh Miyagi. Những cái tên nổi bật khác được chấp thuận trợ cấp bao gồm Sharp, công ty sản xuất thuốc y tế Shionogi và nhà sản xuất thiết bị y tế Terumo.
| Tin thế giới ngày 4/9: Nga muốn đối thoại với Đức về vụ Navalny; Mỹ-NATO đem quân sát Belarus; phát ngôn gây bão của ông Trump TGVN. Vụ chính trị gia đối lập Nga bị đầu độc, tình hình Belarus, bầu cử Mỹ 2020, căng thẳng Ấn-Trung và vaccine Covid-19 Mỹ ... |
| Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp CNTT Ấn Độ TGVN. Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) nhờ sở hữu nhiều nhân tài trẻ tuổi và ... |
| New Delhi đưa ra kế hoạch 'Vì Ấn Độ tự lực', chủ trương giảm phụ thuộc vào Trung Quốc TGVN. Sau cuộc đụng độ biên giới vào tháng 6 giữa hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới, Ấn Độ đang tiến hành ... |