New Delhi đưa ra kế hoạch 'Vì Ấn Độ tự lực', chủ trương giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Lan Phương
TGVN. Sau cuộc đụng độ biên giới vào tháng 6 giữa hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới, Ấn Độ đang tiến hành một cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc, với lệnh cấm hầu hết mọi thứ, từ các ứng dụng di động phổ biến đến đấu thầu các dự án công.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Chưa muốn nói chuyện trên bàn đàm phán biên giới, Trung Quốc buộc Ấn Độ đưa ra lựa chọn khó khăn
Trung Quốc khẳng định hai bên đã rút hoàn toàn quân tại các điểm nóng trên biên giới chung, Ấn Độ lên tiếng
new delhi dua ra ke hoach vi an do tu luc chu truong giam phu thuoc vao trung quoc
Căng thẳng Trung Quốc-Ấn Độ đã vượt ra khỏi ranh giới của kinh tế. (Ảnh: Michael Tsang)

Kế hoạch “Vì Ấn Độ tự lực” được Thủ tướng Narendra Modi đưa ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 càng khẳng định vai trò quan trọng của sản xuất trong nước.

"Cuộc tấn công kỹ thuật số"

59 ứng dụng của Trung Quốc bao gồm TikTok, WeChat, Alibaba bị Chính phủ Ấn Độ áp đặt lệnh cấm vào cuối tháng 6 vừa qua. Bộ trưởng Công nghệ Thông tin Ấn Độ Ravi Shankar Prasad gọi đó là "cuộc tấn công kỹ thuật số".

"Đây không chỉ là ứng dụng mà còn là cơ quan tuyên truyền của Chính phủ Trung Quốc", Ashwani Mahajan, người lãnh đạo Swadeshi Jagran Manch (một nhóm liên kết với Đảng Nhân dân Ấn Độ của Thủ tướng Modi) nói với Nikkei Asian Review. Ông Mahajan cũng cáo buộc các ứng dụng của Trung Quốc với hành vi trộm cắp dữ liệu. "Chúng tôi sẽ yêu cầu Chính phủ ngăn chặn ngay từ kho ứng dụng Google và những nơi khác, nơi mà các ứng dụng này có thể được tải xuống", ông nói. "Bất kỳ ứng dụng nào không tuân thủ luật pháp Ấn Độ đều không được phép".

Theo Reuters, Roposo - ứng dụng chia sẻ video của Ấn Độ tương tự TikTok được ra mắt từ năm 2014 – nhanh chóng lên ngôi ở thị trường Ấn Độ. Số lượng người dùng của Roposo tăng vọt 22 triệu chỉ trong vòng hai ngày sau khi đất nước sông Hằng cấm các ứng dụng Trung Quốc.

Cũng theo báo cáo của Sensor Tower vào ngày 23/7, ứng dụng Dubsmash và Zilli có tổng số lượt tải tăng 155% trong ba tuần sau khi chặn TikTok so với ba tuần trước đó.

Tin liên quan
Tin thế giới ngày 4/8: Sai lầm lớn nhất lịch sử Mỹ, Pháp Tin thế giới ngày 4/8: Sai lầm lớn nhất lịch sử Mỹ, Pháp 'xuống tay' với Hong Kong, Trung Quốc ra mặt vì TikTok. Vaccine ngừa Covid-19 Nga sắp ra lò

Lý do cho lệnh cấm

Cùng ngày 23/7, Chính phủ Ấn Độ đã công bố các hạn chế tham gia đấu thầu các dự án công đối với các nhà thầu từ Trung Quốc và các quốc gia láng giềng của Ấn Độ. Giới truyền thông cũng loan tin rằng, New Delhi sẽ loại trừ các "ông lớn" công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE khỏi mạng 5G sắp tới của Ấn Độ và tăng thuế đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất

Các nhà phân tích nói rằng, công nghệ kỹ thuật số là một lợi thế đáng kể cho Bắc Kinh trước đây. Theo Gateway House - nhóm chuyên gia có trụ sở tại Mumbai, Trung Quốc đã sử dụng các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong 5 năm qua để thâm nhập vào hệ sinh thái trực tuyến của Ấn Độ bằng các ứng dụng và điện thoại thông minh phổ biến. Các nhà đầu tư công nghệ Trung Quốc đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp Ấn Độ. Điện thoại thông minh Trung Quốc như Oppo và Xiaomi dẫn đầu thị trường Ấn Độ với thị phần ước tính 72%, vượt xa Samsung và Apple.

Giải thích lí do cho lời kêu gọi áp đặt lệnh cấm, ông Mahajan nói rằng, các sản phẩm của Trung Quốc rất rẻ "bởi vì chúng được Chính phủ Trung Quốc trợ cấp rất nhiều".

Báo cáo đệ trình lên Quốc hội Ấn Độ năm 2018 cho biết, Chính phủ Trung Quốc giảm giá tới 17% cho các nhà xuất khẩu, giúp hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu rẻ hơn 5-6% so với các đối tác Ấn Độ.

Kế hoạch cũ, tên gọi mới?

Vào ngày 12/5, Thủ tướng Modi đã công bố chiến dịch Kế hoạch Aatmanirbhar Bharat – “Vì một Ấn Độ tự lực”. Nhà lãnh đạo 69 tuổi đã công bố gói kinh tế trị giá 20.000 tỷ Rupee (tương đương 266 tỷ USD) nhằm làm cho đất nước tự chủ hơn và thúc đẩy sản xuất trong nước để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid-19 gây ra, với hơn 1,8 triệu ca nhiễm, hơn 38.000 ca tử vong tính đến ngày 3/8 và hàng chục nghìn lao động nhập cư đã bị mất việc làm.

Mặc dù vậy, nhiều người hoài nghi Kế hoạch chỉ là một khẩu hiệu chứ thiếu tính thực tế, theo sau các kế hoạch trước đây như “Make in India”, “Stand Up India” và “Start Up India” – vốn bị các nhà phê bình đánh giá, gần như không có hiệu quả. Sau khi lên nắm quyền vào năm 2014, các chính sách của ông Modi chưa thực sự hiệu quả để nâng đỡ nền kinh tế. Tăng trưởng thậm chí chậm lại ngay cả trước khi dịch Covid-19 xảy ra. Tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm xuống còn 4,2% trong năm tài khóa vừa qua so với mức 8,3% bốn năm trước.

new delhi dua ra ke hoach vi an do tu luc chu truong giam phu thuoc vao trung quoc
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thúc đẩy tự chủ kinh tế sau cuộc đụng độ với Trung Quốc dọc theo biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya vào giữa tháng Sáu. (Nguồn: Reuters)

Giáo sư N. R. Bhanumurthy của Viện Tài chính và Chính sách Quốc gia có trụ sở tại New Delhi coi, “Vì một Ấn Độ tự lực” là "một chiến lược chính sách rất dài hạn", nhưng không phải là một chiến lược hoàn toàn mới so với “Make in India”.

Trong khi đó, Sunil Kumar Sinha, nhà kinh tế chính tại chi nhánh Ấn Độ của Fitch Group cho biết: "Chúng ta có hơn 80 tỷ USD quan hệ thương mại với Trung Quốc. Không thể nói rằng, vào một ngày, chúng ta dừng lại và tìm một giải pháp thay thế nhanh chóng. Điều đó là không thể!”

Chuyên gia Sinha phản đối các chính sách được công bố gần đây của Ấn Độ đối với Trung Quốc và ông cho rằng, đó “chỉ là những lời hoa mỹ của giới lãnh đạo chính trị”. Ông dự báo sẽ không có gì thay đổi trên thực tế.

"Nếu chúng ta thực sự muốn thay đổi, tôi nghĩ rằng, một số điều cần phải được thực hiện nhằm cải thiện năng suất và kinh doanh của Ấn Độ, qua đó giúp cho chúng ta cạnh tranh hơn trên toàn cầu," nhà kinh tế của Fitch Group nói. "Chỉ khi đó, New Delhi mới có thể giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh”.

Chuyên gia: Mỹ có thể lấp đầy ‘khoảng trống công nghệ’ tại Ấn Độ do Trung Quốc tạo ra

Chuyên gia: Mỹ có thể lấp đầy ‘khoảng trống công nghệ’ tại Ấn Độ do Trung Quốc tạo ra

TGVN. Giới phân tích cho rằng, lệnh cấm của Ấn Độ tới các công ty công nghệ Trung Quốc giữa những cáo buộc về đại ...

Căng thẳng Ấn Độ-Trung Quốc: New Delhi 'tăng đòn' trên thương trường

Căng thẳng Ấn Độ-Trung Quốc: New Delhi 'tăng đòn' trên thương trường

TGVN. Tối 23/7, Ấn Độ ra tuyên bố cho hay, New Delhi đã áp đặt các biện pháp nhằm kiểm soát những nhà đấu thầu ...

Washington kêu gọi New Delhi giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh, Ấn Độ-Trung Quốc đạt thỏa thuận mới

Washington kêu gọi New Delhi giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh, Ấn Độ-Trung Quốc đạt thỏa thuận mới

TGVN. Ngày 22/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng, cuộc đụng độ biên giới gần đây giữa New Delhi và Bắc Kinh là thí dụ ...

Lan Phương (theo Nikkei Asian Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động