Ấn Độ đang lỡ ‘chuyến xe buýt’ với Việt Nam

TGVN. Mạng The Hindu Business Line hôm 2/9 đăng bài viết đánh giá, Ấn Độ vốn đã không thể bắt kịp Trung Quốc, nay cũng đang bị lỡ “chuyến xe buýt” với Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Trung Quốc đổ lỗi lẫn nhau trong cuộc hội đàm tại Nga
Ấn Độ: Số ca mắc Covid-19 vượt 4 triệu, ngày thứ ba liên tiếp có hơn 80.000 ca mắc mới


Theo bài viết, Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới vào năm 1986, sau Trung Quốc vào cuối những năm 1970 và trước Ấn Độ vào năm 1991. Ít ai hoài nghi Việt Nam đã đạt được những thành công lớn về kinh tế. Ngày nay, Mỹ nhập khẩu nhiều hàng may mặc từ Trung Quốc, Bangladesh và Việt Nam hơn là từ Ấn Độ.

Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng chuyển dịch toàn cầu có một không hai, đe dọa làm lung lay vị thế công xưởng thế giới được lựa chọn của nước này. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã nổi lên như một lựa chọn ưu tiên của các công ty điện tử và điện thoại di động đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc.

3153-an-do-lo-xe-bus
Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hằng năm của Việt Nam chứng kiến mức tăng 3%, trong khi Ấn Độ tăng trưởng âm 24% trong cùng kỳ. (Nguồn: Getty Images)

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng với tốc độ trung bình 18%/năm trong 10 năm qua cho đến năm 2019, so với mức 5% của Ấn Độ. Trong cùng kỳ, Việt Nam xuất siêu 47 tỷ USD, lại là một bước tiến đáng kể so với mức nhập siêu 13 tỷ USD vào năm 2010. Trong khi Việt Nam bắt đầu xuất siêu, nhập siêu của Ấn Độ đã tăng từ 130 tỷ USD năm 2010 lên 156 tỷ USD vào năm 2019.

Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong năm 2019 bao gồm máy móc và thiết bị điện chiếm 41%, may mặc 11%, giày dép 8%, máy móc và thiết bị cơ khí 5%. Các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2010-2019 là máy móc và thiết bị điện, với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10% năm 2010 lên 42% năm 2019, trong đó, xuất khẩu cao nhất được ghi nhận đối với mặt hàng điện thoại di động chiếm 13%, tiếp theo là mạch tích hợp điện tử 7% và linh kiện điện thoại di động 6%. Mỹ, UAE và Áo chiếm 40% lượng điện thoại di động xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019.

So với các mặt hàng xuất khẩu theo định hướng công nghệ và sản xuất của Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ chủ yếu bao gồm các sản phẩm sản xuất công nghệ thấp, như nhiên liệu khoáng sản chiếm 14%, ngọc trai 11%, máy móc 6%, hóa chất hữu cơ 5% và ô tô 5%. Ấn Độ có thể là điểm đến lý tưởng cho sản xuất công nghệ cao, nhưng Việt Nam mới là nước đi đầu. Tỷ lệ xuất khẩu công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam là 40%, trong khi ở Ấn Độ, tỷ lệ này khá thấp, chỉ 9% vào năm 2018.

Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc sở hữu một trong những cơ sở lớn nhất bên ngoài nước này đặt tại Việt Nam. Năm 2012, Samsung đã thành lập một doanh nghiệp sản xuất màn hình hiển thị cỡ lớn (LFD), Samsung Display Solutions cung cấp các sản phẩm LED dòng SMART của công ty. Trên thực tế, Samsung lắp ráp một nửa số thiết bị di động toàn cầu của hãng này tại Việt Nam và đã được hưởng lợi lớn sau chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Năm 2018, tổng doanh thu của Samsung Electronics tại Việt Nam lên tới 66 tỷ USD, tương đương 28% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.

Tháng 6 vừa qua, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), về cơ bản sẽ cho phép các nhà sản xuất châu Âu đầu tư vào Việt Nam và từ đó có thể xuất khẩu sang các thị trường khác ở châu Á-Thái Bình Dương mà Việt Nam dành quyền tiếp cận ưu đãi. Thật không may, điều này diễn ra khi các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang mất thị phần vào tay Việt Nam tại thị trường EU. Thị phần xuất khẩu của Ấn Độ sang EU chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ. Từ năm 2009-2018, xuất khẩu của Ấn Độ sang EU tăng 1,6 lần, nhưng con số này của Việt Nam tăng tới 4,4 lần.

Với xu hướng đang diễn ra trên toàn cầu, nếu hoạt động sản xuất tiếp tục chuyển dịch khỏi Trung Quốc thời hậu chiến tranh thương mại, không khó hiểu khi các doanh nghiệp chuyển đến Việt Nam. Sau khi các doanh nghiệp thiết lập cơ sở tại Việt Nam, họ có thể xem xét tái xuất khẩu trở lại Trung Quốc hoặc mở rộng hoạt động sang các nền kinh tế ASEAN khác và EU. Ấn Độ sẽ vẫn thiếu những lợi thế này.

Để xoay chuyển tình hình, Ấn Độ cần nhận ra mình đang sai ở đâu. Kể từ khi tự do hóa, nước này đã áp dụng nhiều chính sách, từ “Chính sách sản xuất quốc gia” trước đây cho đến “Sản xuất tại Ấn Độ” hiện nay, nhưng tỷ trọng sản xuất trong xuất khẩu của Ấn Độ vẫn rất thấp.

Việt Nam đã phát triển như một điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vì nước này cung cấp nguồn lao động giá rẻ trong khi tạo môi trường thân thiện và giảm thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài. Theo dữ liệu có sẵn, trong số 56 công ty đã rời khỏi Trung Quốc kể từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, chỉ có 8 công ty đầu tư vào Ấn Độ, trong khi 26 công ty chuyển cơ sở sang Việt Nam.

Ấn Độ cần phản ứng mau lẹ với bối cảnh toàn cầu đang thay đổi. Gần đây, do chiến tranh thương mại, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra mức thuế kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp lớn muốn chuyển dịch sản xuất. Ví dụ, hai mức thuế doanh nghiệp ưu đãi chung là 10% và 20% được áp dụng cho các dự án sản xuất lớn đủ điều kiện trong 15 năm và 10 năm. Trái lại, mức thuế chuẩn của Ấn Độ là 40% đối với các công ty nước ngoài và chi nhánh của công ty nước ngoài tại đây. Cộng với phụ phí và “thuế chồng thuế”, mức thuế cao nhất trên thực tế là 43,68% đối với các công ty nước ngoài.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh Covid-19 hoành hành, xuất khẩu của Việt Nam gần như ngang bằng với Ấn Độ. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hằng năm của Việt Nam chứng kiến mức tăng 3%, trong khi Ấn Độ tăng trưởng âm 24% trong cùng kỳ. Có 90% thương mại hàng hóa của Việt Nam thông qua các cảng biển. Với Ấn Độ, mặc dù có đường bờ biển dài gần gấp đôi Việt Nam, nước này đã không thể tận dụng điều đó để mang lại lợi ích cho mình. Một phần nguyên nhân là do một số cảng biển có vấn đề về nạo vét, không giống như ở Việt Nam có các cảng nước sâu.

Trong tương lai, Ấn Độ cần thực hiện một phân tích kỹ lưỡng để cạnh tranh với các quốc gia ở châu Á, dù là về các hiệp định thương mại tự do, tạo môi trường kinh doanh thân thiện và ổn định, hay khuyến khích tài chính, tạo kết nối đầy đủ và quan trọng nhất là lao động giá rẻ có chất lượng. Hãy chờ xem liệu Ấn Độ có thể hỗ trợ các công ty toàn cầu thiết lập nhà máy ở nước này khi họ cần nhất hay không.

Đức gia nhập 'câu lạc bộ' Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đức gia nhập 'câu lạc bộ' Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TGVN. Chính phủ Đức vừa thông qua chiến lược đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có tên gọi "Định hướng đối với khu vực ...

Ngoại giao trong tuần: Kỷ niệm Quốc khánh 2/9 ở nước ngoài, phản đối tập trận ở Biển Đông

Ngoại giao trong tuần: Kỷ niệm Quốc khánh 2/9 ở nước ngoài, phản đối tập trận ở Biển Đông

TGVN. Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong tuần từ ngày 31/8-5/9.

Cập nhật 7h ngày 5/9: Tiếp đà tăng 'phi mã', Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới cao chưa từng có. Nga xuất xưởng lô vaccine đầu tiên

Cập nhật 7h ngày 5/9: Tiếp đà tăng 'phi mã', Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới cao chưa từng có. Nga xuất xưởng lô vaccine đầu tiên

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h ngày 5/9, toàn cầu ghi nhận 26.760.085 người nhiễm Covid-19, trong đó có 877.881 trường hợp ...

Đọc thêm

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Trên trang cá nhân, Thúy Diễm thường xuyên khoe sắc vóc rạng rỡ, ngọt ngào và không kém phần gợi cảm.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố ...
Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Kết thúc vòng 34, Real Madrid vô địch La Liga với 87 điểm, hơn Girona 13 điểm và Barcelona 14 điểm, khi giải chỉ còn 4 vòng đấu.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Liverpool vs Tottenham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL...
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Trạm cứu hộ trái tim tập 25: Luật sư Vinh theo đuổi Mỹ Đình

Trạm cứu hộ trái tim tập 25: Luật sư Vinh theo đuổi Mỹ Đình

Trạm cứu hộ trái tim tập 25, Nghĩa căng thẳng khi đề cập việc kết hôn với An Nhiên, Luật sư Quốc Vinh theo đuổi Mỹ Đình?
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 khẳng định những cuộc đàm phán với Israel không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/5.
Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bahamian nói với truyền thông rằng đội quân Kenya đầu tiên cùng lực lượng an ninh đa quốc gia ​​​​đến Haiti vào ngày 26/5.
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm qua.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động