ITEC được triển khai vào năm 1964, là một chương trình nâng cao năng lực lâu đời và thành công của Chính phủ Ấn Độ thông qua việc chia sẻ hoạt động thực tiễn và kinh nghiệm cho 160 quốc gia đối tác, trong đó có Việt Nam.
Các đại biểu tham dự sự kiện chụp ảnh lưu niệm. (Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam) |
Hợp tác phát triển luôn đóng vai trò trung tâm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Ấn Độ luôn là đối tác phát triển kiên định và đáng tin cậy thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực trong suốt những năm qua.
Chương trình ITEC bao gồm một loạt các hoạt động trong nhiều lĩnh vực: hỗ trợ thành lập các tổ chức và cơ sở giáo dục, hỗ trợ cung cấp giảng viên và thiết bị, cũng như đào tạo nhân sự tại các tổ chức nổi tiếng ở Ấn Độ.
Trong những năm qua, chương trình đã đào tạo hơn 200.000 cán bộ đến từ hơn 160 quốc gia trong lĩnh vực dân sự và quốc phòng. Ngay cả trong thời kỳ bị gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra, chương trình ITEC vẫn được tiếp tục triển khai thường xuyên thông qua các khóa trực tuyến hay còn gọi là e-ITEC.
Ngoài các chương trình đào tạo đa quốc gia được lên kế hoạch trước, Ấn Độ còn cung cấp chương trình đào tạo dành riêng cho từng quốc gia trong các lĩnh vực quản trị và kỹ năng cụ thể thông qua những chương trình đào tạo được các tổ chức hàng đầu ở Ấn Độ thiết kế và giảng dạy.
Chương trình ITEC - chương trình hợp tác phát triển hàng đầu giữa Ấn Độ-Việt Nam, bắt đầu từ những năm 1970. Sự hiện diện của đội ngũ hơn 3400 cựu học viên ITEC tại Việt Nam phản ánh mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, đặc biệt trong các lĩnh vực nâng cao năng lực và - chia sẻ chuyên môn.
Sự phù hợp và hữu ích của chương trình ITEC tại Việt Nam được thể hiện qua số lượng học bổng ITEC ngày càng tăng, hiện có khoảng 200 suất học bổng ITEC dân sự và quốc phòng dành cho Việt Nam.
Chương trình ITEC bao gồm phát triển nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ thông tin, hành chính công, doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh, phát triển nông thôn, các vấn đề quốc hội, báo chí, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, tài nguyên nước, tài chính, kế toán, khoa học vũ trụ, an ninh mạng..
Tương tự, lĩnh vực quốc phòng có các chương trình đào tạo về gìn giữ hòa bình, an ninh và chiến lược của Liên hợp quốc, quản lý quốc phòng, kỹ thuật hàng hải và hàng không, hậu cần và quản lý, hải văn, chống khủng bố & chống bạo loạn..
Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực trong lĩnh vực quốc phòng trong khuôn khổ chương trình ITEC là một trong những cam kết ưu tiên với Việt Nam.
Các khóa học ITEC tại các cơ sở huấn luyện quân đội khác nhau bắt đầu từ những năm 1990 và kể từ đó, hơn 1.000 sĩ quan Việt Nam đã tham gia các khóa học khác nhau tại các cơ sở huấn luyện Lục quân, Hải quân và Không quân Ấn Độ.
Các khóa đào tạo dài hạn cũng được tổ chức cho sĩ quan Việt Nam tại các học viện uy tín như Học viên Quốc phòng (NDA). Học viên Quân sự Ấn Đô (IMA), Học viện Không quân (AFA), Cao đẳng Tham mưu Quốc phòng (DSSC), Cao đẳng Quân lý Quốc phòng (CDM) và Cao đẳng Quốc phòng (NDC). Ấn Đô cũng có các Đội Huấn luyên tại Trường Đại học Thông tin Liên lạc, Học viện Hải quân và Trường Sĩ quan Không quân Nha Trang...
Ngày ITEC là sự kiện thường niên do Đại sử quán Ấn Độ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quản tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm làm mới lại mối quan hệ giữa Ấn Độ với các cựu học viên ITEC tại Việt Nam – những người được coi là cầu nối với Việt Nam bằng cách đóng góp vào tình hữu nghị, sự thấu hiểu và trân trọng lẫn nhau, đặc biệt ở cấp độ giao lưu nhân dân giữa. |