An Giang phê duyệt phương án quản lý khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư

CHIẾN KHU
Baoquocte.vn. Để phát huy tiềm năng du lịch rừng tràm Trà Sư, Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, giai đoạn 2021 - 2030”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Rừng tràm Trà Sư là nơi du lịch yêu thích của các bạn trẻ. (Ảnh: Chiến Khu)
Rừng tràm Trà Sư là nơi du lịch yêu thích của các bạn trẻ. (Ảnh: Chiến Khu)

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cho biết, tỉnh vừa phê duyệt “Phương án quản lý rừng bền vững Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, giai đoạn 2019-2030”.

Mục tiêu của phương án quản lý là bảo vệ những sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu và độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước ở vùng đồng bằng ngập nước ven sông Cửu Long; bảo vệ nơi cư ngụ của các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm, cung cấp nguồn giống sinh vật tự nhiên như thực vật, thủy sản và động vật hoang dã cho vùng Tây Sông Hậu.

Tổng diện tích Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 về quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 là 1.050 ha. Phân theo hiện trạng sử dụng đất rừng trồng gỗ ngập phèn là hơn 707 ha; đất trống ngập nước phèn và đất mặt nước gần 122 ha; đất đang trồng lúa nước hơn 200 ha và đất khác hơn 18 ha.

Các phân khu chức năng khu bảo vệ nghiêm ngặt diện tích 365 ha, chiếm 35% tổng diện tích tự nhiên của khu bảo vệ cảnh quan; phân khu phục hồi sinh thái diện tích 523 ha, chiếm 50% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo vệ cảnh quan; phân khu dịch vụ hành chính diện tích 162 ha, chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên của khu bảo vệ cảnh quan.

Tổng diện tích vùng đệm của Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư quy hoạch ổn định cho giai đoạn đến năm 2030 là gần 1.140 ha; được xác định bao gồm một phần diện tích của xã Văn Giáo 378,7 ha, xã Vĩnh Trung 383,3 ha, xã Thới Sơn 30,5 ha thuộc huyện Tịnh Biên và một phần diện tích của xã Ô Long Vỹ 345 ha thuộc huyện Châu Phú.

Phương án xác định, bảo vệ diện tích rừng gồm toàn bộ diện tích lâm phần hiện có là 1.050 ha, gồm đất có rừng là 707,32 ha, đất chưa có rừng và đất mặt nước 342,68 ha; bảo tồn đa dạng sinh học góp phần bảo tồn các loài động, thực vật đặc hữu của rừng tràm Trà Sư, bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan rừng tràm Trà Sư trên đất ngập nước tiêu biểu vùng Tây sông Hậu phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển du lịch sinh thái.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh An Giang sẽ triển khai dự án khôi phục rừng tràm và hệ sinh thái đất ngập nước Trà Sư, gồm 2 hạng mục như vệ sinh, nuôi dưỡng rừng trồng 425 ha với biện pháp chặt dọn cây chết, đổ ngã, tỉa những đám cây có mật độ dày; trồng dặm vào diện tích rừng bị thiệt hại 60 ha.

Giai đoạn 2021-2030, tỉnh đầu tư các công trình phục vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng bao gồm 2 tháp quan sát cao 25 m; 2 chốt bảo vệ rừng; xây dựng hệ thống đê bao ở khu vực mở rộng của Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư; tu bổ, nâng cấp hệ thống thủy lợi Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư...

Dự kiến, tổng vốn đầu tư của phương án quản lý rừng bền vững Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư giai đoạn 2019-2030 là hơn 90 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách (vốn sự nghiệp) gần 23,4 tỷ đồng (chiếm 25,76%); vốn ngân sách (đầu tư công) hơn 67 tỷ đồng (chiếm 74,24%) và vốn đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái trên diện tích cho thuê môi trường rừng do nhà đầu tư, đơn vị được thuê môi trường rừng tự đầu tư.

Để triển khai thực hiện phương án, thời gian tới, tỉnh An Giang sẽ chuyển diện tích 15 ha khoảnh 3A thuộc phân khu dịch vụ hành chính nằm về phía Tây rừng đặc dụng ra khỏi lâm phần rừng đặc dụng, đồng thời quy hoạch bổ sung tương ứng diện tích 15 ha có hiện trạng là đất lúa nước nằm ở phía Bắc đưa vào lâm phần rừng đặc dụng Trà Sư.

Tỉnh điều chỉnh diện tích 76ha của khoảnh 6A từ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt sang phân khu phục hồi sinh thái để tạo thuận lợi trong công tác bảo tồn và kết hợp phát huy các giá trị kinh tế-văn hóa-xã hội của rừng đặc dụng Trà Sư, nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng.

Trước mắt, tỉnh giữ nguyên hiện trạng khu vực 205 ha mở rộng rừng đặc dụng Trà Sư về phía Bắc có hiện trạng là đất sản xuất lúa nước theo quy hoạch của Quyết định 1976/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Trần Anh Thư, phương án quản lý rừng bền vững khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư sẽ giúp tỉnh bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, cảnh quan rừng tràm và đất ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, làm cơ sở cho việc hợp tác về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đất ngập nước với các nước vùng hạ lưu sông Me Kong; giữ ổn định độ che phủ rừng đạt tỷ lệ trên 68%, đảm bảo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tại Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Về kinh tế, phương án sẽ tạo ra nguồn thu ổn định từ việc khai thác kinh doanh các dịch vụ từ rừng và môi trường rừng, hệ sinh thái rừng tràm ngập nước để phục vụ trở lại công tác bảo vệ rừng. Về xã hội, thu hút trên 70% số hộ dân vùng đệm vào tham gia các hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy-chữa cháy rừng, xây dựng và phát triển rừng, du lịch sinh thái tạo ra sản phẩm nhằm ổn định đời sống cho cộng đồng dân cư sống chủ yếu dựa vào rừng...

Tỉnh An Giang cũng kỳ vọng, thông qua việc cho thuê môi trường rừng tràm Trà Sư kinh doanh du lịch sinh thái sẽ tạo ra việc làm, góp phần cải thiện cuộc sống cho lao động làm nghề rừng ở địa phương, gắn với hiệu quả kinh doanh du lịch của đơn vị thuê môi trường rừng mà phương án mang lại.

Giữ vững bình yên biên giới Tân Châu

Giữ vững bình yên biên giới Tân Châu

Baoquocte.vn. Thị xã Tân Châu có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là tuyến đầu biên giới tỉnh An Giang đã thực hiện ...

Rừng tràm Trà Sư: Từ vùng trũng hoang hóa đến điểm du lịch lý tưởng

Rừng tràm Trà Sư: Từ vùng trũng hoang hóa đến điểm du lịch lý tưởng

Đến An Giang vào mùa nước nổi bạn hãy một lần du ngoạn trong rừng tràm Trà Sư (thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên), ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận ...
Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Baoquocte.vn. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ được tổ chức từ ngày 7-11/11, dự kiến có khoảng 800 đại biểu, khách mời trong nước và quốc tế.
Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Học viện Ngoại giao vừa giới thiệu chùm sách 'Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn từ Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân', bao gồm bốn tác phẩm mới nhất của ông.
Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024 kéo dài tưg 1/11 - 28/12), đi qua 4thành phố xinh đẹp của Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.
Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa truyền thống luôn là vấn đề được đề cao và coi trọng.
Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho mai sau

Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho mai sau

Viện Goethe Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Tài năng điện ảnh giới thiệu Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững.
Đêm hòa nhạc thắp sáng tình hữu nghị Việt Nam-Peru

Đêm hòa nhạc thắp sáng tình hữu nghị Việt Nam-Peru

Đại sứ quán Peru tại Việt Nam tổ chức thành công đêm nhạc 'Q' pop & Quechua Concert' nhằm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Peru.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Sở Du lịch Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An.
Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Các cuộc khảo sát bằng tia laser đã phát hiện một thành phố cổ rộng lớn thuộc nền văn minh Maya, có tuổi đời hàng thế kỷ ở Bán đảo Yucatán, Mexico.
Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Sóc Trăng hiện có trên 30 thương hiệu bánh pía được sản xuất từ nhiều cơ sở, doanh nghiệp, trong đó có những thương hiệu được xây dựng gần 100 năm.
Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Nhân rộng mô hình du lịch xanh là vô cùng cần thiết để phát triển du lịch bền vững cho Việt Nam.
Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Người Viking (có nguồn gốc Bắc Âu) đã từng đổ bộ lên nơi ngày nay là Newfoundland, Canada vào khoảng năm 1000 sau Công nguyên.
Phiên bản di động