Ông Pedro De Oliveira, tác giả người Brazil đoạt giải Nhất loại hình Sách Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII. (Ảnh: Minh Quân) |
Liệu đây có phải lần đầu tiên ông đến Việt Nam?
Đây là lần thứ hai tôi thăm Việt Nam. 14 năm trước, tôi đã có dịp đến đây trong một phái đoàn của Đảng Cộng sản Brazil.
Cũng trong năm 2008, Tổng thống Brazil khi đó là ông Lula da Silva cũng thăm Việt Nam.
Ông hãy chia sẻ đôi nét về cuốn sách giành giải của mình?
Cảm hứng của cuốn sách cũng như "mối duyên" của tôi với đất nước Việt Nam có lẽ bắt đầu vào năm 1968. Tại Brazil khi đó tôi là một sinh viên tham gia sôi nổi các phong trào phản đối chiến tranh vì hoà bình.
Khi đó, chúng tôi được xem một đoạn phim tài liệu ngắn về cuộc chiến của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chúng tôi đã phổ biến bộ phim tài liệu đó để cho các trường đại học và các sinh viên khác thấy những gì đang diễn ra ở Việt Nam và tham gia vào phong trào phản đối chiến tranh vì hòa bình.
Từ đó, tôi đặc biệt say mê nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và quan hệ quốc tế. Chúng tôi đã xuất bản cuốn sách về tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Việt Nam và nhiều lần tái bản.
Và cuốn sách Ho Chi Minh Vida e obra do lisder da lisder da libertação nacional do Vietnã (Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp vị lãnh tụ giải phóng dân tộc Việt Nam), Nhà xuất bản Anita Garibaldi (Brazil) đã vinh dự giành được giải thưởng này.
Ông Pedro De Oliveira lên nhận giải Nhất loại hình Sách, ngôn ngữ tiếng Bồ Đào Nha, Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII. (Ảnh: Anh Tuấn) |
Thời gian tới, ông có dự định viết thêm những tác phẩm gì về Việt Nam hay không?
Tôi đang tiếp tục nghiên cứu nhiều tài liệu, tư liệu về Việt Nam. Đó là lý do vì sao hôm tới tôi sẽ đến Thư viện Quốc gia Việt Nam để đọc thêm sách, có nhiều điều tôi rất muốn hiểu rõ thêm về đất nước các bạn.
Trong tương lai, chúng tôi đang cố gắng tái bản lần thứ ba cuốn sách này. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tiếp tục nghiên cứu cách chính phủ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội để có thể vận dụng cho đất nước Brazil. Đó là mục tiêu trước mắt của chúng tôi.
Bên cạnh đó, tôi cũng đang có dự định dịch cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ tiếng Việt sang tiếng Bồ Đào Nha và xin phép xuất bản cuốn sách này ở Brazil nếu có thể.
Bìa cuốn sách "Ho Chi Minh Vida e obra do lisder da lisder da libertação nacional do Vietnã" (Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp vị lãnh tụ giải phóng dân tộc Việt Nam), Nhà xuất bản Anita Garibaldi (Brazil). (Ảnh: Anh Tuấn) |
Nhân dịp tới Việt Nam để dự lễ trao giải, ông đã có thời gian thăm một số địa danh, di tích lịch sử ở Hà Nội. Ông cảm nhận như thế nào về đất nước và con người Việt Nam?
Thật vinh dự cho tôi khi được thăm Việt Nam, tôi luôn mong muốn được khám phá đất nước này nhiều hơn.
Mặt khác, Brazil hiện đang thay đổi chính quyền. Vừa qua, chúng tôi đã bầu lại ông Lula da Silva làm Tổng thổng và nhiều vấn đề trong chính trường Brazil có thể tìm ra lời giải từ những câu chuyện, bài học kinh nghiệm của Việt Nam.
Tôi nghĩ Việt Nam là một ví dụ để chúng tôi tham khảo và học tập. Đó cũng là lý do tại sao tôi ở đây, tham gia một dự án nghiên cứu về đất nước Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề mới đối với chúng tôi.
Ngoài kế hoạch thăm Thư viện Quốc gia, trong những ngày tới ông có dự định gì ở Việt Nam?
Tôi dự định đến trao đổi với Khoa tiếng Bồ Đào Nha tại Đại học Hà Nội. Bởi vì tôi đã có mối quan hệ với Khoa này từ lâu thông qua một giảng viên, giáo sư người Bồ Đào Nha tại Việt Nam.
Chúng tôi đang cùng nhau làm cuốn Từ điển Bồ Đào Nha - Việt Nam và hy vọng có thể hoàn thành vào cuối năm nay để xuất bản.
Đối với cả hai nước chúng ta, điều này rất quan trọng vì hiện chưa có trường dạy tiếng Việt ở Brazil. Cuốn từ điển này sẽ là một công cụ quan trọng để hai nước chúng ta hiểu biết thêm về ngôn ngữ của nhau.
Xin cảm ơn ông!
Tác giả Pedro De Oliveira phát biểu cảm tưởng tại Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII. (Ảnh: Anh Tuấn) |
| Những điều cần biết về văn hóa giao tiếp của người Đức (Phần 1) Văn hóa ứng xử được người Đức coi như một thước đo để đánh giá về cá nhân hay tập thể. Cùng tìm hiểu văn ... |
| Đối ngoại trong tuần: Tổng Bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc; Việt Nam-Đan Mạch tăng cường hợp tác tăng trưởng xanh Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ ngày 31/10-6/11. |
| Tiên phong mở đường, đột phá trong chuyển đổi phương thức thông tin đối ngoại Phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ 8, tối 5/11, Thường trực Ban Bí thư Võ ... |
| Bộ Ngoại giao tổ chức khoá bồi dưỡng về thông tin đối ngoại và kỹ năng truyền thông Trong hai ngày từ 3-4/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tại Việt ... |
| Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng từ góc nhìn thông tin đối ngoại tại các Cơ quan đại diện Vai trò của thông tin đối ngoại đã được Đảng và Nhà nước xác định rõ là một bộ phận rất quan trọng trong công ... |