Ảnh minh họa. |
Đồng EUR lần đầu tiên được đưa ra với tỷ giá hối đoái bằng 1,1789 USD ngày 4/1/1999 và giảm xuống dưới mức đó trước khi phục hồi vào đầu những năm 2000.
Hôm qua, đồng EUR chạm mức thấp 1,1756 USD mất 0,2 cent trong một ngày. Đó là ngày thứ mười liên tiếp trong chuỗi giảm giá của đồng tiền chung này.
Đồng EUR liên tục giảm giá trong những tháng gần đây khi nền kinh tế khu vực phải vật lộn nhằm duy trì sự phục hồi và lạm phát tiếp tục giảm, thắp lên những kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ mở rộng chương trình mua trái phiếu của mình bao gồm cả nợ có chủ quyền.
Ngược lại, chỉ số đồng USD, tiếp tục hướng tới mức cao nhất kể từ tháng 11/2005 khi nhà đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất trong nửa năm tới.
Mặc dù lạm phát vẫn còn nhẹ nhàng, việc Mỹ phục hồi kinh tế dự kiến sẽ thúc đẩy Fed nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006 - có thể vào khoảng đầu tháng Tư. Điều đó đã thúc đẩy việc đánh cược vào đồng USD, đẩy chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất 92.52, gần với mức 92,63 cách đây chín năm.
David Bloom, người đứng đầu nghiên cứu tài chính tại HSBC, dự đoán rằng hành động này chỉ là sự khởi đầu của một “cuộc nổi dậy” mạnh mẽ của USD trong năm 2015, khi chính sách tiền tệ phân kỳ từ Châu Âu và Nhật Bản, nơi có các ngân hàng trung ương vẫn đang ở chế độ nới lỏng.
"Việc đồng USD tăng giá vẫn còn tiếp tục tiến xa", ông cho biết, "một năm trước, chúng tôi cho rằng sức mạnh của đồng USD sẽ là chủ đề thống trị trong thị trường tiền tệ trong năm 2014, và thực tế đã minh chứng đồng đô la là đồng tiền chuyển biến tốt nhất trên thế giới. Chúng tôi mong đợi một sự lặp lại trong năm 2015".
Ông Bloom lập luận rằng kể từ khi đồng USD tăng khoảng 10% hồi mùa hè năm ngoái đã cho thấy một sự “nổi dậy” nhẹ so với các giai đoạn trước đây của đồng bạc xanh. Các "cuộc nổi dậy lớn" hồi đầu những năm 1980 và cuối năm 1990 ghi nhận chỉ số đồng USD lần lượt leo lên 90% và 50%, và trung bình USD hồi phục khoảng 20%.
Một đồng đô la mạnh hơn sẽ đem lại lợi ích cho Nhật Bản và châu Âu, nơi mà những đồng tiền yếu hơn sẽ giúp nền kinh tế trụ chống và nâng lạm phát. Nhưng một số nhà quản lý tiền tệ và các nhà phân tích băn khoăn liệu đây có phải là tin xấu đối với các nước đang phát triển.
Quản lý quỹ Hedge Stephen Jen tuần qua đã viết thông báo gửi khách hàng: dự đoán rằng có thể có một số thị trường mới nổi “vỡ trận” trong năm tới, khi Fed tăng lãi suất, hỗ trợ đồng USD và làm tăng gánh nặng nợ đồng USD ở những nước này.
Trong thập kỷ vừa qua, các thị trường mới nổi đã “tích lũy” những khoản nợ bằng đồng USD khá lớn, ông viết. "Chúng tôi coi Fed như một “tia lửa” và dòng vốn tích lũy chảy vào các thị trường đang nổi lên trong thập kỷ vừa qua như một kho củi mồi lớn".
Đông Nhi (theo Finacial Times)