Mới đây, chương trình trình diễn thời trang Kimono-Áo dài nhân dịp chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản và ngày quốc tế phụ nữ đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Be-Japon, Đại sứ quan Nhật Bản tại Việt Nam cùng Tập đoàn BRG đồng tổ chức nhằm tôn vinh trang phục truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản.
Mở đầu chương trình là phần trình diễn đàn Koto 25 dây của nghệ sĩ Miwa Naitou. Đàn Koto là nhạc cụ truyền thống có lịch sử lâu đời ở Nhật Bản. Đàn Koto nguyên bản chỉ có 13 dây nên âm vực có phần hạn chế, không phù hợp để chơi những bản nhạc hiện đại. Để mở rộng âm vực của đàn, các nghiên cứu nhằm tăng số dây đàn đã được thực hiệu suốt nhiều năm qua. Chiếc đàn Koto 25 dây này đã được phát triển từ khoảng 30 năm trước và có thể chơi được âm vực rộng 3 quãng 8 cùng 3 nốt bổ sung.
Xuất hiện đầu tiên trong phần trình diễn là bộ trang phục Juhinitoe, một loại trang phục sang trọng của phụ nữ Nhật Bản, ra đời vào khoảng giữa thời Heian, hơn 1.000 năm trước. Juhinitoe được coi là đại diện cho đỉnh cao của vẻ đẹp thời trang truyền thống Nhật Bản. Bộ lễ phục này thuờng được mặc tại các sự kiện của giới quý tộc hay trong cung đình ngày xưa. Ngày nay, Juhinitoe được sử dụng như trang phục của Hoàng hậu trong đại lễ đăng cơ của Nhật Hoàng, hoặc tại lễ thành hôn của các thành viên nữ trong hoàng gia.
Juhinitoe được dịch là "mười hai", tuy nhiên, con số này không phải là số lượng lớp áo của bộ trang phục mà có nghĩa là "rất nhiều". Việc khoác lên mình những lớp áo với các tông màu hoà quyện với nhau và phù hợp với mỗi mùa trong năm được xem là yếu tố cần thiết tạo nên vẻ đẹp, thể hiện quan niệm thẩm mỹ của phụ nữ thời kỳ Heian (794-1185).
Những bộ kimono với thiết kế độc đáo, được sáng tạo bởi NTK nổi tiếng người Nhật Bản Kobayashi Eiko, Giám đốc của tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận Be Japon, tổ chức có mục đích bảo tồn và "thổi hồn" hiện đại cho các bộ trang phục kimono truyền thống, góp phần giới thiệu hình ảnh về văn hoá và đất nước mặt trời mọc đến với bạn bè quốc tế.
Mở đầu bộ sưu tập "Ánh sáng của thời đại" là những bộ trang phục kimono cách tân mang theo hơi thở của thời đại. Đây là hai bộ áo khoác Haori làm bằng vải lanh có tuổi đời hơn trăm năm và khăn vải Organdy với hình ảnh chim phượng hoàng.
Bộ trang phục như lưu giữ những ký ức của thời gian, thể hiện sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Một trong những thiết kế nằm trong bộ sưu tập "Ánh sáng của thời đại".
Tiếp đến là những thiết kế thuộc bộ sưu tập "Màu xanh kết nối thế giới", tượng trưng cho thông điệp "lưu giữ kỷ niệm mà Be Japon luôn đề cao và trân trọng.
Đây là bộ trang phục được làm từ chất liệu vải kimono hơn 100 năm tuổi, đã tránh được những tổn hại từ thảm hoạ động đất sóng thần miền Đông Nhật Bản xảy ra ngày 11/3/2011. Những mảnh vải cất giữ trong ngăn tủ còn lại sau trận sóng thần đã được NTK Kobayashi Eiko hồi sinh trong diện mạo mới.
Màn trình diễn ngẫu hứng của người mẫu.
Phần trình diễn với chủ đề "Giải phóng và sáng taọ". Be Japon luôn tôn trọng việc mặc kimono theo kiểu truyền thống đồng thời đưa ra những cách thức mới cho thấy sự thú vị của kimono khi được "giải phóng" khỏi những khuôn mẫu đã tồn tại. Thông thường, Kimono được choàng từ đằng sau lưng ra phía trước ngực, lần này, Nhà thiết kế Kobayashi Eiko đã mặc kimôn theo cách ngược lại, bắt đầu choàng từ trước ra sau và biến tấu thành chiếc váy.
Chiếc váy được định hình bằng cách thắt một loại dây buộc lưng của kimono. Đai lưng obi truyền thống của Nhật được sử dụng như đai của chiếc váy, giúp bộ trang phục trang nhã hơn.
Đây là những cặp trang phục được làm từ vải của cùng một chiếc kimono. Một bên là phong cách kimono truyền thống, một bên là hiện đại.
Phần trình diễn bộ sưu tập "Truyền thống gặp gỡ truyền thống" với những tà áo dài truyền thống của Việt Nam, được tạo nên từ vải kimono Nhật Bản.
Áo dài là nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, áo dài vẫn luôn là biểu tượng của vẻ đẹp thời trang và cốt cách của người phụ nữ Việt Nam.
Những chiếc áo dài làm từ vải kimono - một nét giao thoa trong giao lưu văn hoá Việt - Nhật.
Phần trình diễn bộ sưu tập "Sự đa dạng của phép màu".
Những bộ trang phục được làm từ vải may kimono và thắt lưng obi của vùng Nishijin ở Kyoto, một trong những địa điểm tiêu biểu cho dệt may truyền thống Nhật Bản.
Những bộ trang phục có hoạ tiết và màu sắc đậm chất xứ sở hoa anh đào.
Nhà thiết kế Kobayashi Eiko cùng những bộ trang phục đặc sắc của buổi trình diễn.
Ngoài tiết mục trình diễn thời trang, khán giả còn được chiêm ngưỡng những chiếc áo choàng Uchikake quý hiếm từ thời Showa (1926-1989), như chiếc áo choàng thêu hoạ tiết cỗ xe ngựa của các vị thần trên nền lụa Rinzu trắng này.
Hay chiếc áo choàng lộng lẫy màu hồng neon (bên phải) thêu hoạ tiết cây thông bằng chỉ dát vàng. Hay chiếc áo choàng khoác ngoài trang phục cô dâu với màu xanh được phối màu táo bạo, hiếm có ở kimono. Hoạ tiết thêu trên áo là hình ảnh những chú hạc đang nhảy múa, biểu tượng cho sự chúc phúc . Đây là một trong những chiếc áo ra đời từ đời đầu thời Showa duy nhất còn lại trên thế giới.
Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.