Nhỏ Bình thường Lớn

Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong thực hiện quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao như thế nào?

TGVN. Áp dụng nguyên tắc có đi có lại là một cách buộc các quốc gia phải tôn trọng lợi ích của nhau.
TIN LIÊN QUAN
Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao có phải là một trong những vấn đề cơ bản của luật pháp quốc tế?
Các nước có ban hành luật quốc gia về đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao?
ap dung nguyen tac co di lai trong thuc hien quyen uu dai mien tru ngoai giao nhu the nao
Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong thực hiện quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao như thế nào?

Nếu nước A đối xử không tốt với Viên chức ngoại giao nước B thì nước B cũng sẽ đối xử không tốt trả lại. Sở dĩ nước này dành cho Viên chức ngoại giao nước kia nhiều đặc quyền là vì họ hy vọng nước kia cũng sẽ đối xử tương tự với Viên chức ngoại giao nước họ.

Trong thực tiễn quan hệ ngoại giao, người ta thường thấy những vụ trục xuất Viên chức ngoại giao được kèm theo những vụ trục xuất khác hoàn toàn vô lý để trả đũa. Những sự hạn chế tự do đi lại của Viên chức ngoại giao nước A tại nước B đã được trả đũa ngay bằng sự hạn chế tự do đi lại của Viên chức ngoại giao nước B tại nước A.

Nhưng nếu áp dụng nguyên tắc có đi có lại một cách triệt để, máy móc thì có thể đưa đến tình trạng phân biệt đối xử đáng tiếc. Từ trả đũa này đến trả đũa khác, người ta sẽ đi đến chỗ thu hẹp các đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tới mức tối thiểu, và như vậy sẽ đi ngược với thuyết “vì lợi ích công việc” thường được coi là cơ sở của đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.rr

Trong thực tiễn áp dụng đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, người ta thường phân biệt phần ưu đãi có thể thu hẹp hoặc mở rộng. Ví dụ, ưu đãi về thuế quan, những vấn đề có tính chất xã giao và những đặc quyền có tính chất bất biến vì nó cần thiết cho việc thừa hành công vụ, hay quyền miễn trừ không bị xét xử trước tòa án của nước tiếp nhận.

Đối với loại thứ nhất là những đặc quyền có tính chất xã giao, nguyên tắc có đi có lại thường chi phối, còn đối với loại đặc quyền thứ hai nếu áp dụng triệt để nguyên tắc có đi có lại sẽ gây nhiều trở ngại trong quan hệ quốc tế. Nói chung các quốc gia đều tôn trọng những đặc quyền này mặc dù một quốc gia nào đó có thể có những hành động vi phạm.

Một quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế thường không căn cứ vào hành động vi phạm của một quốc gia khác để tự mình cũng vi phạm để trả đũa quốc gia đó. Trong trường hợp này chỉ nên áp dụng những biện pháp mà luật quốc tế đã quy định như phản kháng, tạm thời đình chỉ hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao… Và một quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế thường không căn cứ vào nguyên tắc có đi có lại để từ chối không cho một Cơ quan đại diện của nước ngoài những ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đã được ghi trong Công ước Vienna 1961.

Ví dụ, tháng 8/1967, Hồng vệ binh đốt phá trụ sở Đại biện quán của Anh tại Bắc Kinh, chính phủ Anh phản đối, đòi bòi thường thiệt hại chứ không áp dụng biện pháp tương tự đối với Đại biện quán của Trung quốc tại London để trả đũa.

Nguyên tắc có đi có lại được áp dụng từ lâu trong đời sống quốc tế bề ngoài xem có vẻ công bằng hợp lý, nhưng thực tế có lợi nhiều cho các nước lớn, có nhiều lợi ích trên thế giới và cần có mặt ở khắp nơi để bảo vệ những lợi ích đó. Vì vậy, nhiều nước nhỏ chấp nhận nguyên tắc này một cách dè dặt và thường có những quy định nhằm thực hiện có đi có lại trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Ví dụ, quy định số lượng cán bộ nhân viên Cơ quan đại diện mà mỗi bên tiếp nhận, quy định số lượng người và số tiền tối đa được miễn thuế… Các nước nhỏ thường lo ngại việc mở quá rộng đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho tất cả nhân viên hành chính, kỹ thuật các Cơ quan đại diện, vì các các sứ quán lớn với số lượng nhân viên quá đông có thể gây cho nước tiếp nhận nhiều khó khăn trở ngại.

Nước sở tại có quyền không cho túi thư ngoại giao vào hay ra khỏi đất nước mình không?

Nước sở tại có quyền không cho túi thư ngoại giao vào hay ra khỏi đất nước mình không?

TGVN. Nếu nhà cầm quyền nước sở tại cho rằng túi thư ngoại giao có chứa đựng những đồ vật cần xuất nhập khẩu thì có ...

Viên chức ngoại giao có bị truy tố, xét xử trước pháp luật nước sở tại?

Viên chức ngoại giao có bị truy tố, xét xử trước pháp luật nước sở tại?

TGVN. Chẳng hạn, một viên chức ngoại giao gây ra tai nạn giao thông làm chết người, có bị truy tố xét xử trước pháp ...

Trụ sở cơ quan đại diện có được cho phép người tị nạn chính trị trú ngụ?

Trụ sở Cơ quan đại diện có được cho phép người tị nạn chính trị trú ngụ?

TGVN.Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở có cho phép nhà ngoại giao cho phép những kẻ phạm pháp, những người xin tị nạn ...

Cục Lễ tân Nhà nước