Chuyên gia cảnh báo hậu quả của việc áp giá trần đối với dầu của Nga. (Nguồn: Reuters) |
Đây là nhận định của ông Laurent Lambert, Giáo sư về chính sách năng lượng và ngoại giao tại Viện Sau đại học Doha DIGS.
Ông Lambert nói: "Thật khó để biết được quyết định này sẽ thực sự ảnh hưởng đến tình hình như thế nào. Biện pháp này được cho là có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nga, nhưng chúng tôi không biết thị trường dầu mỏ quốc tế sẽ phản ứng thế nào. Đồng minh của Nga là Ấn Độ đã mua rất nhiều dầu của Nga với giá chiết khấu".
Theo chuyên gia này, quyết định áp trần giá dầu của Nga sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình vào thời điểm mà các cuộc đàm phán có thể cần thiết hơn là leo thang căng thẳng.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh: "Việc đưa ra mức trần giá dầu có thể được Washington coi là một đòn giáng mạnh vào Nga trước các cuộc đàm phán, nhưng chiến lược này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Vì lý do này, họ phải hết sức thận trọng trước một chính sách chưa chứng tỏ được hiệu quả như vậy, đó là một chiến lược mạo hiểm với một kết quả khó hiểu".
Về phía Nga, ngày 4/12, Phó Thủ tướng Alexander Novak tuyên bố, nước này sẽ không xuất khẩu dầu mỏ dưới mức giá trần, ngay cả khi nước này phải cắt giảm sản lượng.
Phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya-24, Phó Thủ tướng Novak nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ bán dầu thô và các sản phẩm dầu cho các quốc gia mà sẽ làm việc với chúng tôi theo các điều kiện thị trường, ngay cả khi chúng tôi phải cắt giảm sản lượng một chút".
Ông tái khẳng định quan điểm của Nga không thay đổi khi cho rằng, việc áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga là biện pháp không hiệu quả, mang tính phi thị trường, can thiệp vào thị trường và đi ngược lại tất cả các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hiện Chính phủ Nga đang xem xét cơ chế cấm buôn bán dầu mỏ trong điều kiện bị áp giá trần.
Lệnh cấm vận nhằm vào dầu mỏ của Nga nói trên đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/12. Theo đó, từ thời điểm này, Liên minh châu Âu (EU) sẽ không còn mua dầu thô xuất khẩu của Nga.
Việc đưa ra mức giá trần đồng nghĩa với việc các nước tham gia sẽ chỉ được phép mua dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ vận chuyển qua đường biển của Nga được bán bằng hoặc thấp hơn mức giá trần.
Ngoài ra, EU cũng sẽ ngừng nhập khẩu các sản phẩm từ dầu của Nga từ ngày 5/2/2023.
| Ngày 28/11, các nguồn tin ngoại giao cho biết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được đồng thuận về ... |
| Áp trần giá dầu Nga: EC đề xuất mức giá mới, Moscow chỉ trích biện pháp 'phản thị trường' Ngày 1/12, nhật báo Wall Street Journal (WSJ) dẫn các nguồn tin cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, cần xác định giá ... |
| Nga nêu hậu quả của quyết định áp trần giá dầu, tin tưởng có thêm khách hàng Ngày 3/12, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban chính sách kinh tế thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Ivan Abramov, cảnh ... |
| G7 đồng thuận áp giá trần lên dầu Nga, OPEC+ quyết định giữ nguyên sản lượng dầu Theo AFP, tại cuộc họp ở Vienna, Áo, ngày 4/12, Bộ trưởng các nước thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và ... |
| Ngày 4/12, các bộ trưởng phụ trách vấn đề châu Âu của Ba Lan, Estonia và Litva đã lên tiếng ủng hộ đề xuất của ... |