APEC 2017: Quyết tâm xây dựng hệ thống thương mại đa phương bền vững

Tại Hội nghị MRT 23, các nền kinh tế thành viên đã thảo luận nhiều điểm quan trọng về việc ủng hộ cho một hệ thống thương mại đa biên toàn cầu cũng như hiệp định thương mại tự do (FTA) của châu Á - Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
apec 2017 quyet tam xay dung he thong thuong mai da phuong ben vung Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và kết nối chuỗi cung ứng
apec 2017 quyet tam xay dung he thong thuong mai da phuong ben vung Tăng cường hợp tác thương mại, đẩy mạnh sáng tạo trong APEC

Đó là quan điểm chung của các đại biểu tại buổi họp báo kết thúc Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23) do Chủ tịch MRT 23, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì chiều 21/5.

Tạo sự hưởng ứng, đồng thuận cao của các nền kinh tế

Chia sẻ về các giải pháp của các nền kinh tế thành viên APEC trong thời gian tới nhằm hội nhập thị trường sâu rộng hơn, cũng như ủng hộ thương mại tự do và giúp đỡ các đối tượng bị tụt hậu, bị tổn thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, trong thời gian qua, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chứng tỏ được vai trò là một trung tâm tăng trưởng kinh tế và thương mại năng động.

apec 2017 quyet tam xay dung he thong thuong mai da phuong ben vung
Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

APEC là cơ chế hợp tác giúp các nền kinh tế thành viên tiếp tục đưa ra những sáng kiến, nội dung, nội hàm cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng của hợp tác khu vực, liên khu vực cũng như các cơ chế liên kết kinh tế; đặc biệt hướng tới hỗ trợ có hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho người dân và những thành tố trong xã hội của mỗi quốc gia tham gia trong cơ chế hợp tác đó.

Các nền kinh tế thành viên APEC đều cho rằng, để phát triển và tăng cường hợp tác hơn nữa, mang lại lợi ích bền vững hơn cho mỗi nền kinh tế, cần quan tâm đến việc hoàn thiện các khuôn khổ, cơ chế, nội dung hợp tác hội nhập, đảm bảo mang lại lợi ích cho tất cả các thành tố trong xã hội, đặc biệt là người nông dân, người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp…

Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, chỉ có quan tâm đầy đủ và tạo ra lợi ích cho tất cả các thành tố mới có được sự hưởng ứng, đồng thuận cao của tất cả các quốc gia, các nền kinh tế với các khuôn khổ; cũng như tiếp tục mang lại động lực cho sự tăng trưởng, phát triển toàn cầu hoá của kinh tế và thương mại thế giới.

Ủng hộ hệ thống thương mại đa biên toàn cầu

Nêu ý kiến về những nội dung Trung Quốc thể hiện cam kết hợp tác trong trong khuôn khổ APEC đã được nêu tại Hội nghị MRT23, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Shou Wen cho biết, trong bối cảnh hiện nay, cơ hội cho thương mại tự do rất lớn. Ông Wang cho biết thêm, trong suốt quá trình Hội nghị, Tổng Giám đốc Tổ chức thương mại thế giới Roberto Azevedo đã có những nhận định về tầm quan trọng của việc tiếp tục mở rộng các quá trình thương mại tự do và Trung Quốc cũng đồng tình với những nhận định này.

Theo ông Wang Shou Wen, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã có rất nhiều phát biểu ủng hộ hệ thống thương mại đa biên toàn cầu. Đó là một công cụ rất tốt để các nền kinh tế trong khu vực giảm thiểu rủi ro liên quan đến thương mại. Qua Hội nghị MRT23, Trung Quốc cam kết ủng hộ cho một hệ thống thương mại đa biên toàn cầu; đồng thuận cùng nhau nỗ lực chống chủ nghĩa bảo hộ và giảm thiểu rủi ro thương mại.

apec 2017 quyet tam xay dung he thong thuong mai da phuong ben vung
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer chia sẻ tại buổi họp báo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Chia sẻ về những cam kết của Mỹ trong việc thúc đẩy cơ chế thương mại song phương cũng như hợp tác thương mại trong các khuôn khổ đa phương của APEC, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói rằng, APEC giúp tạo sự đồng thuận về thương mại quốc tế công bằng. Đây đều là những mục tiêu Mỹ muốn thúc đẩy.

Sự có mặt của Đại diện Thương mại Mỹ tại Hội nghị MRT23 cũng khẳng định cam kết tham gia mạnh mẽ của Mỹ đối với khu vực này.

Đánh giá về chương trình nghị sự của Hội nghị MRT23 và tương lai hợp tác trong khuôn khổ APEC, đại diện thương mại Liên bang Nga cho biết, qua Hội nghị, các nền kinh tế thành viên đã có thảo luận nhiều điểm quan trọng về việc ủng hộ cho một hệ thống thương mại đa biên toàn cầu cũng như hiệp định FTA của châu Á - Thái Bình Dương.

Theo vị đại diện này, thương mại Nga hiện đang tăng trưởng cao, do đó, Nga rất quan tâm đến các vấn đề thúc đẩy thương mại trong khu vực, phát triển các khu vực vùng sâu vùng xa, đảm bảo tính bao trùm trong thương mại. Đại diện thương mại Nga cho rằng, những vấn đề này cần phải được đưa vào chiến lược về thương mại của APEC trong thời gian tới.

Đánh giá về triển vọng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và quan điểm của New Zealand đối với Hiệp định này, Bộ trưởng Bộ Công Thương New Zealand, Todd Micheal Mclay chia sẻ, cuộc họp của các bộ trưởng TPP 11 đã đưa ra kết quả tích cực. TPP là một hiệp định chất lượng cao và New Zealand mong muốn tiếp tục được triển khai hiệp định này để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như người dân. Trong thời gian tới, New Zealand sẽ đưa ra những hành động cụ thể để có thể triển khai được Hiệp định này. Qua trao đổi tại Cuộc họp các bộ trưởng TPP 11, các quốc gia đều có rất nhiều điểm chung và mong muốn có những quy định chất lượng cao được triển khai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

apec 2017 quyet tam xay dung he thong thuong mai da phuong ben vung

Các Bộ trưởng Thương mại họp nhóm thảo luận về TPP

Các Bộ trưởng và Thứ trưởng của các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore và Việt Nam đã nhóm ...

apec 2017 quyet tam xay dung he thong thuong mai da phuong ben vung

Tăng cường hợp tác thương mại, đẩy mạnh sáng tạo trong APEC

Sáng 19/5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23), Bộ Công Thương đã tổ ...

An Ngọc

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Phiên bản di động