Khai mạc Đối thoại công - tư về Phụ nữ và Kinh tế APEC

Trong khuôn khổ Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 (APEC WEF), ngày 28/9, tại Thành phố Huế, Đối thoại công - tư về Phụ nữ và Kinh tế APEC (PPDWE) đã được khai mạc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khai mac doi thoai cong tu ve phu nu va kinh te apec Hội nghị Đối tác chính sách Phụ nữ và Kinh tế APEC
khai mac doi thoai cong tu ve phu nu va kinh te apec Chủ tịch nước làm việc với Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Đối thoại chính sách cao cấp về Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 Đào Ngọc Dung và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp APEC 2017 Vũ Tiến Lộc chủ trì Đối thoại. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tham dự và phát biểu chỉ đạo Đối thoại.

Hơn 600 đại biểu tham dự phiên Khai mạc là các Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nền kinh tế APEC, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các tổng giám đốc điều hành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài khu vực và các lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam.

khai mac doi thoai cong tu ve phu nu va kinh te apec
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Đối thoại. (Nguồn: VGP)

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Đối thoại là một trong ba sự kiện chính của Diễn đàn thường niên về Phụ nữ và Kinh tế APEC, vừa thể hiện sự công nhận của các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC đối với vị trí và những đóng góp to lớn của phụ nữ; vừa là sự coi trọng vai trò, sức ảnh hưởng của khu vực tư nhân trong phát triển bao trùm.

Bộ trưởng cũng khẳng định mong muốn của các nền kinh tế APEC hợp tác với các hiệp hội, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và các nữ doanh nhân. Sự tham gia và tư vấn của khu vực tư nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy nghị trình nâng cao vai trò và quyền năng của phụ nữ, nhằm đóng góp hiệu quả vào mục tiêu tăng trưởng bao trùm, tự do hoá thương mại và đầu tư của APEC.

Tại Đối thoại, ông Vũ Tiến Lộc đã chia sẻ về vai trò, vị trí của phụ nữ Việt Nam trong nền kinh tế. Ông đánh giá tiềm năng của  phụ nữ Việt Nam cũng như của phụ nữ khu vực APEC còn rất lớn. Nền kinh tế thế giới đang trong quá trình tái cấu trúc trong kỷ nguyên số, cần phải có chính sách thông minh hơn, chính sách tốt hơn dành cho phụ nữ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sẽ là động cơ chính, là chủ nhân của nền kinh tế. Ông Lộc nhấn mạnh, phụ nữ là đối tác kinh doanh tin cậy và đề xuất trong thời gian tới, APEC cần xây dựng mạng lưới doanh nhân nữ vững mạnh và tổ chức Đối thoại công – tư thường niên về Phụ nữ và Kinh tế.

Phát biểu chỉ đạo Đối thoại, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ rõ:

Thứ nhất, tăng cường sự tham gia và đóng góp của phụ nữ sẽ tạo ra những động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm.

Thứ hai, yêu cầu cấp thiết là cần tăng cường sự phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính, xã hội đối với phụ nữ.

Thứ ba, trong bối cảnh thị trường toàn cầu và thế giới về việc làm đang có nhiều biến động, tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các nữ doanh nhân và lực lượng lao động nữ, cần tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy nữ doanh nhân tiếp cận với vốn, tài sản, kinh nghiệm và thị trường toàn cầu, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ.

Thứ tư, đã đến lúc cần xác định những định hướng dài hạn trong hợp tác APEC về phụ nữ, đóng góp vào các nỗ lực đẩy nhanh hoàn thành các mục tiêu của APEC (Bô-go trong APEC) và quá trình xây dựng các tầm nhìn mới của APEC sau năm 2020.

Phó Chủ tịch nước cho rằng, chỉ có tự thân phụ nữ mới có thể quyết định mình cần phải làm những gì để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế trong bối cảnh thế giới đang thay đổi. Phụ nữ phải luôn biết, chấp nhận và dám vượt qua khó khăn, thách thức để tiến lên phía trước.

Phó Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng Đối thoại sẽ đưa ra nhiều khuyến nghị và sáng kiến mới để trình lên Hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11 sắp tới.

khai mac doi thoai cong tu ve phu nu va kinh te apec
Các đại biểu dự Đối thoại công-tư về phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017. (Nguồn: VGP)

Bà Lakshmi Puri, Phó Giám đốc điều hành của UN Women cho rằng các nền kinh tế APEC cần làm nhiều hơn nữa để trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đầy kinh tế APEC. Phụ nữ được trao quyền sẽ có cơ hội làm việc bình đẳng hơn và năng suất hơn. Trao quyền cho phụ nữ là sự đầu tư thông minh và quan trọng. Phụ nữ phải được đặt vào trung tâm để mang lại những giá trị đặc biệt cho nền kinh tế của chúng ta.

Bà nêu rõ các mục tiêu về phát triển bền vững đến năm 2030 cũng đề cập đến sự tham gia bình đẳng và đầy đủ của phụ nữ trong nền kinh tế. Trao quyền được cho là điều kiện tiên quyết hướng tới phát triển bền vững và cần làm nhiều hơn nữa để có được sự tham gia của hơn 50% phụ nữ làm chủ trong các doanh nghiệp.

Lakshmi Puri bày tỏ tin tưởng những nội dung được thảo luận tạị Đối thoại sẽ là đầu vào quan trọng cho Tuyên bố cấp Bộ trưởng của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017. UN Women sẵn sàng hỗ trợ các thành viên APEC thực hiện Tuyên bố này.

Bà kêu gọi APEC tham gia cùng với UN Women thực hiện các cuộc vận động về thu hẹp khoảng cách giới trong hoạt động kinh doanh, về chấm dứt bạo lực với phụ nữ, quấy rối phụ nữ tại nơi làm việc, về “hành tinh 50/50”… Nhấn mạnh lợi ích của trao quyền cho phụ nữ, bà Puri cũng nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Đối thoại lần này  tập trung trao đổi về các vấn đề: Tăng cường sự hội nhập về kinh tế, tài chính và xã hội của phụ nữ; Doanh nhân nữ trong thị trường toàn cầu đang thay đổi; Thúc đẩy sự phát triển của doanh nhân nữ trong kỷ nguyên số; Xây dựng tâm nhìn về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong APEC và trên thế giới. Đây là các vấn đề quan tâm chung của các thành viên và cũng là một nội dung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2030.

Việc đồng chủ trì Đối thoại thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Đây là chính là biểu hiện rõ rệt của mối quan hệ hợp tác công – tư tốt đẹp, một thực tiễn tốt của APEC từ nhiều năm trở lại đây mà Việt Nam tiếp tục kế thừa và phát huy.

Với những thông điệp hết sức ấn tượng trong bài phát biểu của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và bà Lakshmi Puri - Phó Giám đốc điều hành của UN Women, Phiên khai mạc Đối thoại công – tư về Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 đã kết thúc tốt đẹp trong sự hoan nghênh của toàn thể đại biểu.

Cũng trong sáng ngày 28/9, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp và làm việc với Bà Lakshmi Puri và bà Victoria KwaKwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á – Thái Bình Dương để trao đổi những vấn đề về bình đẳng giới ở Việt Nam và trên thế giới, cũng như việc hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới, nhất là vấn đề tăng cường quyền kinh doanh kinh tế cho phụ nữ.

khai mac doi thoai cong tu ve phu nu va kinh te apec APEC 2017: Thúc đẩy vai trò kinh doanh của phụ nữ

Ngày 26/9, tại TP. Huế đã diễn ra Hội nghị Đối tác chính sách Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2 (PPWE 2), ...

khai mac doi thoai cong tu ve phu nu va kinh te apec APEC 2017: Thế giới hướng đến Việt Nam

Đối với Việt Nam, việc đứng ra tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ...

khai mac doi thoai cong tu ve phu nu va kinh te apec Cận cảnh Trung tâm báo chí quốc tế APEC 2017

Với mức đầu tư gần 200 tỷ đồng, rộng hơn 13.400m2, Trung tâm báo chí quốc tế phục vụ APEC được đầu tư hạ tầng ...

PV.

Bài viết cùng chủ đề

APEC Việt Nam 2017

Đọc thêm

Hòa Bình là điểm đến đẹp nhất thế giới, nổi bật với những cánh đồng lúa trải dài bất tận

Hòa Bình là điểm đến đẹp nhất thế giới, nổi bật với những cánh đồng lúa trải dài bất tận

Hòa Bình của Việt Nam nằm trong danh sách những điểm đến đẹp nhất thế giới của Tạp chí du lịch danh tiếng Condé Nast Traveller (CNTraveller).
Giá vàng hôm nay 30/12/2024: Giá vàng 'dập dình', người dân tiếp tục tìm đến kim loại quý, bức tranh năm 2025 tươi sáng

Giá vàng hôm nay 30/12/2024: Giá vàng 'dập dình', người dân tiếp tục tìm đến kim loại quý, bức tranh năm 2025 tươi sáng

Giá vàng hôm nay 30/12/2024 dao động nhẹ trên thị trường thế giới và trong nước.
Giá tiêu hôm nay 30/12/2024: Thị trường phục hồi, chu kỳ tăng giá mới sẽ kéo dài 10-15 năm và giá có thể đạt đỉnh

Giá tiêu hôm nay 30/12/2024: Thị trường phục hồi, chu kỳ tăng giá mới sẽ kéo dài 10-15 năm và giá có thể đạt đỉnh

Giá tiêu hôm nay 30/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Từ chối Liverpool, Alexander-Arnold tìm thấy 'nhà mới' là Real Madrid

Từ chối Liverpool, Alexander-Arnold tìm thấy 'nhà mới' là Real Madrid

Theo truyền thông Tây Ban Nha, Real Madrid đã gần hoàn tất thương vụ ký hợp đồng với Trent Alexander-Arnold theo dạng chuyển nhượng tự do.
Trợ lực giúp Bắc Giang trở thành điểm đến chiến lược

Trợ lực giúp Bắc Giang trở thành điểm đến chiến lược

Công tác đối ngoại góp phần quảng bá hình ảnh của Bắc Giang năng động, sáng tạo, nhờ đó, nhà đầu tư nước ngoài biết đến tỉnh nhiều hơn...
Bức tranh đối ngoại Việt Nam (kỳ cuối):  Ngoại giao và sứ mệnh định vị Việt Nam trong dòng chảy của thời đại

Bức tranh đối ngoại Việt Nam (kỳ cuối): Ngoại giao và sứ mệnh định vị Việt Nam trong dòng chảy của thời đại

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về ấn tượng của đối ngoại Việt Nam trước thềm năm mới 2025.
Phiên bản di động