APEC 2018: Chủ nhà bị chỉ trích vì mua xe sang

Chính quyền PNG đã bị chỉ trích vì lãng phí tiền dân đóng thuế để nhập xe sang phục vụ các nhà lãnh đạo tham dự sự kiện quốc tế này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
apec 2018 chu nha bi chi trich vi mua xe sang Chỉ trích chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Thủ tướng Australia ghi điểm tại APEC
apec 2018 chu nha bi chi trich vi mua xe sang 2018 - năm APEC ‘ít tốn kém’ nhất trong lịch sử

Reuters cho biết hầu hết lãnh đạo đến dự APEC 2018 sẽ sử dụng xe bọc thép chuyên dụng, do đó việc chính quyền Papua New Guinea mua 40 chiếc xe thể thao hiệu Maserati là câu hỏi đang được bỏ ngỏ.

Mặc dù đang có số nợ nước ngoài rất lớn, chủ yếu là với Trung Quốc, chính quyền Papua New Guinea vẫn quyết định mua 40 chiếc xe Maserati. Điều này khiến người dân và phe đối lập tại quốc gia Thái Bình Dương này bức xúc.

Papua New Guinea hiện là thành viên nghèo nhất trong khối các nền kinh tế APEC. Năm 2013, đảo quốc này được giao nhiệm vụ tổ chức APEC 2018.

Tuy nhiên, kể từ năm 2013, kinh tế Papua New Guinea suy thoái nghiêm trọng. Đến tháng 2/2018 lại bị cơn động đất tàn phá vùng núi miền trung làm chết hơn 100 người, phá hoại mùa màng, cơ sở hạ tầng. Dịch viêm tủy xám cũng xuất hiện tại quốc gia này khiến cho 1 người thiệt mạng. Chính phủ Australia năm 2018 đã viện trợ thêm 16 triệu đô-la Australia để hỗ trợ chương trình tiêm chủng và đẩy lùi dịch bệnh tại Papua New Guinea.

apec 2018 chu nha bi chi trich vi mua xe sang
Papua New Guinea, nước chủ nhà của APEC 2018. (Ảnh: TTXVN)

Tỉ lệ mắc bệnh lao gia tăng trong khi chính quyền thiếu kinh phí cho y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, khiến giáo viên và công chức nước này bị cắt giảm lương.

Theo tờ The Guardian, 40 chiếc xe Maserati được giao đến thủ đô Port Moresby trước khi diễn ra APEC 2018.

Mỗi chiếc xe Maserati có giá từ 200.000 đến 350.000 USD được 2 máy bay vận tải Boeing 747-8F chở từ Milan, Italy đến Papua New Guinea hôm 12/10. Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức APEC Justin Tkatchenko cho biết số tiền mua toàn bộ 40 chiếc xe Maserati do “khu vực tư nhân” gánh toàn bộ chi phí, và chính phủ Papua New Guinea chỉ tạm ứng khoảng 40 triệu kina, tương đương 16,75 triệu đô-la Australia để đặt cọc mua xe.

Chính quyền quốc đảo Thái Bình Dương này tuyên bố sau khi năm APEC 2018 kết thúc, sẽ tổ chức bán đấu giá, và số xe sang này sẽ có “tư nhân” mua lại sử dụng. Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neill cho biết các doanh nghiệp và cá nhân thoả thuận sẽ mua lại số xe mà chính quyền đã sử dụng để phục vụ cho sự kiện quốc tế lớn nhất trong năm này. Ông nhấn mạnh chính quyền không sử dụng tiền dân đóng thuế cho khoản chi này.

Đô trưởng Port Moresby, ông Powes Parkop cho rằng số xe đắt tiền này là một cách chính quyền Papua New Guinea “thể hiện sự trọng thị" đối với các lãnh đạo đến dự APEC 2018.

Phe đối lập bất mãn, cáo buộc chính quyền “gian lận"

Ngày 16/10, chính quyền Papua New Guinea được cho là đã mua thêm 3 chiếc xe sang hiệu Bentley, mỗi chiếc trị giá hơn 230.000 USD. 

Việc làm này khiến cho phe đối lập càng phẫn nộ. Thậm chí các nghị sĩ đối lập đã lên tiếng kêu gọi đình công toàn quốc, cho rằng vụ mua sắm xe sang là việc làm “gian lận trắng trợn”.

Nghị sĩ-cựu Thủ tướng Mekere Morauta đặt dấu hỏi liệu vụ mua xe Bentley có được tổ chức qua hình thức tranh thầu hay không, đồng thời yêu cầu Thủ tướng O’Neill giải thích về việc quá lãng phí tiền của mua xe sang trong khi kinh tế đất nước còn đang khó khăn. 

Nghị sĩ Bryan Kramer của đảng đối lập Madang cho biết: “Tiền mua xe sang lẽ ra nên dùng để xây trường học hoặc bệnh viện mới. Đó quả thật là một sự lãng phí. Tôi rất lấy làm tiếc rằng Thủ tướng O’Neill muốn gây ấn tượng với khách quốc tế mà mặc kệ nhiều người dân còn đói nghèo, giáo viên và công chức bị giảm lương."

apec 2018 chu nha bi chi trich vi mua xe sang
Thủ tướng Papua New Guinea - Peter O'Neill (Ảnh: Nick Moir/Smh)

Ngày 26/10, hàng ngàn người dân nước này đã tham gia cuộc đình công một ngày nhằm phản đối vụ mua xe Maserati. Trong số người biểu tình có tài xế xe tải, nhân viên sân bay.

Cuộc tẩy chay có sự ủng hộ của một số tổ chức công đoàn như Ngân hàng quốc gia Papua New Guinea, Công đoàn các đơn vị tài chính... Họ yêu cầu được cung cấp thông tin về việc chính phủ đã sử dụng tiền thuế của người dân như thế nào.

Tuy nhiên, ông John Paska, Chủ tịch Công đoàn Thương mại tiến bộ không ủng hộ đình công. Ông khẳng định các vấn đề nóng mà đất nước cần giải quyết là lương bổng, nhà ở, ngân sách cấp cho giáo dục y tế, chứ không phải là xe sang Maserati, và APEC 2018 rất quan trọng, chớ nên để kỳ họp này “bị chệch hướng”.

Nhà bình luận Martyn Namorong cho rằng cuộc đình công không nhằm chống các lãnh đạo quốc tế, mà là phản đối các quan chức, chính khách tham nhũng ngân sách khi tổ chức kỳ họp APEC.

Một số con đường dẫn vào thủ đô Port Moresby đang xây dựng đã bị ngưng lại, các lối đi đến những vùng nông thôn cũng không thông suốt. Một người dân theo đảng đối lập Madang nói: “Họ có thể mua 40 chiếc Maserati, nhưng không chịu tu bổ những chiếc cầu nối với vùng nông thôn”.

“Các chính khách ích kỷ chỉ muốn khoe mẽ” 

Các nhà quan sát cũng nghi ngờ khả năng chính quyền PNG bán được 40 chiếc Maserati bằng với giá mua.

Theo Reuters, một chiếc xe Maserati bán lẻ ở Australia có giá 141.560 USD, vượt xa khả năng chi trả của một người dân Papua New Guinea có thu nhập trung bình 2.400 USD/năm, theo số liệu của Liên hợp quốc.

apec 2018 chu nha bi chi trich vi mua xe sang
Dàn siêu xe Maserati phục vụ APEC tại Papua New Guinea gây tranh cãi. (Ảnh: BBC)

Jonathan Pryke, một chuyên gia về chính sách đối ngoại ở khu vực Thái Bình Dương thuộc Viện nghiên cứu Lowy, Australia cho rằng “Thủ tướng O’ Neill hứa sẽ không tổ chức một kỳ họp APEC hoành tráng, thay vào đó là một kỳ họp khiêm tốn đậm chất Thái Bình Dương. Nên chăng hãy trang bị xe Land Cruiser của hãng Toyota, vì loại xe này phù hợp kinh tế của Papua New Guinea hơn?.

Nhà bình luận Keith Jackson người Papua New Guinea nhận định rằng vụ mua xe sang là “ý tưởng của các chính khách ích kỷ” muốn ra vẻ đất nước họ hiện đại. Về phía người dân, khi trông thấy xe sang chỉ càng đau lòng hơn vì họ không được cung cấp điện nước đầy đủ. Nhà bình luận Susan Merrell người PNG thì cho rằng việc này thể hiện “chính quyền xem thường người dân”.

apec 2018 chu nha bi chi trich vi mua xe sang Bên lề APEC 2018: Australia hỗ trợ Papua New Guinea xây dựng hệ thống điện

Khoản tiền 25 triệu USD là một phần trong nỗ lực của các nước tham dự Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình ...

apec 2018 chu nha bi chi trich vi mua xe sang Chỉ trích chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Thủ tướng Australia ghi điểm tại APEC

Ông Scott Morrison cũng hoan nghênh bất kỳ quốc gia nào mong muốn gia nhập Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên ...

apec 2018 chu nha bi chi trich vi mua xe sang Thay đổi kế hoạch phút chót, Phó Tổng thống Mỹ "qua đêm" với Trung Quốc?

Trong một động thái không báo trước, ông Mike Pence sẽ nghỉ lại một đêm ở Papua New Guinea nhân dịp dự Diễn đàn Kinh ...

(theo Reuters, The Guardian)

Đọc thêm

Điện Biên từng bước chuyển mình

Điện Biên từng bước chuyển mình

Những năm qua, Điện Biên đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tiễn, từng bước đạt được những kết quả nổi ...
Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Sau biến cố bị tạm giam, Ngọc Trinh nhận lời làm mẫu ảnh, chụp poster cho show diễn sắp tới của nhà thiết kế Đỗ Long.
Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Gần ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp phố phường Điện Biên nhuộm màu rực rỡ bởi cờ đỏ sao vàng cùng sắc hoa bằng lăng ...
Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê trở lại Điện Biên đúng thời điểm địa phương đang chuẩn bị chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong mắt nhiều người, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một 'nhà chính trị đi trước nhà quân sự' mà còn là một 'cây đại thụ rợp bóng ...
HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

Chiều 6/5, VFF tổ chức lễ ký kết hợp đồng, công bố ông Kim Sang Sik trở thành tân HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia ...
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động