APEC 2020 và G20: Hiện thực hóa cơ hội

Quang Đào
TGVN. Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 theo hình thức trực tuyến vào ngày 20/11 và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, theo lời mời của Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud, nước Chủ tịch G20.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
APEC 2020 và G20: Hiện thực hóa cơ hội

APEC: Các chặng đường và thành tựu

Kể từ khi thành lập năm 1989, qua gần 30 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương. Hợp tác APEC tập trung vào ba trụ cột chính: (i) Tự do hóa thương mại và đầu tư, (ii) Thuận lợi hoá kinh doanh và (iii) Hợp tác kinh tế - kỹ thuật.

Cam kết xuyên suốt và quan trọng nhất đến nay của APEC, được thông qua tại Hội nghị Cấp cao (HNCC) lần thứ hai (Indonesia, 1994), là hoàn thành các Mục tiêu Bogor về thương mại và đầu tư tự do và mở đối với các nền kinh tế thành viên phát triển vào năm 2010 và các nền kinh tế thành viên đang phát triển vào năm 2020.

Trong giai đoạn triển khai các Mục tiêu Bogor (1994 – 2019), tăng trưởng kinh tế cũng như thương mại, đầu tư của các nền kinh tế thành viên APEC đã đạt mức tăng trưởng lớn, cụ thể: Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ gần như được nhân gấp bốn lần với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,9%/năm; Mức thuế quan trung bình theo nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) giảm từ 13,9% xuống 5,2% trong năm 2019; Lượng vốn FDI đầu tư vào và ra của các nền kinh tế thành viên APEC tăng trưởng trung bình trên 10%/năm với sự đóng góp ngày càng lớn từ các nền kinh tế đang phát triển; Tăng trưởng GDP thực trong APEC đạt trung bình 3,9%/năm, nhanh hơn phần còn lại của thế giới trong khi mức tăng trưởng tính trên đầu người đạt 3,1%.

Đến nay, APEC đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên cả ba trụ cột hợp tác. Bên cạnh những thành tựu về tự do hóa thương mại và đầu tư, về thuận lợi hóa kinh doanh, chi phí giao dịch thương mại trong khu vực giảm đáng kể qua các lần cắt giảm 5% vào các năm 2006, 2010 và 10% vào năm 2015. Về hợp tác kinh tế - kỹ thuật, mỗi năm, APEC hỗ trợ kinh phí cho khoảng 150 dự án hợp tác và nâng cao năng lực với tổng giá trị lên đến 23 triệu USD.

Để chuẩn bị cho Diễn đàn bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh thế giới đang chuyển biến nhanh và sâu sắc dưới tác động của Cách mạng công nghệ 4.0, hiện APEC đang triển khai các chiến lược, chương trình hợp tác lớn.

Ngoài ra, các nền kinh tế thành viên cũng đã tích cực trao đổi xây dựng tầm nhìn APEC đến năm 2040 nhằm góp phần duy trì vai trò của khu vực là động lực tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vị thế diễn đàn kinh tế hàng đầu ở châu Á – Thái Bình Dương, định hướng các hoạt động hướng tới người dân và doanh nghiệp hơn nữa.

Với HNCC APEC 2020, trong vai trò chủ nhà, Malaysia đề xuất chủ đề của Năm APEC 2018 là “Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường, thịnh vượng chung” và tập trung vào ba ưu tiên gồm: (i) Cải thiện thương mại và đầu tư; (ii) Kinh tế bao trùm thông qua kỹ thuật và kinh tế số; (iii) Thúc đẩy bền vững sáng tạo.

Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt đối với APEC, là năm hoàn tất thực hiện các Mục tiêu Bogor và thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Các thành viên đề cao vai trò của APEC, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng Tầm nhìn sau năm 2020.

Việt Nam với APEC

Năm 2020, Việt Nam tham gia Diễn đàn APEC với vị thế được nâng cao, đặc biệt trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam tích cực ủng hộ, chủ động phối hợp chặt chẽ với chủ nhà Malaysia và các thành viên bảo đảm giữ đà hợp tác APEC trong bối cảnh hợp tác APEC bị ảnh hưởng và gián đoạn do dịch bệnh bùng phát; thúc đẩy để các Hội nghị APEC ra được Tuyên bố chung, khẳng định tinh thần hợp tác APEC.

Việt Nam đã tích cực tham gia, đóng góp tại gần 100 cuộc họp, hội nghị của APEC được tổ chức trong năm 2020 (cả hình thức trực tiếp và trực tuyến), nhất là tham dự chín Hội nghị/đối thoại cấp Bộ trưởng. Việt Nam đồng thời chủ động, tích cực tham gia và đóng góp xây dựng nhiều văn bản định hướng hợp tác quan trọng của APEC như Tầm nhìn APEC sau 2020, Tầm nhìn năng lượng APEC sau 2020, Chương trình cải cách cơ cấu APEC giai đoạn 2021-2025, các Tuyên bố hội nghị, cũng như các báo cáo quan trọng khác.

APEC 2020 và G20: Hiện thực hóa cơ hội
Ngày 26/3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến G20 ứng phó Covid-19. (Nguồn: VGP).

Hội nghị Thượng đỉnh G20

Chính phủ Saudi Arabia cho biết với chủ đề “Hiện thực hóa cơ hội của thế kỷ XXI cho tất cả mọi người”, Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ tập trung vào việc bảo vệ cuộc sống và khôi phục tăng trưởng bằng cách giải quyết những khó khăn trong đại dịch Covid-19 và đặt ra nền tảng cho một tương lai tốt đẹp hơn. Một số nội dung được nước Chủ tịch G20 ưu tiên thúc đẩy năm nay bao gồm: tài chính-kinh tế toàn cầu, đầu tư-thương mại, phát triển bền vững, kinh tế số, năng lượng-biến đổi khí hậu, nông nghiệp, nguồn nước và môi trường, y tế, đào tạo, việc làm.

Đến nay, các nước thành viên G20 đã đóng góp hơn 21 tỷ USD để hỗ trợ tài trợ cho y tế toàn cầu. Số tiền cam kết hỗ trợ trên sẽ được sử dụng cho các công tác chẩn đoán, nghiên cứu và phát triển vaccine, điều trị Covid-19, những hoạt động nghiên cứu và phát triển khác.

Nguồn gốc của cơ chế

Nhóm G20 được thành lập năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997 - 1998, họp thường niên ở cấp Bộ trưởng Tài chính để thảo luận các vấn đề kinh tế- tài chính toàn cầu giữa các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Thành viên bao gồm: G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada, Italy), BRIC (Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ), Các nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn (Australia, Agentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Nam Phi, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ) và Liên minh châu Âu (EU). Quy mô của G20 chiếm 2/3 dân số thế giới, 85% nền kinh tế toàn cầu.

Nhiệm vụ chính của nhóm là thúc đẩy các cuộc thảo luận mang tính chất xây dựng cởi mở giữa các quốc gia công nghiệp và các quốc gia có nền kinh tế mới nổi về các vấn đề liên quan đến sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Bằng cách góp phần vào việc tăng cường cơ cấu tài chính quốc tế, tạo điều kiện đối thoại về các chính sách quốc gia, hợp tác quốc tế và các cơ quan tài chính quốc tế, nhóm này đã góp phần quan trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu.

Việt Nam và G20

Là nước Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam được nước Chủ tịch G20 Saudi Arabia mời tham gia các Hội nghị quan trọng của G20 như: Hội nghị cấp Bộ trưởng trong các lĩnh vực ngoại giao, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp, giáo dục, y tế, kinh tế số, lao động-việc làm, môi trường, năng lượng, thương mại, du lịch…

Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị là một hoạt động đối ngoại đa phương quan trọng của Việt Nam trong năm 2020, có ý nghĩa nhiều mặt về chính trị, đối ngoại và kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động sâu sắc đến kinh tế toàn cầu.

Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự cả hai phiên thảo luận của Hội nghị lần này với các chủ đề: (i) “Vượt qua đại dịch, phục hồi tăng trưởng và việc làm” và (ii) “Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có khả năng chống chịu”.

Việt Nam tham dự Hội nghị nhằm các mục tiêu: (i) Truyền thông điệp về kết quả của Việt Nam trong ứng phó dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế, khẳng định hình ảnh phát triển năng động, khả năng thích ứng, cởi mở, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; (ii) Thúc đẩy các nội dung phù hợp với lợi ích của Việt Nam, thể hiện tinh thần xây dựng và đóng góp tích cực, trách nhiệm vào các vấn đề quản trị kinh tế toàn cầu; (iii) Góp phần nâng cao hơn nữa vị thế và vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến

TGVN. Nhận lời mời của Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội ...

APEC quyết tâm đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và phục hồi kinh tế bền vững

APEC quyết tâm đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và phục hồi kinh tế bền vững

TGVN. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, hơn bao giờ hết, các thành viên APEC cần đề cao tinh thần đoàn kết, trách ...

Hội nghị tổng kết các Quan chức cao cấp (CSOM) APEC 2020

Hội nghị tổng kết các Quan chức cao cấp (CSOM) APEC 2020

TGVN. Hội nghị CSOM - cuộc họp cuối cùng của các Quan chức cao cấp APEC trong năm 2020, đã rà soát công tác chuẩn ...

G20 cam kết chung tay vực dậy nền kinh tế hậu Covid-19

G20 cam kết chung tay vực dậy nền kinh tế hậu Covid-19

TGVN. Các Bộ trưởng Thương mại và đầu tư của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ...

Quang Đào (tổng hợp)

Đọc thêm

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở ...
Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động