APEC 2021 chính thức khởi động: Thúc đẩy phục hồi nhanh, lấy lại đà tăng trưởng

Bảo Chi
TGVN. Hội nghị các Quan chức cao cấp Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), lần thứ nhất năm 2021 (SOM 1) và các cuộc họp liên quan đã diễn ra từ ngày 18/2-12/3, dưới hình thức trực tuyến, do chủ nhà New Zealand năm APEC 2021 chủ trì.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đây là chuỗi các hội nghị chính thức đầu tiên trong năm nhằm thảo luận định hướng chính sách và hướng thúc đẩy các ưu tiên hợp tác của APEC 2021, đồng thời thống nhất chương trình hoạt động trong cả năm.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan.

Với chủ đề “Cùng Phối hợp, Cùng Hành động, Cùng Tăng trưởng” và 3 ưu tiên hợp tác về chính sách kinh tế, thương mại đẩy mạnh phục hồi, đẩy mạnh phục hồi và tăng trưởng bền vững và bao trùm, và thúc đẩy sáng tạo và số hoá, năm APEC 2021 đánh dấu bước chuyển sang giai đoạn hợp tác mới khi là năm đầu tiên triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 về một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và thế hệ tương lai; trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và tác động nhiều mặt tới tăng trưởng và ổn định xã hội của khu vực.

Đẩy mạnh triển khai các biện pháp cụ thể nhằm phục hồi kinh tế và thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương là ưu tiên hàng đầu

Nhằm tiếp tục duy trì vai trò tiên phong và là lực đẩy chính của châu Á-Thái Bình Dương đối với kinh tế toàn cầu, tại Hội nghị, các thành viên APEC đặc biệt nhấn mạnh và đề cao ý nghĩa quan trọng của Diễn đàn APEC trong việc thúc đẩy phục hồi nhanh, lấy lại đà tăng trưởng của châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, cũng như tăng cường đóng góp thúc đẩy các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Nhiều nền kinh tế phát triển và ASEAN tích cực đề xuất các lĩnh vực hợp tác cần ưu tiên thúc đẩy trong năm 2021.

Trong đó, sự đồng thuận cao tiếp tục dành cho các nội dung hợp tác cốt lõi của APEC hiện nay về tự do hóa thương mại và đầu tư, liên kết kinh tế khu vực, tăng trưởng bền vững, bao trùm, ủng hộ chủ nghĩa đa phương.

Chia sẻ nhận thức về sự phụ thuộc của quá trình phục hồi kinh tế đối với khả năng kiểm soát dịch bệnh, trong đó có phân phối, tiếp cận vaccine một cách công bằng, hiệu quả với chi phí hợp lý đóng vai trò quan trọng, Hội nghị đặt ưu tiên cao đẩy mạnh triển khai các biện pháp cụ thể thúc đẩy phục hồi kinh tế thông qua tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bảo đảm chuỗi cung ứng của hàng hoá thiết yếu, nhất là các hàng hoá liên quan đến vaccine, cũng như tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân.

Vai trò “vườn ươm ý tưởng” của APEC cũng được đặc biệt nhấn mạnh trong giai đoạn củng cố và định hình các khuôn khổ, luật lệ mới điều tiết kinh tế, thương mại và nền kinh tế số hiện nay, và trước mắt là thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ và cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hướng đến kết quả tích cực của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 được dự kiến tổ chức trong năm nay.

Theo đó, nhiều sáng kiến cụ thể đã được đề xuất và thảo luận rộng rãi tại Hội nghị để tiếp tục được phát triển và có thể trở thành những “điểm nhấn” trong năm nay.

Giai đoạn hợp tác mới với nhiều kỳ vọng mới

Đặt trọng tậm vào việc xây dựng Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 trong năm 2021, các thành viên APEC dành nhiều thời gian thảo luận sôi nổi về lộ trình, cấu trúc và các nội dung quan trọng của Kế hoạch triển khai Tầm nhìn. Các thành viên thống nhất cần xây dựng những định hướng rõ ràng với kỳ vọng về các mục tiêu lượng hóa cụ thể thay thế các mục tiêu Bogor trước đây, trên cơ sở bám sát Tuyên bố Putrajaya về Tầm nhìn APEC được thông qua hồi tháng 11/2020.

APEC 2021 chính thức khởi động: Thúc đẩy phục hồi nhanh, lấy lại đà tăng trưởng

Nhiều nội dung ưu tiên đã được đưa ra song một điểm chung của các nền kinh tế là đều rất chú trọng đến sự phát triển của khoa học công nghệ, của quá trình số hóa và phát triển kinh tế số, coi đây là nền tảng quan trọng để triển khai Tầm nhìn trong 2 thập niên tới.

Các nền kinh tế APEC một lần nữa nhắc lại và đánh giá cao những khuyến nghị của Nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC (AVG), trong đó Việt Nam đã tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng với vai trò là Phó Chủ tịch; Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC); và Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC); và khẳng định đây sẽ là những nguồn tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng Kế hoạch triển khai sắp tới. Hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả quản trị của Diễn đàn; nhất trí tiếp tục cải cách hoạt động để hợp tác APEC ngày càng trở nên hiệu quả, phục vụ triển khai các định hướng hợp tác trong thời gian tới; qua đó khẳng định vai trò dẫn dắt của APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực và là cái nôi của những ý tưởng đổi mới, sáng tạo.

Để tăng cường sự tham gia và đóng góp của các giới doanh nghiệp, học giả, cũng như tăng cường kết nối với các cơ chế hợp tác khác tại khu vực, trong các Phiên thảo luận của Hội nghị đều có sự tham gia tích cực của đại diện Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), đại diện Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC).

Đại diện Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao tham dự Hội nghị tiếp tục có những đóng góp tích cực trong thảo luận, trong đó chú trọng thúc đẩy các ưu tiên hiện nay về phục hồi kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, và nhất là các chủ trương, chính sách mới của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

TIN LIÊN QUAN
Nâng cao năng lực đề xuất sáng kiến nhằm hiện thực hoá Tầm nhìn APEC tới năm 2040
ASEAN tăng cường phối hợp nhằm đóng góp tích cực thúc đẩy hợp tác Á- Âu trong năm 2021
PECC 27 thảo luận về tối ưu hóa tiềm năng con người trong thời kỳ Covid-19
APEC thúc đẩy phục hồi cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thông qua tận dụng tài chính số
Tầm nhìn APEC đến năm 2040 - Xây dựng cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/10/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/10/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 21/10. Lịch âm 21/10/2024? Âm lịch hôm nay 21/10. Lịch vạn niên 21/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Điểm tin thế giới sáng 21/10: Mỹ rò rỉ thông tin mật, Ấn Độ triệu tập họp khẩn, Moldova trưng cầu ý dân về gia nhập EU

Điểm tin thế giới sáng 21/10: Mỹ rò rỉ thông tin mật, Ấn Độ triệu tập họp khẩn, Moldova trưng cầu ý dân về gia nhập EU

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/10.
Quảng bá 3 địa phương Việt Nam tại Pháp và Italy

Quảng bá 3 địa phương Việt Nam tại Pháp và Italy

Từ 10-17/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với hai Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Italy tổ chức chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại nước ...
Ngày Văn hóa ASEAN 2024 – Kết nối và tôn vinh văn hóa Đông Nam Á

Ngày Văn hóa ASEAN 2024 – Kết nối và tôn vinh văn hóa Đông Nam Á

Ngày Văn hoá ASEAN 2024 với chủ đề 'ASEAN vì tất cả mọi người' thu hút hơn 400 khách là các Đại sứ, Đại biện và phu nhân các nước ...
Thuỷ cung ở Trung Quốc sử dụng cá mập voi phiên bản robot

Thuỷ cung ở Trung Quốc sử dụng cá mập voi phiên bản robot

Đó là thuỷ cung Xiaomeisha Sea World ở Thâm Quyến, vừa mở cửa trở lại đón khách sau 5 năm tạm dừng cải tạo.
Bản đồ dẫn lối khám phá nghệ thuật cho tín đồ điện ảnh

Bản đồ dẫn lối khám phá nghệ thuật cho tín đồ điện ảnh

'Hướng dẫn viết về phim' là cuốn sách hữu ích, giúp nâng cao khả năng cảm nhận, bình luận, đánh giá về phim cho tín đồ điện ảnh.
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Một năm sau ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Dải Gaza, Trung Đông đứng trước tình thế nguy hiểm. Israel và Iran thay đổi phương thức tấn công...
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Tầng lớp trí thức Trung Quốc đang mất dần niềm tin đến cuộc bầu cử ở quốc gia 'kỳ phùng địch thủ'.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Càng đến gần ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024, càng nhiều thành viên thuộc đảng Cộng hòa đưa ra dự đoán sẽ có gian lận bầu cử.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên cao.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Báo chí Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo… đồng loạt đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường.
Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật hiểm hóc của Iran.
Phiên bản di động