APEC CEO Summit 2022: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu 4 yêu cầu quan trọng của thương mại và đầu tư trong giai đoạn mới

Nguyễn Hồng
(từ Bangkok, Thái Lan)
Từ ngày 16-18/11 tại Bangkok, Thái Lan, diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2022 (CEO Summit) với sự tham dự của hơn 850 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực cùng đại diện của các tổ chức quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước nêu bốn yêu cầu quan trọng của thương mại và đầu tư trong giai đoạn mới tại CEO Summit 2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2022.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Indonesia Widodo, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris là diễn giả chính của Hội nghị năm nay.

Với chủ đề “Chào đón tương lai: nắm bắt, tham gia, kiến tạo”, Hội nghị gồm 15 phiên thảo luận tập trung vào các vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế khu vực và toàn cầu như: Đổi mới sáng tạo, các thách thức lớn của thương mại và đầu tư khu vực, tăng trưởng bao trùm và bền vững, y tế sau đại dịch, chuyển đổi số, xu hướng việc làm, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và rủi ro toàn cầu, và tương lai của APEC.

Phát biểu định hướng cho phiên thảo luận về “Tương lai thương mại và đầu tư, các cơ hội và thách thức đối với hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp về 4 yêu cầu/đặc điểm quan trọng của thương mại và đầu tư trong giai đoạn mới.

Một là, bảo đảm bảo hệ thống thương mại quốc tế công bằng, minh bạch và hiệu quả là điều cốt yếu trong một “sân chơi” toàn cầu;

Hai là, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan đang diễn ra rất mạnh mẽ, lan tỏa sâu rộng, tác động tích cực đến thương mại xuyên biên giới và kinh tế toàn cầu;

Ba là, xuất phát từ những khó khăn thách thức trong hai năm qua, thế giới và khu vực đang thiết lập những chuỗi cung ứng mới, tự cường và bền vững, với nguồn cung ứng đa dạng, có cơ chế giám sát hiệu quả và có thể dễ dàng truy vết;

Bốn là, dưới tác động của đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, các lĩnh vực như y tế, công nghệ sinh học, năng lượng sạch cắt giảm phát thải các-bon sẽ thu hút mạnh mẽ FDI thời gian tới.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ những thành tựu và chính sách của Việt Nam về phát triển kinh tế xã hội.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn về năng lượng, lương thực. Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ có mức tăng GDP thuộc nhóm cao tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dự báo ở mức 7,2% năm 2022 và 6,7% trong 2023.

Là một nền kinh tế năng động có độ mở lớn và là điểm đến của nhiều tập đoàn đa quốc gia, Việt Nam đã ký kết và thực thi gần 60 hiệp định khuyến khích, bảo hộ đầu tư và thực thi 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định thế hệ mới với tiêu chuẩn cao như CPTPP, EVFTA, RCEP...

Các thành quả tăng trưởng kinh tế gần đây của Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho thấy việc tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư trong bình diện khu vực và toàn cầu có thể đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia.

Chủ tịch nước nêu bốn yêu cầu quan trọng của thương mại và đầu tư trong giai đoạn mới tại CEO Summit 2022
Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2022 với sự tham dự của hơn 850 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực cùng đại diện của các tổ chức quốc tế.

Chủ tịch nước cũng chia sẻ ưu tiên của Việt Nam thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá chủ yếu.

Việt Nam mong muốn thu hút các dự án FDI với công nghệ cao, giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, từ thực tiễn của mình, Việt Nam chia sẻ tầm quan trọng của việc “đồng hành cùng doanh nghiệp”, coi doanh nghiệp là chủ thể, trung tâm, chia sẻ, lắng nghe cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong mọi tình huống; đồng thời đẩy mạnh tạo thuận lợi, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Việt Nam mong muốn Cộng đồng doanh nghiệp APEC sẽ nêu cao tinh thần hợp tác, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại khu vực.

Phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp. Trên cơ sở những chia sẻ, nhận định của Chủ tịch nước, các đại biểu đã thảo luận về các biện pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thương mại và đầu tư ở khu vực và tăng cường sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân lên đường thăm chính thức Thái Lan và dự Tuần lễ cấp cao APEC 29

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân lên đường thăm chính thức Thái Lan và dự Tuần lễ cấp cao APEC 29

Sáng nay (16/11), Chủ tịch nước và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Vương quốc Thái ...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Thái Lan dịp APEC

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Thái Lan dịp APEC

Chuyến thăm chính thức Thái Lan và dự Hội nghị cấp cao APEC 2022 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân giúp ...

Vun đắp quan hệ song phương, nỗ lực đóng góp đối với APEC

Vun đắp quan hệ song phương, nỗ lực đóng góp đối với APEC

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc chia sẻ về ý nghĩa của chuyến thăm chính thức Thái Lan và dự Tuần lễ Cấp cao ...

APEC 2022: Ngành du lịch Thái Lan 'gặt hái' lợi ích tức thì, kinh tế thay đổi ra sao?

APEC 2022: Ngành du lịch Thái Lan 'gặt hái' lợi ích tức thì, kinh tế thay đổi ra sao?

Một số nhà phân tích đã đánh giá những lợi ích kinh tế mang đến cho Thái Lan với tư cách là nước chủ nhà ...

Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2022: Thêm lực đẩy cho thương mại, đầu tư hai bên

Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2022: Thêm lực đẩy cho thương mại, đầu tư hai bên

Với chủ đề "Thay đổi – Thách thức – Thích ứng", Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2022 sẽ cùng bàn thảo ...

Đọc thêm

Đề minh họa kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Đề minh họa kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố đề minh họa 3 môn Văn, Toán và Ngoại ngữ kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025.
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Hiệp hội VKBIA tăng cường kết nối địa phương Việt Nam-Hàn Quốc

Hiệp hội VKBIA tăng cường kết nối địa phương Việt Nam-Hàn Quốc

Hiệp hội Doanh nhân & đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc đến thăm và làm việc với lãnh đạo Hội đồng thành phố Siheung và Thị trưởng thành phố Anyang.
Đồng Yen 'đổ đèo' bởi Ngân hàng trung ương Nhật đang là ngoại lệ trên toàn cầu

Đồng Yen 'đổ đèo' bởi Ngân hàng trung ương Nhật đang là ngoại lệ trên toàn cầu

Không phải hiện tượng mới nhưng đồng Yen Nhật lại được chú ý hơn sau đợt giảm giá gần đây. Nguyên nhân vì sao?
Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị vững bền

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị vững bền

Xi măng Long Sơn tiếp tục đồng hành và tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng.
Lật mặt 7 chủ đề gia đình thu về hơn 201 tỷ đồng sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Lật mặt 7 chủ đề gia đình thu về hơn 201 tỷ đồng sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Đến trưa 2/5, phim 'Lật mặt 7' được ghi nhận thu về hơn 201,8 tỷ đồng, là phim thắng lớn nhất kỳ nghỉ lễ, theo thống kê của Box Office ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động