Back to E-magazine
e magazine
21:04 | 21/11/2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp

21:04 | 21/11/2022

Chuyến đi 2 trong 1 của của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân thăm chính thức Thái Lan và dự Hội nghị cấp cao APEC 29 từ 16-19/11 truyền đi thông điệp về quyết tâm đưa quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường Việt Nam-Thái Lan phát triển ngày càng mạnh mẽ, toàn diện và hiệu quả hơn. Đồng thời, chuyến đi đã thể hiện một Việt Nam tích cực, chủ động, đóng góp một cách xây dựng vào tất cả các hoạt động của quốc tế.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp

11h30 ngày 16/11, chuyên cơ chở Chủ tịch nước và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay Không quân Hoàng gia Thái Lan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Thái Lan và dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29.

Những ngày này, Thái Lan tập trung cao độ cho việc tổ chức Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29. Thế nhưng, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Phu nhân đã ra tận sân bay đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta trong thanh âm chào mừng của loạt 21 phát đại bác hùng tráng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo đầu tiên trong số lãnh đạo các nền kinh tế thăm chính thức Thái Lan nhân dịp Hội nghị APEC 2022. Đây còn là chuyến thăm đầu tiên sau 24 năm của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam tới Thái Lan.

Cả Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã từng có thời gian làm việc với nhau khi ông Nguyễn Xuân Phúc còn trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Chính vì vậy, ngay khi gặp lại “người bạn cũ thân thiết”, Chủ tịch nước và Thủ tướng Thái Lan cùng "tay bắt, mặt mừng", ôm chầm lấy nhau và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, vui mừng khi chứng kiến quan hệ hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Và ngay tại chân cầu thang máy bay, Thủ tướng Thái Lan đã giới thiệu cuốn Kỷ yếu một số bài viết, hình ảnh về Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam-Thái Lan.

Việc Thủ tướng Thái Lan và Phu nhân ra tận sân bay đón đoàn được cho là điều hiếm có, cho thấy Thái Lan coi trọng quan hệ với Việt Nam, thể hiện sự trọng thị, hiếu khách, khi hai nước sắp kỷ niệm dấu mốc 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Trong suốt chuyến thăm, Thái Lan luôn dành cho Việt Nam sự tiếp đón trọng thị, thể hiện sự hiếu khách, coi trọng quan hệ với Việt Nam. Lễ đón chính thức do Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha chủ trì diễn ra tại Toà nhà Chính phủ ngay trong chiều ngày 16/11. Các cuộc hội kiến, hội đàm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Nhà vua và Hoàng hậu, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội diễn ra trong bầu không khí nồng ấm, tin cậy, thể hiện tình cảm chân thành và thân mật.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Phu nhân đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tại sân bay
với loạt 21 phát đại bác chào mừng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân do Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha chủ trì diễn ra tại Toà nhà Chính phủ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp

Lãnh đạo cấp cao hai bên đều vui mừng trước quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường được củng cố, phát triển nhanh chóng trên tất cả lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế.

Hai bên nhất trí tích cực ủng hộ, hỗ trợ nhau, thống nhất các định hướng lớn nhằm mở ra chương mới cho quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung, vì mục tiêu phục hồi mạnh mẽ, bền vững và tự cường giai đoạn sau dịch bệnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha thống nhất đặt mục tiêu kim ngạch thương mại hai nước đạt 25-30 tỷ USD vào năm 2025 theo hướng cân bằng và bền vững hơn; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư, kinh doanh, kể cả trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh và bền vững…

Đặc biệt, điểm nhấn quan trọng trong chuyến thăm là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha thống nhất đẩy mạnh những hoạt động hợp tác hướng tới kỷ niệm 10 năm Đối tác chiến lược tăng cường. Trong đó, hai bên nhất trí tăng cường Chiến lược “Ba kết nối” gồm: kết nối chuỗi cung ứng; kết nối các doanh nghiệp và các địa phương; kết nối các chiến lược tăng trưởng bền vững.

Các lĩnh vực hợp tác quan trọng về kết nối hạ tầng, nông nghiệp, hỗ trợ phát triển, lao động, văn hóa, du lịch, giao lưu doanh nghiệp, nhân dân, địa phương sẽ là trọng tâm của quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường hai nước. Đã có 19 địa phương của Việt Nam và Thái Lan và có tỉnh Khỏn Kèn và Đà Nẵng ký kết hợp tác.

Hai bên đã ra Tuyên bố chung với thông điệp “Kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Thái Lan: mở ra chương mới của mối quan hệ Đối tác Chiến lược mạnh mẽ hơn nữa vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung”, ký kết 5 văn kiện hợp tác về triển khai quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường giai đoạn 2022-2027, các văn kiện hợp tác về tư pháp; địa phương, doanh nghiệp hai nước.

Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước đã gặp các doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam-Thái Lan, dự lễ khai trương tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan, Chủ tịch nước cho rằng, doanh nhân, doanh nghiệp là thành phần có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, việc gặp các doanh nhân, doanh nghiệp trong chuyến thăm lần này đã tiếp thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh hợp tác.

Bày tỏ vinh dự khi gặp lại Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới, ấn tượng với hoạt động đầu tư thành công tại Việt Nam hơn 25 năm qua, ông Vikrom Kromadit, nhà sáng lập kiêm CEO Tập đoàn AMATA, một nhà cung cấp bất động sản công nghiệp của Thái Lan có trụ sở chính tại Bangkok cảm ơn chính quyền Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn trong suốt quá trình hoạt động tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Ông cho biết, Tập đoàn cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Còn đối với ông Dhanim Chearnont, Chủ tịch Tập đoàn CP, một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công-nông nghiệp cho biết, sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cấp quy trình công nghệ, dây chuyền khép kín, từ sản xuất đến chế biến các sản phẩm, đồng thời, cam kết sẽ luôn đảm bảo tính an toàn, chất lượng các sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Trong tương lai, CP mong muốn tiếp tục mang đến nhiều hơn nữa những dây chuyền công nghệ hiện đại nhất; đem lại giá trị cao hơn cho người dân và góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Cũng trong dịp này, Chủ tịch nước đã gặp gỡ đại diện 100 nghìn kiều bào Việt Nam tại Thái Lan, thăm hỏi ân cần, động viên bà con. Chủ tịch nước cho biết, trong các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo Thái Lan, ông đều đề nghị tiếp tục quan tâm hơn nữa tới cộng đồng hơn 100.000 người Việt đang sinh sống, học tập, làm việc tại đây.

Bà con kiều bào cảm kích vì dù rất bận rộn nhưng Chủ tịch nước vẫn có những lời thăm hỏi ân cần, dành sự quan tâm đặc biệt đối với bà con. Bà con vui mừng khi vị thế đất nước ngày càng nâng cao và cho biết sẽ khích lệ các thế con em học tập, để có một lớp nhân tài người Việt ở Thái cống hiến cho sở tại và quê cha đất Tổ như mong muốn mà Chủ tịch nước chia sẻ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Chủ tịch nước gặp gỡ doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam-Thái Lan. Chủ tịch nước và Phu nhân dự lễ cắt băng Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân thăm và gặp gỡ kiều bào Việt Nam tại Thái Lan.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp

Sau chuyến thăm chính thức Thái Lan, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29. Hội nghị năm nay, chủ nhà Thái Lan đề xuất chủ đề: “Rộng mở. Kết nối và Cân bằng”. Đây cũng là Hội nghị trực tiếp đầu tiên của các nhà lãnh đạo APEC sau 4 năm gián đoạn, qua đó tạo động lực để APEC tiếp tục là Diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực. Việc lãnh đạo cấp cao của 21 nền kinh tế nhóm họp, ra Tuyên bố chung đã truyền tải thông điệp mạnh mẽ về hợp tác, đối thoại và chủ nghĩa đa phương.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện 21 nền kinh tế thành viên, trong đó có nhiều nền kinh tế lớn, hàng đầu thế giới, bao gồm nhiều Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện của ta, là ưu tiên quan trọng trong triển khai chiến lược đối ngoại. Kể từ khi thành lập đến nay, APEC đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, khẳng định được vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trung tâm khởi xướng các ý tưởng sáng tạo, xu thế phát triển mới.

Sự biến động khó lường, nhiều thách thách như đại dịch Covid-19, các vấn đề địa chính trị, năng lượng, lương thực có nhiều biến động, đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt... đòi hỏi các nền kinh tế thành viên APEC phải vượt qua những khác biệt, tăng cường đối thoại, cùng nhau kề vai sát cánh, quyết tâm cùng hành động vì lợi ích chung.

Tham gia APEC, Việt Nam có nhiều đóng góp, nỗ lực tìm tiếng nói chung, xây dựng lòng tin, duy trì đà hợp tác, tạo thêm động lực mới cho Diễn đàn, với dấu ấn hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vai trò Chủ tịch Nhóm ASEAN trong APEC 2022, tích cực đề xuất nhiều sáng kiến... Việt Nam cũng là thành viên chủ chốt tham gia xây dựng Tầm nhìn APEC 2040 và tích cực hiện thực hóa Tầm nhìn thông qua nỗ lực xây dựng kế hoạch hành động, hướng tới xây dựng khu vực châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại CEO Summit 2022.

Chủ tịch nước đã tham gia vào lịch trình hoạt động dày đặc tại Tuần lễ cấp cao APEC 29. Đó là các hoạt động như: dự các phiên họp khai mạc; Đối thoại không chính thức giữa Lãnh đạo các nền kinh tế APEC và các Khách mời; ăn trưa làm việc giữa Lãnh đạo các nền kinh tế APEC và các Khách mời; Phiên toàn thể và Phiên thảo luận chuyên đề Đối thoại với các thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) và Phiên bế mạc đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương; góp phần thúc đẩy hòa bình, hợp tác và liên kết kinh tế tại khu vực của Việt Nam.

Đặc biệt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là diễn giả chính tại Hội nghị cấp cao doanh nghiệp APEC 2022 cùng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Indonesia Widodo, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.

Thảo luận về “Tương lai thương mại và đầu tư, các cơ hội và thách thức đối với hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp về 4 yêu cầu/đặc điểm quan trọng của thương mại và đầu tư trong giai đoạn mới. Các quan điểm, đề xuất "đúng" và "trúng" của Chủ tịch nước được cộng đồng doanh nghiệp tán thưởng.

Không chỉ vậy, theo sát chủ đề chủ nhà APEC 2022 Thái Lan đề xuất, "Rộng mở-Kết nối-Cân bằng", Chủ tịch nước đã có nhiều chia sẻ và nhận định trong nhiều phiên họp, tọa đàm, đối thoại nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ của nhiều nhà Lãnh đạo APEC và được phản ánh trong văn kiện và các quyết định của Hội nghị.

Chủ tịch nước cho rằng, châu Á-Thái Bình Dương đang bước vào giai đoạn phát triển mới đòi hỏi cách tiếp cận cân bằng và toàn diện hơn. APEC cần đi đầu thúc đẩy mô hình tăng trưởng cân bằng, bao trùm và bền vững, hỗ trợ các nền kinh tế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số thành công.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo đầu tiên trong số lãnh đạo các nền kinh tế thăm chính thức Thái Lan nhân dịp Hội nghị APEC 2022.

Chủ tịch nước đã nhấn mạnh các yếu tố “cân bằng” trong hợp tác gồm: coi người dân là trung tâm để tạo sự cân bằng trong mỗi nền kinh tế, giữa các lĩnh vực, giữa các thành phần xã hội và cân bằng về lợi ích và trách nhiệm giữa các nền kinh tế, các khu vực; cân bằng giữa bảo đảm tính tự chủ, tự cường của mỗi nền kinh tế và chủ động mở cửa, hội nhập và liên kết kinh tế; cân bằng giữa đổi mới, chuyển đổi với bảo đảm sự ổn định.

“Chúng ta chỉ có thể hợp tác thành công khi cùng nhau mở ra các cơ hội tiếp cận cân bằng và rộng mở các nguồn vốn và công nghệ sạch, hiện đại”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp, khó dự báo, với nhiều thách thức chưa có tiền lệ, xu hướng tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao... Đến nay, Việt Nam vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn về năng lượng, lương thực và theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ có mức tăng GDP thuộc nhóm cao tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Là một trong những nền kinh tế năng động có độ mở lớn và là điểm đến của nhiều tập đoàn đa quốc gia, đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi gần 60 hiệp định khuyến khích, bảo hộ đầu tư và thực thi 15 Hiệp định thương mại do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới với các tiêu chuẩn cao như CPTPP, EVFTA, RCEP... Các thành quả tăng trưởng kinh tế gần đây của Việt Nam cũng là minh chứng rõ ràng cho thấy việc tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư trong bình diện khu vực và toàn cầu có thể đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia.

Trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức Thái Lan và dự Hội nghị cấp cao APEC 29, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, các nhà lãnh đạo dành nhiều thời để trao đổi những vấn đề chiến lược, có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển của châu Á-Thái Bình Dương trong giai đoạn mới. Điểm nổi bật ở đây là sự đồng thuận về yêu cầu có cách tiếp cận mới, cân bằng toàn diện hơn. Hợp tác APEC phải vượt ra ngoài các vấn đề thương mại, đầu tư truyền thống, hướng đến sự cân bằng, bao trùm.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định, Hội nghị lần này đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc kết nối APEC với các đối tác và các diễn đàn khu vực khác. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo châu Âu và Trung Đông tham dự hội nghị APEC. Cuộc đối thoại là dịp quan trọng để tìm kiếm các cơ hội mới, phát huy hơn nữa thế mạnh của mỗi diễn đàn, mỗi nền kinh tế.

Là một thành viên của Diễn đàn APEC, Việt Nam đã tham gia một cách tích cực, chủ động, đóng góp một cách xây dựng vào tất cả các hoạt động của Hội nghị. Đoàn Việt Nam đã chia sẻ những ý tưởng, quan điểm mới về xu thế phát triển, định hướng của APEC trong giai đoạn đầy thách thức hiện nay.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, những đề xuất của Việt Nam được hưởng ứng, đánh giá cao, thể hiện trong các văn kiện của Hội nghị bởi nó có tính đến lợi ích của tất cả các thành phần trong xã hội, các nền kinh tế, cũng như cân bằng giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn.

"Chúng ta cũng chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và những chính sách quan trọng đang triển khai.

Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khác biệt quan điểm giữa các thành viên ngày càng sâu sắc, Việt Nam đã cùng các thành viên chủ động tạo thêm kênh trao đổi, để thu hẹp khác biệt, tìm kiếm tiếng nói chung, duy trì đồng thuận. Đây là điểm có ý nghĩa quan trọng đóng góp cho thành công của Hội nghị", Bộ trưởng nói.

Bên lề APEC 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ, tiếp xúc song phương với các nhà Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Australia, Canada, Pháp, Chile, Peru.

Chủ tịch nước cũng đã có các cuộc gặp gỡ Thái tử, Thủ tướng Arab Saudi và Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Trung Quốc và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Trong các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, các bên đều đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong APEC và nhiều diễn đàn quốc tế, khu vực, đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác song phương với Việt Nam.

Có thể nói, chuyến đi "2 trong 1" của Chủ tịch nước và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam-Thái Lan. Chuyến đi cho thấy Việt Nam là thành viên có trách nhiệm cao, chủ động, tích cực thúc đẩy APEC kết nối toàn diện và đảm bảo công bằng, phát triển bền vững; đồng thời, truyền đi thông điệp Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn, luôn mở rộng vòng tay chào đón các doanh nghiệp đầu tư, hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Thái Lan và dự APEC 29: Chuyến đi đa thông điệp
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân chụp ảnh với Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Phu nhân tại Gala dinner APEC 2022.
Nguyễn Hồng

Đọc thêm

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.
Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Với Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh (nhiệm kỳ 2018-2021), bạn bè ông hay nhiều thế hệ người Việt từng đi qua những tháng năm chiến tranh rồi bỡ ngỡ bước chân vào hòa bình, Liên Xô, nước Nga, lý tưởng của người Nga đẹp đẽ vô cùng… “Tình yêu” ấy đến nay vẫn bỏng cháy và thiêng liêng.
OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, từ ngày 2-3/5, tại thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 (MCM 2024).
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) cũng không phải là tổng các phiên thảo luận, tiếp xúc mà là những ý tưởng vô tận với ý nghĩa đặc biệt “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.
Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - “ngôi nhà chung” cho doanh nhân nữ ASEAN, là dấu ấn đẹp của Việt Nam trong việc tạo dựng một mạng lưới hỗ trợ các doanh nhân nữ trong khu vực, đồng thời khơi dậy tiềm năng của họ cho sự tiến bộ và phát triển toàn diện trong ASEAN.