APEC hướng tới 2020 và tương lai

“Chìa khóa cho thành công mới của APEC hiện nay chính là APEC cần đặt người dân và doanh nghiệp ở trung tâm của sự phát triển”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
apec huong toi 2020 va tuong lai Chung tay xây dựng tầm nhìn cho quan hệ đối tác châu Á - Thái Bình Dương thế kỷ 21
apec huong toi 2020 va tuong lai Các thành viên APEC thông qua các văn kiện quan trọng về phát triển nguồn nhân lực

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC (SOM2, sáng 16/5, tại Hà Nội, Ủy ban APEC Việt Nam phối hợp Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) tổ chức Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai. Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự và phát biểu chỉ đạo Đối thoại.

apec huong toi 2020 va tuong lai
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu chỉ đạo tại Đối thoại. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thời điểm bước ngoặt

Phát biểu khai mạc Đối thoại, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch SOM APEC 2017, đã nhắc lại sự kiện cách đây 23 năm tại Bogor, Indonesia, các nhà lãnh đạo APEC đã đặt mục tiêu tự do hóa, mở cửa thương mại và đầu tư vào năm 2010 với các nền kinh tế phát triển và năm 2020 với các nền kinh tế đang phát triển. Đây là dấu mốc then chốt đã định hình hợp tác APEC trong gần 25 năm qua và thực tế đã đạt được những kết quả cụ thể trong thực hiện các mục tiêu này.

Theo ông Bùi Thanh Sơn, APEC hiện đang ở thời điểm quan trọng mang tính bước ngoặt, cần xác định mục tiêu, hướng đi dài hạn và các trụ cột hợp tác trong diễn đàn trong 10, 15 năm tới. “Tiếp nối các cuộc đối thoại đầu tiên về tầm nhìn APEC sau 2020 và tương lai giữa các SOM APEC được tổ chức vào tháng 8/2016, triển khai chỉ đạo của các nhà lãnh đạo cấp cao APEC tại Lima, Peru năm 2016. Năm nay, Việt Nam đề xuất Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai với mong muốn đạt được một diễn đàn trao đổi ý tưởng, xây dựng tầm nhìn APEC sau 2020 cho tất cả các bên liên quan để từ đó xác định được các bước đi và định hình các kiến nghị báo cáo các Bộ trưởng và lãnh đạo cấp cao”, Thứ trường Bùi Thanh Sơn nói.

Cũng tại phiên khai mạc, cùng chia sẻ những nhận định của Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Donald W.Campbell, Đồng Chủ tịch Quốc tế Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), cho rằng các nền kinh tế APEC đang bị thách thức bởi thực tế rằng tăng trưởng trong khu vực đang được đẩy nhanh nhưng bị hạn chế bởi khủng hoảng dẫn đến tăng trưởng không cân bằng. Năm nay đánh dấu 20 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997- 1998, tàn phá rất nhiều nền kinh tế của chúng ta. Sự kiện này đã đánh dấu một bước lùi trong hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà nhiều năm sau mới có thể phục hồi. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, APEC nhấn mạnh tầm quan trọng của một tăng trường cân bằng, bền vững, sáng tạo và khả thi thông qua một chiến lược tăng trưởng mới - phản ánh và cập nhật tầm nhìn của APEC.

“Các nền kinh tế APEC dường như đang phải đối mặt với nhiều khủng hoảng liên tiếp. Cuộc chiến đấu này tiêu tốn nhiều thời gian, công sức của các nhà hoạch định chính sách và khiến chúng ta chệch khỏi mục tiêu lớn hơn. Tệ hơn, các quyết định ngắn hạn sẽ đe dọa đến sự thịnh vượng trong tương lai của chúng ta”, ông Campbell nhấn mạnh.

Ông Campbell cho rằng, các công nghệ mới đang phát triển rất nhanh. Những quyết định của APEC đưa ra ngày hôm nay sẽ có tác động lâu dài đối với hợp tác khu vực. APEC đang có cơ hội để xác định tầm nhìn hướng tới tương lai, để có thể đưa ra các chính sách và quy tắc để đảm bảo mọi người được trao quyền và hưởng lợi từ những thay đổi này.

apec huong toi 2020 va tuong lai
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chụp ảnh cùng các đại biểu tham dự Đối thoại. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Khẳng định tiếp tục cam kết mở cửa thị trường

Phát biểu chỉ đạo cuộc Đối thoại, Chủ tịch nước Trần Đại Quang điểm lại một số dấu mốc đáng chú ý của APEC trong chặng đường 28 năm qua, khẳng định thành công và vai trò quan trọng của APEC trong gần ba thập niên, góp phần đưa hàng triệu người thoát cảnh đói nghèo.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nêu rõ, trong bối cảnh phát triển mới, người dân và doanh nghiệp trong khu vực APEC, từ các công ty lớn đến hàng triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đang đặt ra cho các nền kinh tế thành viên những câu hỏi cần được giải đáp thấu đáo là “APEC đang và sẽ làm gì cho họ?”. Cùng với đó, sự hoài nghi về toàn cầu hóa và lợi ích của thương mại tự do đang nổi lên ở một số nơi trên thế giới. Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu và không thể đảo ngược, song chúng ta hoàn toàn có thể góp phần tái định hình tiến trình toàn cầu hóa mang tính nhân văn, bao trùm và bền vững hơn. Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm các nền kinh tế APEC đưa ra thông điệp khẳng định tiếp tục cam kết duy trì mở cửa thị trường, đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và ủng hộ một tiến trình toàn cầu hóa mới tiến bộ hơn”.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, chìa khóa cho thành công mới của APEC hiện nay chính là APEC cần đặt người dân và doanh nghiệp ở trung tâm của sự phát triển. “Chúng ta cần thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm và sáng tạo, đưa các thành phần trong xã hội cùng tham gia và thụ hưởng từ sự phát triển và thịnh vượng chung. Đồng thời, chúng ta cần làm tốt công tác thông tin để công chúng thấy được những lợi ích của toàn cầu hoá, của tự do thương mại và đầu tư, chung tay thúc đẩy một mô hình tăng trưởng mới bền vững hơn”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng chỉ rõ, APEC cần hết sức chú trọng thúc đẩy giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và một hệ thống các giải pháp chính sách xã hội tích cực, chủ động nhằm bảo đảm mọi thành phần xã hội và lao động có thể tham gia tích cực và thụ hưởng thành quả từ cách mạng công nghệ trong kỷ nguyên số. Chủ tịch nước khẳng định, những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam hơn 30 năm qua cũng như định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam trong thời gian tới cũng không nằm ngoài định hướng đó.

Đảm nhiệm tốt vai trò lãnh đạo toàn cầu

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, trong 2 - 3 thập niên tới, APEC cần thể hiện sức sống, sự năng động, khả năng chống chịu và tính trách nhiệm. APEC cần đảm nhiệm tốt vai trò lãnh đạo toàn cầu trong xử lý các thách thức của thế giới và khu vực, đặc biệt là các vấn đề về biến đổi khí hậu, già hóa dân số, tình trạng bất bình đẳng thu nhập, các thảm họa về thiên tai, bệnh dịch…

Để hiện thực hóa những mục tiêu này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng APEC cần tiếp tục phát huy thế mạnh là diễn đàn hợp tác tự nguyện, linh hoạt để thực sự là nơi khởi xướng ý tưởng, đổi mới sáng tạo và là động lực cho tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực. APEC phải là nơi gắn kết các cơ chế hợp tác khác nhau trong khu vực nhằm xây dựng hệ thống thương mại khu vực và toàn cầu ngày càng gắn kết hiệu quả. Với 50 năm thành công trong hội nhập khu vực, ASEAN có rất nhiều kinh nghiệm có thể chia sẻ với APEC trong nỗ lực xây dựng một cộng đồng ngày càng gắn kết về kinh tế - xã hội.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị, tại Đối thoại bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai, các chuyên gia, đại biểu cần thảo luận để làm rõ thêm một số vấn đề: Xác định những biện pháp và lĩnh vực hợp tác cụ thể để thúc đẩy việc hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bogor đúng thời hạn vào năm 2020. Xác định mục tiêu và khung thời gian cho APEC giai đoạn sau 2020 cùng các trụ cột hợp tác của APEC. Xác định các bước đi để xây dựng tầm nhìn APEC sau 2020.

apec huong toi 2020 va tuong lai Kết thúc ngày làm việc thứ sáu trong khuôn khổ SOM 2

Ngày 14/5, Hội nghị SOM 2 và các cuộc họp liên quan tiếp tục với 5 hoạt động của Ủy ban Thương mại và Đầu ...

apec huong toi 2020 va tuong lai Tạo động lực mới cho đô thị hóa bền vững trong APEC

Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững và phiên họp toàn thể Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG) ...

Liễu Hằng - An Ngọc

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Phiên bản di động