Argentina chưa mặn mà với BRICS

Phương Nam
Trong bối cảnh vị thế của BRICS đang ngày càng được chú ý, việc Argentina, môt quốc gia tầm trung, thành viên của G20 quyết định không tham gia tổ chức này là một động thái thu hút sự quan tâm của dư luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bà Diana Mondino phát biểu tại Hội nghị Công nghiệp lần thứ 29 của UIA. (Nguồn: infobae)
Bà Diana Mondino phát biểu tại Hội nghị Công nghiệp lần thứ 29 của UIA. (Nguồn: infobae)

Ngày 29/11 vừa qua, phát biểu với báo giới bên lề Hội nghị của Hiêp hội công nghiệp Argentina, bà Diana Mondino người đươc Tổng thống đắc cử Javier Milei chỉ định làm Ngoại trưởng trong nội các của ông đã khẳng định theo kế hoạch của chính phủ mới, Argentina sẽ không gia nhập BRICS.

Tuyên bố của bà Mondino không làm dư luận ngạc nhiên. Lý do là ngay từ cuối tháng 8 năm nay, khi Tổng thống đương nhiệm Alberto Fernandez vui mừng thông báo quyết định của BRICS chấp thuận đơn xin gia nhập của Argentina cùng với 5 quốc gia khác, ông Milei đã khẳng định Argentina dưới sự lãnh đạo của ông sẽ không tham gia BRICS vì những khác biệt về ý thức hệ với các nước thành viên của tổ chức này.

Ngoại trưởng tương lai Mondino đã mềm hóa tuyên bố của ông Milei khi giải thích lý do Argentina không gia nhập BRICS là do chưa nhận thấy lợi ích so sánh về kinh tế gì từ tổ chức này và "theo tôi biết, BRICS là một sự liên kết chính trị nhiều hơn là một thể chế thương mại giữa các quốc gia và trên thực tế Argentina đã có quan hệ ngoại giao và thương mại với hầu hết các thành viên của tổ chức này".

Nhân dịp này, bà Mondino cũng khẳng định chính sách đối ngoại của chính phủ mới là ủng hộ chủ nghĩa đa phương và sẵn sàng tham gia vào các tổ chức quốc tế theo nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhân quyền và tự do thương mại. Theo bà, chính phủ của ông Milei ủng hộ việc ký kết Hiệp định tự do thương mại EU-Mercosur dù cho rằng hiệp định này sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho Argentina.

Trong bối cảnh vị thế của BRICS đang ngày càng được chú ý và nhiều quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập và chờ chấp thuận để được kết nạp, việc Argentina, môt quốc gia tầm trung, thành viên của G20 quyết định không tham gia tổ chức này là một động thái thu hút sự quan tâm của dư luận.

Đây có thể sẽ là dịp để các nước BRICS xem xét, đánh giá lại tiêu chí hoạt động của tổ chức này, có những cải cách, biện pháp mới để tăng sức hấp dẫn của mình và không loại trừ khả năng trong tương lai Argentina sẽ thay đổi quyết định gia nhập vì trong quan hệ quốc tế "chỉ có lợi ích là vĩnh viễn".

Động thái mới của Argentina về việc gia nhập BRICS

Động thái mới của Argentina về việc gia nhập BRICS

Ngày 20/11, Reuters đưa tin, Trung Quốc tái khẳng định lập trường ủng hộ dành cho các nước mới gia nhập Nhóm các nền kinh ...

Tương lai của BRICS?

Tương lai của BRICS?

Đáp ứng mối quan tâm và nhu cầu của các nền kinh tế mới nổi, thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu, BRICS đang ...

BRICS kết nạp thành viên: Mỹ hạ thấp tầm quan trọng, Argentina bày tỏ vinh dự, Nga bật mí về tên gọi mới

BRICS kết nạp thành viên: Mỹ hạ thấp tầm quan trọng, Argentina bày tỏ vinh dự, Nga bật mí về tên gọi mới

Ngày 24/8, Mỹ đã hạ thấp tầm quan trọng của việc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) gồm Brazil, ...

Hội nghị thượng đỉnh BRICS, những thông điệp, hàm ý đối với nền kinh tế và an ninh chính trị thế giới

Hội nghị thượng đỉnh BRICS, những thông điệp, hàm ý đối với nền kinh tế và an ninh chính trị thế giới

Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) lần thứ 15 ...

Gần 20 quốc gia quan tâm đến việc thiết lập quan hệ đối tác với BRICS

Gần 20 quốc gia quan tâm đến việc thiết lập quan hệ đối tác với BRICS

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đưa ra thông báo trên khi trao đổi với báo giới ngày 2/10, trong khuôn khổ Hội nghị thường ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động