Nhỏ Bình thường Lớn

ASEAN đang nằm trên quỹ đạo để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN đã tăng vọt 51%, đạt 3.800 tỷ USD vào năm 2023 so với 2.500 tỷ USD năm 2015.
ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030. (Nguồn: Wikimedia)
ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030. (Nguồn: Wikimedia)

Ngày 6/8, phát biểu tại hội nghị Tầm nhìn 2045: Kỷ nguyên ASEAN, Phó Tổng thư ký Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) Satvinder Singh khẳng định, ASEAN đang nằm trên quỹ đạo để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030.

Ông Singh cho rằng, nhận định nói trên càng được củng cố hơn nữa nhờ giao dịch thương mại khu vực tăng lên 3.500 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 2.300 tỷ USD năm 2015, giúp tăng đáng kể thu nhập bình quân đầu người.

Tin liên quan
Xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu hàng hóa 'nở rộ' nhờ CPTPP

"Điều này phản ánh cam kết bền bỉ của ASEAN trong việc trở thành một khu vực kinh tế mở cho thương mại và đầu tư toàn cầu, vốn đã được cải thiện đáng kể", ông Singh khẳng định.

GDP của Hiệp hội đã tăng vọt 51%, đạt 3.800 tỷ USD vào năm 2023 so với 2.500 tỷ USD vào năm 2015.

Theo Phó Tổng thư ký AEC, điều quan trọng là ASEAN nằm trong số rất ít khu vực trên thế giới có giao dịch thương mại gần bằng GDP và phần giao dịch thương mại lớn nhất không phải là sự trao đổi thương mại giữa Hiệp hội với Trung Quốc hay Mỹ mà là thương mại nội khối.

Ông Satvinder cho rằng, hiện nay, ở Nam bán cầu, ASEAN cũng là nơi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với tổng giá trị khoảng 230 tỷ USD.

Theo dự báo trong những năm tới, chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty có lượng khí thải carbon thấp và các hoạt động có giá trị cao nhiều khả năng sẽ nằm ở các nước ASEAN. Một số ngành sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể bao gồm chất bán dẫn, nông nghiệp, thiết bị dữ liệu cũng như khoáng sản và các ngành công nghiệp kim loại.

Bên cạnh đó, điểm hấp dẫn đối với ASEAN là chuyển đổi công nghệ và các công nghệ tiên tiến như 5G, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật sẽ tạo ra thêm 8.000 tỷ USD.

Tuy nhiên, khối nên nỗ lực giảm chi phí công nghệ trên toàn nền kinh tế của mình và đảm bảo các nền kinh tế thành viên có thể tiếp cận các thiết bị và giải pháp công nghệ.

'Ngày thứ Hai đen tối' của thị trường chứng khoán toàn cầu, áp lực giảm lãi suất tăng cao, nỗi lo suy thoái kinh tế gia tăng

'Ngày thứ Hai đen tối' của thị trường chứng khoán toàn cầu, áp lực giảm lãi suất tăng cao, nỗi lo suy thoái kinh tế gia tăng

Làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu gia tăng vào ngày 5/8, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 900 điểm ngay ...

Vì một lý do của Mỹ, chứng khoán Nhật Bản chìm trong sắc đỏ, nhà đầu tư bán tháo

Vì một lý do của Mỹ, chứng khoán Nhật Bản chìm trong sắc đỏ, nhà đầu tư bán tháo

Ngày 5/8, thị trường chứng khoán Nhật Bản chứng kiến một phiên bán tháo mạnh mẽ trong “ngày tồi tệ nhất từ trước đến nay”.

Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035

Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035

Trung Quốc được cho là sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035, sau khi nâng cấp hầu hết các ...

Xuất khẩu hàng hóa 'nở rộ' nhờ CPTPP

Xuất khẩu hàng hóa 'nở rộ' nhờ CPTPP

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thực sự đã tạo động lực lớn cho tăng trưởng xuất ...

EU cập nhật tình hình thuế quan áp lên xe điện Trung Quốc, bất ngờ với hành động của Đức

EU cập nhật tình hình thuế quan áp lên xe điện Trung Quốc, bất ngờ với hành động của Đức

Ngày 5/8, ông Valdis Dombrovskis, Ủy viên thương mại châu Âu cho hay, thuế quan áp lên xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào ...

(theo TTXVN)