ASEAN - Mỹ: Quan hệ đối tác vì tương lai

Ngày 28/7, phát biểu tại Câu lạc bộ Commonwealth ở San Francisco, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á Daniel Russel đã đề cập vai trò quan trọng của ASEAN trong bối cảnh quốc tế hiện nay. TG&VN trân trọng giới thiệu bài phát biểu này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á Daniel Russel.

Trọng tâm trong chính sách tái cân bằng

Sau gần nửa thế kỷ kể từ ngày thành lập, cho đến nay, ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, với dân số hơn 620 triệu người và GDP lên đến 2,2 nghìn tỷ USD. Tuy còn nhiều khác biệt, song các nước đều có niềm tin rằng, họ sẽ đạt được các mục tiêu chung nếu gắn kết với nhau.

Có thể nói, sự phát triển vượt bậc của các nước Đông Nam Á đã tạo lực đẩy mạnh mẽ cho quan hệ hợp tác giữa ASEAN với Mỹ. Hai bên đã làm sâu sắc quan hệ kinh tế bằng việc ký kết Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư năm 2006. Mỹ cũng đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) với ASEAN năm 2009 nhằm tăng cường quan hệ chính trị.

Cam kết tăng cường gắn kết với ASEAN là một ưu tiên trong chính sách "tái cân bằng" của Mỹ. Tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Sam Locklear đã chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng với các nước ASEAN ở Hawaii. Đây là Hội nghị quốc phòng ASEAN - Mỹ lần đầu tiên, phản ánh rõ nét sự gắn bó về an ninh và thịnh vượng giữa hai bên.

Bên cạnh đó, ASEAN cũng đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế - thương mại của Mỹ. Năm 2013, trao đổi hàng hóa hai bên đạt mốc 206 tỷ USD. ASEAN là thị trường xuất khẩu và đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ. Ngoài ra, án ngữ những tuyến giao thương chủ đạo của thế giới, châu Á là khu vực trọng điểm trong an ninh quốc gia Mỹ.

Tăng cường thể chế khu vực

Tăng cường thể chế khu vực ở Đông Nam Á là một chiến lược dài hạn của Mỹ. Bởi lẽ, ASEAN là một tổ chức vững mạnh, hiện đang xây dựng một cộng đồng kinh tế gắn kết và theo đuổi kế hoạch tham vọng cho việc hội nhập toàn diện, có thể giải quyết được các vấn đề chính trị, an ninh và nhân đạo ở tầm khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), sáng kiến của ASEAN năm 1997, có thể trở thành diễn đàn hàng đầu để giải quyết các thách thức đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) cũng là một diễn đàn quan trọng, thu hút sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao và quan chức cấp cao khác đại diện cho các nước trong khu vực và đối tác. Tháng 8/2014, tại Myanmar, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ cùng với những người đồng cấp thảo luận về các vấn đề chính trị và an ninh trong khuôn khổ hội nghị ARF, và vạch ra chương trình nghị sự cho EAS vào tháng 11.

Là một quốc gia Thái Bình Dương, Mỹ tích cực tham gia những diễn đàn như EAS để cùng với các nước xây dựng thể chế khu vực trong tương lai, đồng thời giải quyết các vấn đề bức bách của khu vực.

Ở một khía cạnh khác, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phải hứng chịu 70% các thảm họa thiên nhiên, gây thiệt hại đến 68 tỷ USD mỗi năm trong vòng 10 năm qua. Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác, bao gồm cả Trung Quốc, để tăng cường năng lực đối phó với thảm họa của khu vực và phát triển kế hoạch phối hợp cứu trợ thảm họa tốt hơn. Mỹ ủng hộ tuyên bố của EAS về Phản ứng nhanh với Thiên tai, bằng cách giúp phổ biến các bài học kinh nghiệm ở Philippines từ siêu bão Haiyan, và hợp tác để cải thiện năng lực của Trung tâm Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thiên tai của ASEAN.

Một thể chế khu vực mạnh có thể tác động đến hành vi của tất cả các thành viên liên quan, giúp tránh xung đột và khuyến khích giải pháp hòa bình cho các tranh chấp. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có tiềm năng rất lớn, nếu như nó có thể tránh những cạm bẫy phía trước. Các thể chế mạnh là chìa khóa - không chỉ để tránh và giải quyết tranh chấp, mà còn để giảm rào cản thương mại, bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản.

Bằng việc tham gia vào nhiều tổ chức trong khu vực, Mỹ sẽ làm tất cả những gì có thể nhằm củng cố các thể chế khu vực, thông qua các đồng minh, đối tác, các mối quan hệ kinh tế và giao lưu giữa nhân dân các nước.

Thách thức từ vấn đề Biển Đông

Trong thời gian qua, thách thức an ninh chính đối với ASEAN là xung đột trên Biển Đông. Mỹ không phải là một bên tranh chấp, cho nên không đứng về bên này để chống lại bên kia. Tuy nhiên, hòa bình và ổn định ở Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với cộng đồng quốc tế và kinh tế toàn cầu. Khoảng 50% các lô hàng tàu chở dầu và hơn một nửa trọng tải thương mại trên thế giới đi qua Biển Đông. Việc đảm bảo tự do hàng hải, luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp, và thương mại không bị cản trở là vô cùng quan trọng.

Dẫu cho tranh chấp Biển Đông đã kéo dài trong nhiều thập kỷ qua, khả năng hợp tác giữa các nước để giải quyết vẫn là điều có thể đạt được. Trên thực tế, các nước đã cùng nhau khai thác và quản lý tài nguyên trên Biển Đông. Mới đây, Philippines và Indonesia đã giải quyết một cách hòa bình vấn đề biên giới biển vốn tồn tại dai dẳng trong 20 năm.

Năm 2002, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Hai bên cũng đã nhất trí hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) chi tiết hơn.

Tuy nhiên, trong năm 2014, vấn đề Biển Đông lại bùng lên dữ dội. Đây không chỉ là trách nhiệm của những bên tranh chấp. Các cường quốc trên thế giới cũng phải có trách nhiệm trong việc kiềm chế xung đột. Xu hướng hành xử quyết đoán, đơn phương của Trung Quốc đã làm gia tăng những quan ngại về các yêu sách bành trướng cũng như thiện chí của họ trong việc tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế.

Căng thẳng leo thang khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan cùng với các tàu vũ trang trong vùng biển gần Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Nhiều vụ va chạm đã xảy ra, làm quan hệ Việt - Trung xấu đi, thậm chí gây ra các vụ bạo động chống Trung Quốc tại Việt Nam.

Đồng thời, các bằng chứng cho thấy các bên tranh chấp đang nâng cấp cơ sở quân sự trên Biển Đông, trong đó điều làm Mỹ lo ngại là các dự án của Trung Quốc có quy mô vượt xa các bên yêu sách khác.

Luật pháp quốc tế là cơ sở để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Tất cả các bên đều có quyền sử dụng các biện pháp pháp lý đối với tranh chấp nếu như họ nhận thấy những nỗ lực ngoại giao thông thường không thành công. Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế về tính pháp lý của yêu sách "đường 9 đoạn". Nhưng thay vì tham gia một cách xây dựng và bảo vệ lập trường của mình như Tòa án Trọng tài đề nghị, Trung Quốc đã gây sức ép, cô lập Philippines về ngoại giao.

Nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng

Mỹ luôn nỗ lực giảm căng thẳng và giúp các bên giải quyết hòa bình các tranh chấp của họ bằng nhiều cách như: (i) trao đổi trực tiếp ở cấp cao, bao gồm cả Trung Quốc, khuyến khích tất cả các bên tránh hành động khiêu khích và làm rõ yêu sách dựa trên luật pháp quốc tế; (ii) cùng với ASEAN và cộng đồng quốc tế thúc đẩy xây dựng thể chế và hợp tác khu vực, giúp giảm căng thẳng và xử lý các tranh chấp; (iii) nâng cao năng lực cho các đối tác của Mỹ ở khu vực để củng cố sự hiện diện an ninh của Mỹ.

Trong hai năm tới, Mỹ sẽ đầu tư hơn 156 triệu USD giúp các đối tác và đồng minh trong khu vực nâng cao năng lực hàng hải dân sự, bao gồm cả trang thiết bị, huấn luyện và cơ sở hạ tầng.

Dù vậy, chính các bên tranh chấp phải quản lý và giải quyết các tranh chấp. Họ là những người phải tự đặt ra những tiêu chuẩn và thực hiện để làm gương cho nước khác. Ví dụ, Trung Quốc và ASEAN đã cam kết theo DOC để tránh các hoạt động "gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định".

Tuy nhiên, các hoạt động "có vấn đề" này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Mỹ đang kêu gọi Trung Quốc và các bên tranh chấp đối thoại để thống nhất về những hoạt động có thể chấp nhận được, giảm bớt căng thẳng hiện tại và bất đồng trong lâu dài; kêu gọi các bên tự nguyện xác định và "đóng băng" các hoạt động có "vấn đề". Dự kiến vấn đề này sẽ được thúc đẩy tại ARF sắp tới ở Myanmar.

Minh Khôi (lược dịch)



 

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động