ASEAN sẽ đối phó với nhiều thách thức lớn trong năm 2019

Để đương đầu với những cản lực kinh tế trong năm 2019, các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần ưu tiên thúc đẩy Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025 và hoàn tất quá trình đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cùng những nỗ lực mạnh mẽ khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
asean se doi pho voi nhieu thach thuc lon trong nam 2019 Campuchia: Diễn đàn Doanh nhân trẻ ASEAN - Trung Quốc lần thứ 2 kết thúc tốt đẹp
asean se doi pho voi nhieu thach thuc lon trong nam 2019 ASEAN trước những thách thức để đạt mục tiêu tự do hoá thương mại, đầu tư

Bài viết trên trang mạng eurasiareview.com cho rằng năm 2019 bắt đầu với việc các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt với nhiều thách thức lớn, chẳng hạn như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và kế hoạch tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Tác giả nhận định Trung Quốc có thể sẽ đưa ra một số thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, song khó có khả năng nền kinh tế thứ hai thế giới đáp ứng toàn bộ những gì mà chính quyền Tổng thống Donald Trump mong muốn. 

Vì vậy, thế giới năm 2019 có thể sẽ chứng kiến việc Washington và Bắc Kinh tiếp tục gia tăng các khoản thuế hoặc có những biện pháp siết chặt thương mại hơn. 

Các nền kinh tế khu vực cần phải có sự chuẩn bị để chống chọi những ảnh hưởng trong tương lai. Trong khi đó, trên phương diện tài chính, ngày 19/12/2018, Fed đã tăng mức lãi suất từ 2,25% lên 2,5% và dự kiến còn hai đợt tăng nữa trong năm 2019. 

Nguyên nhân của kế hoạch này là để đảm bảo Ngân hàng trung ương Mỹ có không gian áp dụng các chính sách tiền tệ, nhất là có cơ hội điều chỉnh lãi suất trong trường hợp cần đối phó với các cuộc suy thoái trong tương lai. Những động thái này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khu vực ASEAN. 

asean se doi pho voi nhieu thach thuc lon trong nam 2019
Việc thúc đẩy AEC 2025 sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường hội nhập với 630 triệu dân. (Nguồn: ASEAN SAS)

Các đợt tăng thuế có thể khiến dòng vốn chảy khỏi nhiều nước Đông Nam Á do giới đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn tại thị trường Mỹ. Nếu không được kiểm soát hiệu quả, dòng vốn thất thoát này có thể gây ra bất ổn về tài chính và thậm chí là khủng hoảng tại các nền kinh tế khu vực.

Việc tránh khỏi những ảnh hưởng từ các vấn đề kinh tế kể trên là điều không tưởng đối với các nền kinh tế tại ASEAN. Tuy nhiên, các nước vẫn có thể đối phó với những tác động tiêu cực nhờ các sáng kiến khu vực như AEC 2025, Thỏa thuận Đầu tư và thương mại tự do ASEAN-Hong Kong (Trung Quốc), gọi tắt là AHKFTA, RCEP hay cơ chế đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM).

Trước hết, các nhà hoạch định chính sách ASEAN cần ưu tiên hoàn tất việc triển khai AEC 2025, một kế hoạch hội nhập kinh tế khu vực được 10 nước thành viên thúc đẩy nhằm đạt được 5 mục tiêu: một nền kinh tế thống nhất và hội nhập cao; một ASEAN cạnh tranh, sáng tạo và năng động; tăng cường kết nối và hợp tác trong một số lĩnh vực; xây dựng một ASEAN bền bỉ, toàn diện, lấy con người làm trung tâm và ưu tiên hàng đầu; và cuối cùng là xây dựng một ASEAN toàn cầu. 

Việc thúc đẩy AEC 2025 sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường hội nhập với 630 triệu dân, giúp các nền kinh tế khu vực có sức bền và dễ dàng chống chọi hơn trước các thách thức sắp tới.

Thứ hai, các chính phủ ASEAN cần sớm thông qua AHKFTA, một hiệp định thương mại tự do đã được ký kết vào tháng 11/2017, để các quy định nhanh chóng có hiệu lực theo đúng thời hạn mong muốn là vào đầu năm 2019. 

Các thỏa thuận này sẽ giúp thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư xuyên biên giới giữa các nền kinh tế ASEAN và Hong Kong. Hơn thế nữa, hiệp định thương mại tự do này còn mở rộng cánh cửa tiếp cận các thị trường hàng hóa và dịch vụ cũng như đảm bảo các điều khoản đầu tư tốt hơn, đồng thời giúp các nước ASEAN thắt chặt hơn quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc và hạn chế việc bị ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn giữa Washington và Bắc Kinh.

Thứ ba, các chính quyền ASEAN cần tập trung hoàn thiện tiến trình đàm phán RCEP, một thỏa thuận thương mại tự do bao trùm 16 nền kinh tế. Nếu được triển khai, khối kinh tế này sẽ tạo ra một thị trường với 3,6 tỷ dân và đóng góp tới 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, chiếm 29% thương mại thế giới và 26% dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. 

Việc hoàn tất quá trình đàm phán không chỉ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp để củng cố mạnh mẽ hơn chuỗi cung ứng, mà còn giúp các nền kinh tế RCEP đa dạng hóa và ứng phó hiệu quả với các hệ quả từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Thứ tư, các nước Đông Nam Á nên cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sớm thúc đẩy CMIM, một cơ chế an ninh tài chính khu vực được xây dựng trong khuôn khổ hợp tác tài chính ASEAN+3. 

Được triển khai vào năm 2010, cơ chế này cung cấp các nguồn tài chính thông qua mạng lưới trao đổi tiền tệ để giúp các nước thành viên vượt qua các khó khăn trong cân đối chi tiêu. Các đợt tăng lãi suất của Fed có thể khiến giới đầu tư lo ngại, gây bất ổn về tài chính và dẫn tới tình trạng thoái vốn tại một số nền kinh tế khu vực. Trong bối cảnh đó, CMIM có thể là công cụ tài chính đắc lực giúp giải quyết những thách thức này.

asean se doi pho voi nhieu thach thuc lon trong nam 2019
 Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt với nhiều thách thức lớn. (Nguồn: ASEAN SAS)

Tuy nhiên, những sáng kiến kể trên cũng đối mặt với không ít thách thức riêng. Điển hình, rào cản chính đối với việc hoàn thiện và triển khai AEC 2025 là việc thiếu vắng sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ và ban ngành khu vực. Vì vậy, các nước ASEAN cần tìm cách tăng cường hợp tác sâu rộng giữa giới chức liên quan.

Các cuộc bầu cử sắp tới tại Australia, Ấn Độ, Indonesia, và Thái Lan có thể sẽ khiến tiến trình hoàn tất đàm phán RCEP bị trì hoãn trong nửa đầu năm 2019.  Trong khi đó, các nước khu vực cần phải giải quyết các rào cản nội địa để sớm thông qua các thỏa thuận khu vực với đặc khu hành chính Hong Kong.

Về phần CMIM, dù thỏa thuận ngày 14/12/2018 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai cơ chế an ninh tài chính khu vực này là sự kiện rất đáng hoan nghênh song thực tế là những nỗ lực nhằm thúc đẩy các khía cạnh khác của CMIM trong những năm gần đây dường như vẫn chưa thực sự hiệu quả. Quy mô cơ chế này vẫn đứng ở mức 240 tỷ USD từ năm 2012. 

Với số tiền ấy, CMIM chỉ có thể cùng lúc hỗ trợ tài chính cho rất ít nền kinh tế cỡ vừa và nhỏ trong trường hợp nảy sinh khung hoảng. Vì vậy các nước thành viên cần nghiêm túc tìm cách mở rộng quy mô CMIM.

Nhìn chung, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cùng kế hoạch tăng lãi suất của Fed nhiều khả năng sẽ đem đến những ảnh hưởng không mong muốn cho khu vực trong năm 2019. Dù vậy, bất chấp những thách thức kể trên, các nước ASEAN phải cùng nhau thúc đẩy các sáng kiến để vượt qua các cản lực kinh tế. 

asean se doi pho voi nhieu thach thuc lon trong nam 2019 ​ASEAN+3 sửa đổi thỏa thuận bảo vệ tài chính khu vực

Ngày 14/12, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và các đối tác trong khu vực Đông Nam Á đã nhất trí sửa đổi Thỏa thuận ...

asean se doi pho voi nhieu thach thuc lon trong nam 2019 ASEAN - Thụy Sỹ: Tăng cường hợp tác về kinh tế

Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Đối thoại theo Lĩnh vực ASEAN - Thụy Sỹ trong thời gian qua, hai bên đã triển khai ...

asean se doi pho voi nhieu thach thuc lon trong nam 2019 RCEP lại bị trì hoãn, lý do vì đâu?

Bất chấp việc được kỳ vọng hoàn thiện vào cuối năm nay, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) lại một ...

(theo Eurasiareveview.com)

Bài viết cùng chủ đề

Cộng đồng ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động