ASEAN và cơ hội chuyển mình vượt bậc

HOÀNG TRUNG HIẾU
Nhiều quốc gia ASEAN đang tích cực chuyển đổi số, đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo, với sự hợp tác của các tập đoàn đa quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cơ hội chuyển mình vượt bậc
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella công bố sáng kiến mới tại sự kiện Microsoft Build: AI Day vào ngày 30/4 tại Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Microsoft.com)

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn Microsoft, ông Satya Nadella vừa có chuyến công du ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Thái Lan và Malaysia, để công bố một loạt khoản đầu tư vào các lĩnh vực trung tâm dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI) và dịch vụ đám mây.

Phát biểu tại thủ đô Kuala Lumpur ngày 2/5, ông Satya Nadella cho biết, trong bốn năm tới, hãng sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD để hỗ trợ Malaysia chuyển đổi kỹ thuật số, và đây là “khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử 32 năm của hãng vào quốc gia này”.

Theo nhà lãnh đạo Microsoft, khoản đầu tư trên sẽ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng AI và điện toán đám mây ở Malaysia, tạo nên một trung tâm giúp đào tạo AI cho người Malaysia.

Tại sao Malaysia?

Trên mạng xã hội, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhấn mạnh khoản đầu tư của Microsoft thể hiện niềm tin vào nền tảng kinh tế vững chắc, chỉ thị chính sách rõ ràng cùng với ổn định chính trị và thân thiện với các nhà đầu tư của Malaysia.

Malaysia là đất nước có vị trí ở trung tâm Đông Nam Á với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động lành nghề. Nhận được trợ giúp to lớn của chính phủ cùng nhiều nguồn đầu tư để thúc đẩy công nghệ, Malaysia nỗ lực trở thành trung tâm công nghệ năng động của khu vực.

Theo Bloomberg, vào năm 2022, Malaysia tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai thập kỷ, vượt xa nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. Kinh tế số là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Malaysia. Lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển ổn định, trở thành ngành đóng góp lớn thứ ba vào GDP của nước này.

Nghiên cứu của công ty tư vấn toàn cầu Kearney cho thấy AI kỳ vọng sẽ đóng góp 1.000 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á vào năm 2030, trong đó Malaysia được dự đoán sẽ đóng góp hơn một phần mười.

Ông Satya Nadella cho biết, Malaysia có hơn 600.000 nhà phát triển và số người dùng nền tảng phát triển phần mềm GitHub tăng trưởng 20% mỗi năm. Năm 2018, Microsoft mua lại nền tảng này với giá 7,5 tỷ USD.

Bộ trưởng Thương mại Malaysia Zafrul Abdul Aziz nhận định, việc Microsoft phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và AI thiết yếu, cùng với các cơ hội cải thiện kỹ năng về AI sẽ nâng cao đáng kể năng lực kỹ thuật số của Malaysia.

Microsoft hoạt động tại Malaysia từ năm 1992 và hiện có hơn 200 nhân viên tại Kuala Lumpur và bang Penang.

Tái định hình cách sống và làm việc

Malaysia không phải là điểm rót đầu tư duy nhất mà lãnh đạo Microsoft công bố trong chuyến công du lần này. Tại thủ đô Jakarta hôm 30/4, nhà lãnh đạo Microsoft thông báo sẽ đầu tư 1,7 tỷ USD vào Indonesia trong bốn năm tới để xây dựng hạ tầng AI và đám mây, đào tạo kỹ năng cho 840.000 người dân và hỗ trợ các nhà phát triển địa phương. Ông Nadella nhấn mạnh: “Thế hệ AI mới sẽ tái định hình cách mọi người sống và làm việc ở khắp nơi, trong đó có Indonesia”.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Indonesia Joko Widodo và lãnh đạo Microsoft cũng bàn về các vấn đề như đột phá công nghệ và AI. Theo Tầm nhìn Indonesia vàng vào 2045, Indonesia muốn trở thành một nước phát triển và là cường quốc kinh tế vào năm 2045.

Indonesia sở hữu dân số trẻ, thành thạo công nghệ với thế hệ Gen Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) chiếm gần 28% dân số, tương đương 74,49 triệu người.

Sau đó một ngày, tại Thái Lan, ông Nadella thông báo “cam kết quan trọng” xây dựng trung tâm dữ liệu khu vực mới trong nước cùng các sáng kiến khác. Theo đó, Microsoft cam kết đào tạo kỹ năng AI cho hơn 100.000 người Thái và hỗ trợ các nhà phát triển địa phương, nhưng không tiết lộ khoản đầu tư.

Ông Nadella nhận định xứ sở nụ cười có cơ hội “vô song” để xây dựng tương lai dựa trên AI, ưu tiên kỹ thuật số. Đồng thời, khoản đầu tư của Microsoft sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực công tư của nước này.

Thủ tướng Srettha Thavisin cho biết, động thái của Microsoft là cột mốc quan trọng trong hành trình thực hiện tầm nhìn “Ignite Thailand” (Thắp lửa Thái Lan), cam kết mang đến các cơ hội mới cho tăng trưởng, đổi mới và thịnh vượng cho mọi người dân.

Các thương vụ bạc tỷ là một phần trong cam kết trang bị kỹ năng AI cho 2,5 triệu người tại các quốc gia thành viên của ASEAN vào năm 2025 của Microsoft, vừa được công bố vào cuối tháng Tư vừa qua.

Cam kết của Microsoft phù hợp với Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025 nhằm xây dựng nguồn nhân tài AI trong khu vực, tập trung vào: xây dựng lực lượng lao động toàn diện, sẵn sàng cho kỷ nguyên AI; thu hẹp khoảng cách tài năng an ninh mạng; nâng cao kỹ năng AI của nhà phát triển...

Tại Philippines, Microsoft cam kết trang bị cho 1 triệu học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 các kỹ năng về AI và an ninh mạng, bảo đảm các em có thể sẵn sàng cho công việc trong tương lai. Microsoft sẽ tăng cường hợp tác với Cơ quan Phát triển kỹ năng và giáo dục kỹ thuật (TESDA) khi đầu tư trang bị cho 100.000 nữ sinh viên TESDA các kỹ năng về AI và an ninh mạng.

Microsoft sẽ mở rộng quan hệ đối tác với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc châu Á Thái Bình Dương ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam, giúp 570.000 thanh thiếu niên ở các cộng đồng yếu thế có thêm cơ hội việc làm và sẵn sàng làm việc thông qua khả năng tiếp cận AI.

Các quốc gia ASEAN đều đang nỗ lực đầu tư vào các sáng kiến và chương trình đào tạo nguồn nhân lực số. Năm 2024 được kỳ vọng chứng kiến sự chuyển mình vượt bậc của nhiều quốc gia trong khu vực, hướng tới trở thành cộng đồng ASEAN số.

NATO tuyên bố dứt khoát không gửi quân tới Ukraine, chuyên gia Canada nói Kiev chưa có 'cửa' vào liên minh

NATO tuyên bố dứt khoát không gửi quân tới Ukraine, chuyên gia Canada nói Kiev chưa có 'cửa' vào liên minh

Ngày 9/5, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg xác nhận, liên minh quân sự này không có ...

ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Cần chú trọng nội dung sách điện tử để bắt kịp xu hướng của giới trẻ

ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Cần chú trọng nội dung sách điện tử để bắt kịp xu hướng của giới trẻ

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, ĐBQH Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc ...

Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản

Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản, muốn phát ...

Tăng trưởng xanh: Cần kế hoạch hành động tổng thể

Tăng trưởng xanh: Cần kế hoạch hành động tổng thể

Trao đổi với TG&VN bên lề Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh ngày 17/4 tại Hà Nội, GS.TS ...

Chuyên gia Nga: Giá vàng thế giới tiếp tục tăng, có thể vượt 2.600 USD/ounce

Chuyên gia Nga: Giá vàng thế giới tiếp tục tăng, có thể vượt 2.600 USD/ounce

Các chuyên gia phân tích Nga cho rằng, tình hình căng thẳng địa chính trị quốc tế có thể khiến giá vàng trong năm nay ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 26/12/2024: Xử Nữ sự nghiệp có khởi sắc mới

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 26/12/2024: Xử Nữ sự nghiệp có khởi sắc mới

Tử vi hôm nay 26/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/12/2024: Tuổi Thìn tình cảm nhạt nhòa

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/12/2024: Tuổi Thìn tình cảm nhạt nhòa

Xem tử vi 26/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/12/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/12/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 26/12. Lịch âm 26/12/2024? Âm lịch hôm nay 26/12. Lịch vạn niên 26/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
'Sợi dây ràng buộc' hé lộ lý do Thủ tướng Hungary Orban chọn hướng tiến gần hơn về phía Nga?

'Sợi dây ràng buộc' hé lộ lý do Thủ tướng Hungary Orban chọn hướng tiến gần hơn về phía Nga?

Lý do quan hệ đối tác kinh tế Hungary-Nga vẫn bền chặt, bất chấp xung đột quân sự tại Ukraine và kế hoạch áp đặt thêm lệnh trừng phạt của ...
Giá tiêu hôm nay 26/12/2024: Giá neo cao, người trồng trúng đậm, hồ tiêu xuất khẩu lập kỷ lục 7 năm

Giá tiêu hôm nay 26/12/2024: Giá neo cao, người trồng trúng đậm, hồ tiêu xuất khẩu lập kỷ lục 7 năm

Giá tiêu hôm nay 26/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 26/12/2024: Giá vàng giảm gần 100 USD trong 2 tuần, trong nước trầm lắng vào cao điểm cuối năm, nên có thêm Bitcoin trong rổ tài sản?

Giá vàng hôm nay 26/12/2024: Giá vàng giảm gần 100 USD trong 2 tuần, trong nước trầm lắng vào cao điểm cuối năm, nên có thêm Bitcoin trong rổ tài sản?

Giá vàng hôm nay 26/12/2024: Giá vàng thế giới bật tăng, trong nước trầm lắng vào cao điểm cuối năm, nên có bao nhiêu Bitcoin trong rổ tài sản an ...
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Phiên bản di động