Back to E-magazine
e magazine
08:10 | 25/04/2024
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

08:10 | 25/04/2024

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) cũng không phải là tổng các phiên thảo luận, tiếp xúc mà là những ý tưởng vô tận với ý nghĩa đặc biệt “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) cũng không phải là tổng các phiên thảo luận, tiếp xúc mà là những ý tưởng vô tận với ý nghĩa đặc biệt “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.

Chỉ hơn sáu tháng từ Hội nghị cấp cao ASEAN 43 tại Indonesia, sáng kiến về AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã được hiện thực hóa. Nỗ lực này còn mang theo ý nguyện đóng góp cho Hội nghị thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc sẽ diễn ra vào tháng Chín tới. Qua đó, thấy rõ một Việt Nam trách nhiệm, tận tâm trong mỗi sứ mệnh chung.

AFF 2024 diễn ra ngày 23/4 tại Hà Nội thu hút gần 500 đại biểu, đại diện các giới khác nhau trong và ngoài ASEAN. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc. Tham dự và phát biểu trực tiếp tại Diễn đàn còn có Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, một số lãnh đạo quốc gia thành viên, đại diện các đối tác của ASEAN gửi thông điệp ghi hình tại phiên khai mạc.

Ngày mai bắt đầu từ hôm nay


Có lẽ, sức nóng của AFF Hà Nội là điều Thủ tướng Phạm Minh Chính mong mỏi và cảm thấy an tâm trước không ít những trăn trở về ASEAN mà theo đó “chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay”. Thế giới của hiện tại sẽ rất khác thế giới của 10 hay 15 năm tới, những suy tư vì tương lai của ASEAN đã hun đúc nên sáng kiến về AFF. Ngày mà sáng kiến đó được hiện thực hóa cũng là khi Thủ tướng chia sẻ những ý tưởng hằng ấp ủ.

Bài phát biểu của Thủ tướng thu hút những ánh nhìn, chạm vào xúc cảm và khơi dậy dòng ý tưởng trong mỗi đại biểu.

Gần ba thập kỷ tham gia ASEAN, Việt Nam luôn coi ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, an ninh, kinh tế, quốc phòng, luôn nỗ lực hết mình vì Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, có vai trò, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Bên cạnh việc nêu bật những thách thức chưa từng có tiền lệ hay những cơ hội “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, để hiện thực hóa Tầm nhìn tương lai – Tầm nhìn ASEAN 2045, Thủ tướng nhấn mạnh năm tăng cường, bao gồm: Tăng cường về đoàn kết, hợp tác, tự cường, tự chủ chiến lược; tăng cường tin cậy chiến lược giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác; tăng cường chuyển đổi số và phát triển xanh; tăng cường phát triển hài hoà, bền vững, bao trùm, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực và là mục tiêu của phát triển; tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, đặc biệt là hợp tác công tư, tạo đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực, hạ tầng và quản trị quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, gần 3 thập kỷ tham gia ASEAN, Việt Nam luôn coi ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, an ninh, kinh tế, quốc phòng, luôn nỗ lực hết mình vì Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, có vai trò, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

“Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay”, Thủ tướng tin tưởng ASEAN đã, đang và sẽ đóng góp ngày càng chủ động, tích cực hơn cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới. Trong hành trình đó sẽ luôn có hình ảnh một Việt Nam nỗ lực không ngừng.

Các nhận định, đề xuất được Thủ tướng Lào hay Tổng thư ký hưởng ứng mạnh mẽ, đánh giá cao tầm nhìn của Việt Nam về ASEAN và cho rằng phù hợp với những giá trị Hiệp hội đang theo đuổi.

Bảo đảm an ninh toàn diện nhất có thể


An ninh luôn là vấn đề quan trọng với ASEAN, quyết định thịnh vượng và phát triển. Do vậy, an ninh trong tương lai là điều tiên quyết mà ASEAN phải bảo đảm. Tại AFF, nhiều ý tưởng về “bảo đảm an ninh toàn diện về Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm” đã được chia sẻ từ nhiều góc độ.

ASEAN đại diện cho tiếng nói mạnh mẽ của hoà bình, đối thoại thẳng thắn, giải trừ vũ khí, và không phổ biến vũ khí trên toàn cầu. Diễn đàn Tương lai ASEAN sẽ giúp khu vực phát triển bền vững và xác định mục tiêu cho quãng đường phía trước.


Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc

“Với ASEAN, an ninh bao gồm rất nhiều lĩnh vực như chính trị, quốc phòng, kinh tế, xã hội, môi trường… Mỗi lĩnh vực đều quan trọng như nhau và việc bảo đảm an ninh đều phải toàn diện nhất có thể”, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh tại phiên thảo luận về an ninh trong ASEAN.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Retno Marsudi đề cao sự cần thiết của việc tuân thủ luật pháp quốc tế và thực hiện luật pháp quốc tế một cách nhất quán. Người đứng đầu ngành ngoại giao Indonesia nhấn mạnh, ASEAN cần lưu tâm tới quản trị số và nâng cao kỹ năng số cho người dân trong thời đại mới.

Bà Retno Marsudi khẳng định: “Chúng ta cần tiếp tục lắng nghe tiếng nói của người dân, tiếp tục nỗ lực bảo đảm các tiến trình đều phải lấy người dân làm trung tâm. Tôi tin rằng, rời khỏi Diễn đàn này, chúng ta có thể tự tin nói rằng chúng ta đã đóng góp vào các tiến trình của ASEAN lấy người dân làm trung tâm trong tương lai”.

Với mục đích bảo đảm an ninh chung, các đại biểu đa phần nhất trí một số yếu tố cốt lõi: ASEAN cần tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy những biến chuyển trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; xây dựng một Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ, hùng cường và tiếp tục duy trì vai trò trung tâm. Đồng thời, ASEAN cần đoàn kết hơn để khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển, trong đó đối thoại đàm phán theo tinh thần “cùng thắng” phải được thúc đẩy.

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kung Phoak nhận định thêm rằng trước một thế giới biến đổi khó lường, ASEAN cần tự thân thay đổi. Trong vấn đề an ninh, việc ASEAN chỉ ứng phó với những thách thức là chưa đủ mà cần phải thu hút sự tham gia của nhiều bên khác nhau, đặc biệt là các kênh hợp tác chuyên ngành thuộc ba trụ cột hợp tác.

“Bắt sóng” tương lai số


Công nghệ, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật số, dữ liệu lớn và AI sẽ định hình tương lai theo những cách quan trọng. Việc ASEAN “bắt sóng” tương lai số đó như thế nào cũng là trọng tâm của phiên thảo luận quan trọng trong khuôn khổ AFF.

Về chủ đề này, Bộ trưởng Ngoại giao thứ Hai Brunei Erywan Yusof cho rằng, ASEAN cần sẵn sàng và chuẩn bị cho người dân tận dụng những cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 và thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển có tính cạnh tranh cao hơn, bao trùm hơn.

Bổ sung vào hành trang đó, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến việc ASEAN cần xây dựng thể chế số, cơ sở hạ tầng số và nguồn nhân lực số để chuẩn bị cho tương lai. “Tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Để xây dựng một tương lai như vậy, chúng ta cần phải làm nhiều điều và trước tiên là hợp tác với nhau”, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.

Thông qua thảo luận sôi nổi, nhiều ý tưởng đã được khởi thảo liên quan đến phương cách áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu hài hòa giữa thịnh vượng và phát triển bền vững. Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung vào vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), 5G, chuỗi khối (blockchain) và các công nghệ mới nổi trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục hồi bền vững và toàn diện sau đại dịch.

Các đại biểu nhấn mạnh sự gắn kết giữa Cộng đồng ASEAN với các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 (SDG 2030), giữa Diễn đàn Tương lai ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc, giúp ASEAN đóng góp thiết thực hơn vào các tiến trình đa phương toàn cầu.

Doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và tiên phong


AFF là dòng chảy sự kiện xuyên thời gian, bất kể sáng, trưa, chiều, cuộc tọa đàm với doanh nghiệp ASEAN được lồng ghép trong buổi ăn trưa làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào, Tổng thư ký ASEAN. Tại đây, câu chuyện chuyển đổi số “nóng” thêm lần nữa. Chuyển đổi số gắn với phát triển của doanh nghiệp và với con đường phát triển kinh tế của ASEAN.

Thủ tướng Lào cho biết, với tư cách là quốc gia Chủ tịch ASEAN 2024, nước này xác định chủ đề “ASEAN: Tăng cường kết nối và khả năng chống chịu” và chín lĩnh vực ưu tiên, một trong số đó là “chuyển đổi cho Tương lai kỹ thuật số”.

ASEAN hiện đang trong quá trình đàm phán thỏa thuận khung về số hóa nền kinh tế trong khu vực, dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2025 và đây sẽ là nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác kinh tế số trong Hiệp hội.

Chuyển đổi cho tương lai kỹ thuật số là điều quan trọng để hỗ trợ ASEAN trong các lĩnh vực từ thương mại, đầu tư, kinh doanh, viễn thông, vận tải, truyền thông... từ đó giúp khối trở thành một khu vực kinh tế tự cường và có tính cạnh tranh cao.

Thủ tướng Lào bày tỏ mong muốn lắng nghe những chia sẻ, sáng kiến từ các chính phủ, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu đóng góp cho việc chuyển đổi số của ASEAN, đặc biệt là về các cơ hội và khả năng ứng phó với những thách thức nảy sinh từ chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này sẽ góp phần vào nỗ lực chung của ASEAN trong việc xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số hướng tới một nền kinh tế gắn kết, một cộng đồng ASEAN kiên cường và bền vững.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba định hướng đột phá, đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu, bao gồm: thúc đẩy tiếp cận bình đẳng trong chuyển đổi số, kinh tế số trên nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; thúc đẩy mạnh mẽ tự lực, tự cường, tự chủ của ASEAN trong chuyển đổi số; thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện trong phát triển kinh tế số của ASEAN.

Hơn lúc nào hết, các nhà lãnh đạo ASEAN mong muốn cộng đồng doanh nghiệp của ASEAN và các nước đối tác nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, nỗ lực gắn kết, tự lực, tự cường, tự chủ, khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đẩy mạnh đà phát triển bền vững, bao trùm của kinh tế ASEAN.

Tự hào Việt Nam


Điều đáng tự hào là hầu hết các phát biểu, tham luận hay chia sẻ trong khuôn khổ Diễn đàn đều bằng cách này hay cách khác đề cập Việt Nam với nhận định chung về sự chủ động, trách nhiệm, có tầm nhìn xa, thể hiện cụ thể qua sáng kiến về AFF.

“Việc Việt Nam thực hiện sáng kiến Diễn đàn Tương lai ASEAN là minh chứng cho vai trò của Việt Nam trong ASEAN, dẫn dắt ASEAN hướng tới tương lai”, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo đánh giá. Trong khi ông Kavi Chongkittavorn, Nghiên cứu viên cao cấp của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cho rằng, Việt Nam là thành viên đã mang đến những bước ngoặt cho ASEAN.

Con đường phía trước có thể còn nhiều thách thức nhưng với sức mạnh và trí tuệ tập thể của Cộng đồng ASEAN, không có trở ngại nào mà chúng ta không thể vượt qua.


Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Đặc biệt, trong khuôn khổ Diễn đàn, thông qua bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các đại biểu có dịp hiểu rõ hơn về chính sách và sáu trọng tâm của Việt Nam trên con đường hội nhập, phát triển, cũng như thông điệp Việt Nam nỗ lực hơn nữa cùng các quốc gia, đối tác và bạn bè, nhất là các nước ASEAN chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, con đường phát triển của Việt Nam trong tiến trình đổi mới, hội nhập luôn gắn liền với ASEAN và đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực trong mối quan hệ chặt chẽ này. Thành công của Việt Nam khẳng định tính đúng đắn, chiến lược của các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng 3 yếu tố nền tảng về dân chủ, pháp chế và thị trường: (1) Xây dựng nền dân chủ XHCN; (2) Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; (3) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Sáu trọng tâm mà Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh bao gồm: (i) Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; (ii) Chính sách quốc phòng "4 không"; (iii) Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; (iv) Bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; (v) Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, "văn hóa soi đường cho quốc dân đi"; (vi) Tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

AFF 2024 kết thúc đẹp đẽ, nhiều từ khóa còn đọng lại, nhiều ý tưởng được đặt tên. Kết thúc để mở đầu cho những kế hoạch, chính sách và chiến lược mới mà ở đó tất cả mọi người cùng quyết tâm thực hiện vì một ngày mai tốt đẹp. AFF được kỳ vọng trở thành sự kiện thường niên gắn kết các nỗ lực chung. “Con đường phía trước có thể còn nhiều thách thức nhưng với sức mạnh và trí tuệ tập thể của Cộng đồng ASEAN, không có trở ngại nào mà chúng ta không thể vượt qua”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn kết lại một ngày vô cùng ý nghĩa.

Nội dung: Hà Phương | Thiết kế: Lim Dim | Ảnh: Tuấn Anh, Nguyễn Hồng…

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.