Tăng trưởng xanh: Cần kế hoạch hành động tổng thể

Diễn Tú
Trao đổi với TG&VN bên lề Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh ngày 17/4 tại Hà Nội, GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, Việt Nam cần phải có một chương trình, kế hoạch hành động tổng thể, quy mô quốc gia về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tăng trưởng xanh: Cần kế hoạch hành động tổng thể
GS. TS. Hoàng Văn Cường, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Để đạt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại, phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu. Vậy đâu là thách thức lớn nhất và yếu tố then chốt?

Thách thức lớn nhất đối với kinh tế xanh, chuyển đổi xanh, theo tôi, chính là tiềm lực của chúng ta, của quốc gia cũng như bản thân các doanh nghiệp. Để phát triển kinh tế xanh, cần có sự thay đổi bứt phá về công nghệ, sở hữu những công nghệ mới, hiện đại, đòi hỏi sự đầu tư và nguồn lực tài chính lớn.

Bên cạnh đó, thách thức về khuôn khổ pháp lý, các chương trình, mục tiêu chiến lược của chúng ta hiện nay chưa thực sự đồng bộ và hoàn thiện. Chúng ta chưa có kế hoạch, hành động tổng thể cho các doanh nghiệp, các khu vực kinh tế để cùng hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh, chuyển đổi số nhanh chóng.

Theo tôi, yếu tố then chốt của quá trình chuyển đổi xanh vẫn là phải chuyển đổi về mặt công nghệ. Chúng ta cần tiếp cận những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất để có thể thích ứng với quá trình chuyển đổi đó.

Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp đều ở quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, lại chịu tác động đáng kể từ đại dịch Covid-19 nên nguồn lực còn hạn hẹp. Để tiếp tục tồn tại, doanh nghiệp đứng trước bài toán chuyển đổi sang phương thức sản xuất mới, đòi hỏi sự đầu tư những thiết bị, công nghệ hiện đại. Nếu để doanh nghiệp “tự thân vận động” thì rất khó bứt phá vươn lên.

Do đó, chúng ta cần tác động từ hai phía. Thứ nhất, hỗ trợ về chính sách để tạo xung lực giúp các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới. Thứ hai, tạo ra một hệ sinh thái để kết nối các doanh nghiệp nhỏ với nhau, cùng hỗ trợ lẫn nhau. Ở đó, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một khâu trong quá trình chuyển đổi, dần tạo nên sức mạnh tổng thể cho sự phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của quốc gia.

Ông đánh giá thế nào về nhận thức và sự chủ động của doanh nghiệp trong quá trình tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh?

Doanh nghiệp nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của chuyển đổi xanh, kinh tế xanh. Tuy nhiên, từng doanh nghiệp nếu đứng riêng sẽ rất khó có thể tự mình đạt được mục tiêu, trừ những doanh nghiệp có tiềm lực rất lớn, có thể hoàn toàn tự chủ được về nguồn lực tài chính cũng như quy trình thay đổi công nghệ.

Vì vậy, tôi cho rằng, Việt Nam cần có một chương trình, kế hoạch hành động tổng thể, quy mô quốc gia. Đi kèm với đó là một hệ thống cơ chế, chính sách để khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Các doanh nghiệp sẽ tự định vị xem mình đứng ở đâu, vị trí nào trong hệ thống đó.

Nếu tham gia, doanh nghiệp sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, hấp dẫn, nếu không sẽ gặp nhiều bất lợi. Từ đó, doanh nghiệp tiếp tục nâng cao nhận thức và có chiến lược hành động cụ thể cho riêng mình.

Có mô hình quốc tế nào mà chúng ta có thể học tập?

Thế giới hiện nay có nhiều mô hình về chuyển đổi xanh, theo nhiều hướng khác nhau. Có những quốc gia đi sâu vào quá trình thay đổi công nghệ, thay đổi ở những khâu then chốt, từ đó kéo theo các khu vực khác phát triển. Một số quốc gia khác lại đi theo hướng tái cấu trúc nền kinh tế, sử dụng những ngành, lĩnh vực mà nền tảng của nó tạo ra nguồn lực cho phát triển xanh.

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đang là cơ hội để cho các nước đi sau có thể vươn lên nắm bắt để đi trước. Việt Nam là nước đi sau nên phát triển kinh tế xanh sẽ là cơ hội để chúng ta bứt phá vươn lên. Đồng thời, việc chúng ta đi trước về ứng dụng công nghệ mới sẽ tạo ra những thay đổi có tính đột phá, dẫn dắt trong quá trình chuyển đổi xanh.

Tài chính xanh đang là xu hướng lớn trên toàn thế giới với sự tham gia vào cuộc của các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ của các nước cũng như hệ thống tài chính của từng quốc gia, khu vực. Đâu là cơ hội tiềm năng để Việt Nam có thể tiếp cận nguồn lực này?

Việt Nam đang có hai cơ hội để tiếp cận nguồn lực tài chính xanh. Thứ nhất, chúng ta đang ở giai đoạn thu hút đầu tư bên ngoài rất mạnh. Nếu như chúng ta có đủ điều kiện về hạ tầng, khuôn khổ pháp lý, hệ sinh thái tốt thì chúng ta sẽ thu hút được các nhà đầu tư mới. Đó là những nhà đầu tư đáp ứng được nhu cầu về quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Một cách tự nhiên, họ sẽ là những người mang luồng tài chính xanh từ thế giới vào trong nước.

Thứ hai, chúng ta đang có sẵn những điều kiện, nền tảng trong nước có khả năng nhận được các nguồn tài trợ xanh. Là một quốc gia có nền tảng kinh tế nông nghiệp – lĩnh vực có thể chuyển đổi trong quá trình cân bằng carbon. Đây cũng sẽ là lĩnh vực tiềm năng để Việt Nam nhận được các nguồn tài chính, tài trợ xanh từ các tổ chức trên thế giới.

Tăng trưởng xanh: Cần kế hoạch hành động tổng thể
Nếu Việt Nam đi trước về ứng dụng công nghệ mới sẽ tạo ra những thay đổi có tính đột phá, dẫn dắt trong quá trình chuyển đổi xanh. (Nguồn: EVN)

Một trong những khâu quan trọng nhất liên quan đến quá trình chuyển đổi xanh là chuyển đổi năng lượng. Dự kiến, Luật Điện lực sẽ được nghiên cứu và lấy ý kiến Quốc hội vào tháng 10 năm nay. Ông có gợi ý gì về sự thay đổi, điều chỉnh trong bộ luật này để phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam?

Năng lượng được xem là ngành then chốt, quan trọng nhất và cần huy động nhiều nguồn lực nhất để thực hiện các giải pháp giảm thiểu, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nếu chúng ta không có khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng từ các dạng năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch thì chúng ta sẽ không thể thành công trong quá trình chuyển đổi xanh.

Theo tôi, Luật Điện lực lần này phải hướng đến điều chỉnh các quan hệ, trong đó phải làm sao thực sự tạo ra một khuôn khổ pháp lý khuyến khích, thúc đẩy tạo ra các nguồn năng lượng sạch. Bên cạnh đó, cần có những quy định, chế tài nghiêm khắc cho việc sử dụng những nguồn năng lượng không tiết kiệm, gây ra phát thải, ô nhiễm.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Chính phủ ban hành vào tháng 5/2023 có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình chuyển đổi xanh?

Quy hoạch điện VIII không chỉ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành điện lực, mà còn là cơ sở để Việt Nam thực hiện những cam kết về giảm phát thải khí nhà kính trong thời gian tới, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

Đáng chú ý, Quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Nguồn điện này sẽ đạt tỷ lệ khoảng 30,9-39,2% vào năm 2030. Mục tiêu là hướng tới đạt tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% theo cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam (JETP). Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%.

Đây sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam vì vấn đề then chốt của quá trình này vẫn là chuyển đổi năng lượng. Nếu chúng ta thực hiện tốt Quy hoạch Điện VIII sẽ là cơ sở vững chắc nhất để chúng ta thực hiện thành công chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh.

Là một trong sáu nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết “xanh”, được cộng đồng quốc tế đánh giá như là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu cho “ngôi nhà chung” an toàn của nhân loại.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Cùng với đó, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021-2030 là thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và chuyển đổi xanh các ngành, lĩnh vực.

Doanh nghiệp FDI cùng Việt Nam xanh hóa

Doanh nghiệp FDI cùng Việt Nam xanh hóa

Khi tăng trưởng xanh được Việt Nam xác định là yếu tố cốt lõi của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, doanh nghiệp ...

Hướng tới tăng trưởng xuất khẩu bền vững nhờ phát triển xanh

Hướng tới tăng trưởng xuất khẩu bền vững nhờ phát triển xanh

Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Do đó, để tiếp tục phát triển cũng ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược ...

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp bảo vệ chính mình, trụ vững hơn và tìm được cơ hội bứt phá

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp bảo vệ chính mình, trụ vững hơn và tìm được cơ hội bứt phá

Ngày 11/4, tại Hà Nội đã diễn ra “Hội thảo doanh nghiệp về Chuyển đổi xanh, Tài chính xanh hướng đến mục tiêu phát thải ...

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng chủ trì làm việc với đoàn cấp cao P4G

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng chủ trì làm việc với đoàn cấp cao P4G

Sáng ngày 11/4 tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng chủ trì cuộc làm việc liên bộ ngành với Đoàn cấp ...

(thực hiện)

Đọc thêm

Hé lộ thông tin về thỏa thuận an ninh EU-Ukraine, Liên minh châu Âu sẽ hứa hẹn gì với Kiev?

Hé lộ thông tin về thỏa thuận an ninh EU-Ukraine, Liên minh châu Âu sẽ hứa hẹn gì với Kiev?

Các thành viên EU đã chấp thuận một thỏa thuận về những đảm bảo an ninh cho Ukraine và hai bên sẽ ký kết vào ngày 27/6.
Dự báo thời tiết ngày mai (27/6): Các khu vực chiều tối, đêm và sáng có mưa giông, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An cục bộ mưa lớn, phía Nam mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (27/6): Các khu vực chiều tối, đêm và sáng có mưa giông, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An cục bộ mưa lớn, phía Nam mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (27/6) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Điều chỉnh mức lương cơ sở: Đừng để ‘té nước’ theo lương!

Điều chỉnh mức lương cơ sở: Đừng để ‘té nước’ theo lương!

Mức lương cơ sở tăng 30% và một số điều chỉnh mới trong chính sách tiền lương được áp dụng từ ngày 1/7 tới đây đang đem lại niềm vui ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Bắc Kinh, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Bắc Kinh, Trung Quốc

Trưa 26/6, ngay sau khi kết thúc Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Đại Liên 2024), Thủ ...
Quốc gia thứ 2 trên thế giới bổ nhiệm Đại sứ tại Afghanistan từ khi Taliban kiểm soát

Quốc gia thứ 2 trên thế giới bổ nhiệm Đại sứ tại Afghanistan từ khi Taliban kiểm soát

Mỹ đã đưa ra bình luận về quyết định của Nicaragua bổ nhiệm Đại sứ ở Afghanistan, hiện đang do Taliban kiểm soát.
Tài tử Huỳnh Hiểu Minh thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc với tình yêu mới

Tài tử Huỳnh Hiểu Minh thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc với tình yêu mới

Tài tử Huỳnh Hiểu Minh được trông thấy vui vẻ cười nói khi ở bên người yêu, doanh nhân Hiệp Kha.
Nga: BRICS tạm dừng kết nạp thành viên mới, chắc chắn thúc đẩy những người bạn Belarus

Nga: BRICS tạm dừng kết nạp thành viên mới, chắc chắn thúc đẩy những người bạn Belarus

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã quyết định tạm dừng kết nạp thành viên mới.
Đối thủ 'lép vế', USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của thế giới

Đối thủ 'lép vế', USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của thế giới

Báo cáo 'Giám sát sự thống trị của đồng USD' của Hội đồng Đại Tây Dương cho thấy, nội tệ Mỹ vẫn là đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây?

BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây?

Các thành viên mong đợi gì ở BRICS, việc mở rộng BRICS có ý nghĩa gì đối với phương Tây và họ phản ứng thế nào về vấn đề này?
Ấn Độ mua dầu Nga nhiều chưa từng thấy

Ấn Độ mua dầu Nga nhiều chưa từng thấy

Nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Nga đạt mức cao chưa từng thấy - khoảng 2,1 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2024.
Giá vàng hôm nay 26/6/2024: Giá vàng nhẫn tăng, vàng miếng SJC 'bất động', giá thế giới có thể bị đẩy lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 26/6/2024: Giá vàng nhẫn tăng, vàng miếng SJC 'bất động', giá thế giới có thể bị đẩy lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 26/6/2024: Giá vàng nhẫn tăng, vàng miếng SJC 'bất động', thế giới có thể bị đẩy lên 3.000 USD...
Thủ tướng Trung Quốc: Những chân trời tăng trưởng mới hình thành dựa trên tiến bộ về công nghệ

Thủ tướng Trung Quốc: Những chân trời tăng trưởng mới hình thành dựa trên tiến bộ về công nghệ

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã chỉ ra những chân trời tăng trưởng mới đang bắt dầu hình thành dựa trên tiến bộ về công nghệ.
Bất động sản mới nhất: Chỉ số nhà tại Hà Nội và TP.HCM đối lập, nhiều dự án lớn ‘đổ bộ’ Thanh Hóa, quy định đổi sổ đỏ ghi sai vị trí đất

Bất động sản mới nhất: Chỉ số nhà tại Hà Nội và TP.HCM đối lập, nhiều dự án lớn ‘đổ bộ’ Thanh Hóa, quy định đổi sổ đỏ ghi sai vị trí đất

Chỉ số nhà ở tại Hà Nội tăng 8 điểm phần trăm, đề xuất phải công bố xếp hạng chung cư trước khi mở bán… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Chính phủ họp rà soát dự thảo Nghị định quy định về giá đất, đất nền ven Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá… là những tin bất động sản mới nhất.
Tin bất động sản: Làm rõ điều kiện cá nhân kinh doanh địa ốc, sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini, giá nhà đất 'ăn theo' đường Vành đai 2

Tin bất động sản: Làm rõ điều kiện cá nhân kinh doanh địa ốc, sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini, giá nhà đất 'ăn theo' đường Vành đai 2

Làm rõ điều kiện cá nhân kinh doanh địa ốc, sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini dưới 7 tầng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực

02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực.
Bất động sản mới nhất: 2024 vẫn là năm của chung cư, đất nền chưa lấy lại ‘phong độ’, đề nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng

Bất động sản mới nhất: 2024 vẫn là năm của chung cư, đất nền chưa lấy lại ‘phong độ’, đề nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng

Phân khúc chung cư Hà Nội ghi nhận mức tăng trưởng hơn 20%, thời hạn thuê nhà ở xã hội tối thiểu… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
CEO Lê Thị Oanh: Gây dựng thương hiệu với nhiều dự án bất động sản uy tín

CEO Lê Thị Oanh: Gây dựng thương hiệu với nhiều dự án bất động sản uy tín

NAVI Property và CEO Lê Thị Oanh đang tạo dựng chỗ đứng trên thị trường, khi gắn liền đơn vị phát triển các dự án có giá trị hàng trăm tỷ đồng trở lên như: ...
ADB: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam phục hồi, tăng trưởng 7,7%

ADB: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam phục hồi, tăng trưởng 7,7%

Theo ADB, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã phục hồi với mức tăng trưởng 7,7% so với quý trước.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6: USD bật tăng, Yen Nhật bị bán tháo

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6: USD bật tăng, Yen Nhật bị bán tháo

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6 ghi nhận đồng USD tăng nhờ những bình luận 'diều hâu' từ các quan chức Fed.
MB nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

MB nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

Ngày 18/6/2024, Tạp chí Fortune (Mỹ) chính thức công bố bảng xếp hạng (BXH) FORTUNE Southeast Asia 500, trong đó vinh danh MB là một trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á.
MB dự kiến hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%

MB dự kiến hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%

Đây là một phần nội dung phỏng vấn với Ông Phan Như Anh - CEO của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tại Hội nghị ngành ngân hàng - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/6: USD trượt giá so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/6: USD trượt giá so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/6 ghi nhận đồng USD trượt khỏi mức cao nhất trong 8 tuần so với đồng Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/6: USD và Euro biến động trái chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/6: USD và Euro biến động trái chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/6 ghi nhận đồng USD có triển vọng tích cực, với mức hỗ trợ là 105,5
Phiên bản di động