ASEAN với vai trò tạo dựng môi trường hòa bình, phát triển

Đỗ Xuân Thông
Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam nhân kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN, nguyên Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn khẳng định, bất chấp các khó khăn thách thức, trong 55 năm qua ASEAN đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
25-nam-viet-nam-gia-nhap-asean-dau-an-viet-nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN nhân kỷ niệm 53 năm ngày thành lập ASEAN, ngày 7/8/2020. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Với tư cách nguyên Phó Tổng Thư ký ASEAN, xin ông khái quát về quá trình hình thành, phát triển, thành tựu và đóng góp nổi bật của tổ chức này đối với hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới?

Kể từ khi ra đời cách đây vừa tròn 55 năm (8/8/1967 - 8/8/2022), ASEAN đã có nhiều đóng góp nổi bật đối với hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, cụ thể là:

Thứ nhất, đóng góp quan trọng nhất của ASEAN là giúp tạo ra một môi trường hòa bình an ninh và ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trong quan hệ giữa các nước thành viên với nhau. Trước khi ASEAN ra đời, Đông Nam Á khi đó được xem là "khu vực Balkan" của Đông Á với các bất ổn xuất phát từ chiến tranh, xung đột và sự nghi kỵ trong quan hệ giữa các quốc gia.

Trải qua 55 năm tồn tại, ASEAN đã giúp tạo dựng một môi trường hòa bình, ổn định trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên thể hiện qua việc không có chiến tranh hay xung đột lớn trong quan hệ liên quốc gia giữa các thành viên ASEAN. Nhờ vậy mà các thành viên có điều kiện tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế quốc gia của từng thành viên cũng như của cả khối ASEAN ở khu vực Đông Á, châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Thứ hai, một điểm sáng quan trọng của ASEAN là thành tích trong phát triển kinh tế. Trước đại dịch Covid-19, ASEAN được xem là một khu vực phát triển kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 5,5%/năm, tổng GDP đạt 3.300 tỷ USD - lớn thứ năm trên thế giới. Theo dự báo, đến năm 2030, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Nhờ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, mức sống của người dân ASEAN không ngừng được cải thiện.

Thứ ba, vị thế của ASEAN ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới không ngừng được cải thiện. ASEAN hiện được xem là tổ chức khu vực thành công thứ hai trên thế giới chỉ sau EU. Hiện có 96 quốc gia ngoài ASEAN đã bổ nhiệm Đại sứ bên cạnh Ban thư ký ASEAN. ASEAN hiện có quan hệ đối tác với 11 quốc gia, trong đó có hai nước quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và tám nước có quan hệ đối tác chiến lược.

Tính đến nay, có 43 quốc gia/thực thể ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ASEAN (TAC) và danh sách này ngày càng được mở rộng. Ngoài ra, các cường quốc lớn ngoài khu vực ngày càng coi trọng và đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN và họ coi việc thắt chặt quan hệ với ASEAN là một trong những ưu tiên quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình.

Thách thức trước mắt đối với ASEAN? Cần làm gì để xây dựng cộng đồng trong những năm tới và viễn cảnh ASEAN trong tương lai?

Trong 55 năm tồn tại và phát triển, ASEAN liên tục phải đối mặt với các khó khăn, thách thức, từ củng cố nội trị ở bên trong, đến thách thức phát triển và sức ép an ninh từ bên ngoài. Và cũng chừng đó thời gian, ASEAN học được cách thức hợp tác, thích ứng với sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài để không chỉ tồn tại, mà ngày càng cố kết và phát triển mạnh mẽ hơn.

Hiện nay ASEAN đang phải đối mặt với bốn thách thức lớn, đó là: (i) Phục hồi nền kinh tế ASEAN sau đại dịch Covid-19; (ii) Xử lý thách thức từ sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là cạnh tranh Trung-Mỹ, mà hệ quả có thể dẫn đến sự chia rẽ giữa các thành viên cũng như trong nội bộ từng nước ASEAN; (iii) Xử lý các thách thức từ cuộc xung đột Nga-Ukraina như khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, sự đứt gãy của chuỗi cung ứng và lạm phát phi mã; (iv) Xử lý các thách thức chính trị và an ninh tiềm tàng như chính biến ở Myanmar, vấn đề Biển Đông, các vấn đề an ninh phi truyền thống như an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu...

Bất chấp các khó khăn thách thức, trong 55 năm qua ASEAN đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng An ninh-Chính trị, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Ưu tiêu trước mắt của ASEAN là thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu xây cộng đồng ASEAN vào năm 2025.

Hướng tới tương lai, ASEAN cần tập trung xây dựng tầm nhìn mới cho mình trong giai đoạn sau 2025, trong đó cần tập trung vào các điểm cốt lõi sau:

Về chính trị-an ninh, lòng tin chiến lược trong ASEAN cần phải được củng cố và nâng lên một tầm cao mới. ASEAN cần tăng cường đoàn kết, củng cố vai trò trung tâm và sự cố kết chính trị để trở thành một trung tâm quyền lực, có vai trò và ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, ASEAN cần tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc và đan xen lợi ích trong quan hệ với các đối tác quan trọng ở khu vực và trên thế giới.

Về kinh tế, ASEAN cần tăng cường sự gắn kết, hình thành một thị trường chung, các nền kinh tế liên kết với nhau chặt chẽ từ thương mại đến chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đưa ASEAN trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới.

Về văn hóa-xã hội, ASEAN cần xây dựng và hình thành bản sắc văn hoá chung, hình thành cộng đồng năng động, tự cường và đùm bọc lẫn nhau, trong đó lợi ích và hạnh phúc của người dân được đặt ở vị trí trung tâm.

“Kể từ khi tham gia ASEAN cách đây 27 năm (28/7/1995-28/7/2022), Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực cũng như nâng cao ảnh hưởng và vị thế của ASEAN ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới”.
(07.28) Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên trong ASEAN vào ngày 28/7/1995. (Nguồn: TTXVN)
Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên trong ASEAN vào ngày 28/7/1995. (Nguồn: TTXVN)

Xin ông cho biết về quá trình tham gia của Việt Nam đối với tổ chức ASEAN và các đóng góp nổi bật?

Kể từ khi tham gia ASEAN cách đây 27 năm (28/7/1995- 28/7/2022), Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực cũng như nâng cao ảnh hưởng và vị thế của ASEAN ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới, cụ thể là:

Thứ nhất, Việt Nam đã hội nhập nhanh và sâu vào tiến trình liên kết ASEAN. Khi ASEAN kết nạp Việt Nam năm 1995 và sau đó tiếp tục mở rộng cho các nước Lào, Campuchia và Myanmar tham gia, lúc đó có lo ngại rằng trong ASEAN sẽ hình thành hai nhóm mới, một nhóm là các nước ASEAN-6 gồm các quốc gia phát triển hơn, và nhóm còn lại là CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) gồm các nước ASEAN kém phát triển hơn. Tuy nhiên, Việt Nam đã đi đầu nhóm này với tốc độ phát triển và năng lực hội nhập cao, và do đó giúp ASEAN mau chóng san bằng khoảng cách phát triển.

Hai là, Việt Nam cũng mau chóng phát huy khả năng lãnh đạo và dẫn dắt ASEAN vượt qua nhiều khó khăn thách thức.

Năm 1998, chỉ ba năm sau khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN-6 với nhiều sáng kiến và quyết định quan trọng giúp các nước ASEAN và Đông Á vượt qua khó khăn của Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998. Tiếp đó, trong vai trò chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đã để lại dấu ấn với Chương trình hành động Hà Nội nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020, đưa ASEAN trở thành một cộng đồng hướng ra bên ngoài, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Việt Nam cũng đề xuất nhiều sáng kiến quan trọng, như mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á cho Mỹ và Nga cùng tham gia, và đề xuất thiết lập cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng họp ba năm một lần giữa ASEAN với các đối tác quan trọng trên thế giới.

Trong vai trò chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã tổ chức thành công hàng loạt hội nghị quan trọng của ASEAN dưới hình thức trực tuyến trong bối cảnh ASEAN và thế giới phải đương đầu với đại dịch Covid-19 và Việt Nam đã đưa ra hàng loạt sáng kiến đề xuất quan trọng được các nước thành viên ASEAN khác ủng hộ như sáng kiến lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN, Quỹ phòng chống Covid-19, Khung phục hồi tổng thể ASEAN...

Ba là, Việt Nam đã đưa ra nhiều đề xuất quan trọng giúp thúc đẩy tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột, cũng như tham gia tích cực công việc của Nhóm các nhân vật nổi tiếng, Đại diện cao cấp của các nước ASEAN trong việc xây dựng Tầm nhìn của cộng đồng ASEAN sau năm 2025.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao hình ảnh và vị thế của ASEAN trong khu vực, tăng cường quan hệ của ASEAN với các đối tác quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, EU... Đặc biệt, việc nâng cấp Quan hệ ASEAN với Trung Quốc và Australia từ Đối tác chiến lược lên Đối tác chiến lược toàn diện đều có sự đóng góp tích cực của Việt Nam.

Tài liệu quan điểm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN: Khẳng định vai trò trung tâm trong đảm bảo hòa bình, an ninh

Tài liệu quan điểm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN: Khẳng định vai trò trung tâm trong đảm bảo hòa bình, an ninh

Tài liệu quan điểm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN (AOIP) cho thấy sự uyển chuyển của ASEAN cũng như thông điệp của ASEAN ...

Vai trò trung tâm của ASEAN: Kiến tạo từ những 'bản lề' vững chắc

Vai trò trung tâm của ASEAN: Kiến tạo từ những 'bản lề' vững chắc

Vai trò trung tâm của ASEAN ngày càng được củng cố trên trường quốc tế. Đây không phải là một sự thừa nhận ngẫu nhiên ...

(thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/11 và sáng 16/11: Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 - Indonesia vs Nhật Bản; V-League - Viettel vs Thanh Hóa

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/11 và sáng 16/11: Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 - Indonesia vs Nhật Bản; V-League - Viettel vs Thanh Hóa

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/11 và sáng 16/11: Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 - Indonesia vs Nhật Bản; V-League - Hà Tĩnh vs HAGL...
'Cội nguồn tinh hoa hội tụ': Gắn kết giữa giá trị truyền thống và thời trang hiện đại

'Cội nguồn tinh hoa hội tụ': Gắn kết giữa giá trị truyền thống và thời trang hiện đại

Tối 12/11, show thời trang 'Cội nguồn tinh hoa hội tụ' được tổ chức bởi Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội.
Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không tăng?

Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không tăng?

Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức giá cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng thật ...
Top 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng 10/2024: VinFast nắm giữ ngôi vương

Top 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng 10/2024: VinFast nắm giữ ngôi vương

Top 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng 10/2024, VinFast nắm giữ ngôi vương với 11.000 chiếc được bán ra, xếp thứ 2 là Toyota.
Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Nga-Iran chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, Mỹ sẽ gây bất lợi cho châu Âu, Đức tiếp tục trì trệ… là những tin kinh tế thế giới ...
Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình ...
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu, thăm và làm việc tại tỉnh Vladimir nhằm thúc đẩy quan hệ với địa phương...
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Ngày 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào Pháp.
Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Ngày 12/11, đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với lãnh đạo VCCI.
Đặc sắc đêm văn hóa Việt Nam và Myanmar tại Yangon

Đặc sắc đêm văn hóa Việt Nam và Myanmar tại Yangon

Đêm văn hóa Việt Nam-Myanmar là một dấu ấn quan trọng trong việc kết nối tình hữu nghị, hợp tác văn hóa giữa hai nước.
Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Kendra Rinas, Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam.
Hội thảo kết nối Việt Nam-Sri Lanka tại Kalutara

Hội thảo kết nối Việt Nam-Sri Lanka tại Kalutara

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng cung cấp thông tin liên quan và hỗ trợ các doanh nghiệp Sri Lanka kết nối với các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động