TIN LIÊN QUAN | |
Trao giải Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Em vẽ Việt Nam – Em vẽ nước Nga” năm 2018 | |
Tòa nhà nơi Hồ Chủ tịch và đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ 1946 |
Phát biểu khai mạc, bà Chu Hồng Minh, Giám đốc Cung Thiếu nhi Hà Nội cho biết, Cung Thiếu nhi Hà Nội là một công trình lịch sử được sự quan tâm sâu sắc của Bác Hồ, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố đối với thiếu nhi.
63 năm qua, vượt bao khó khăn, vất vả với sự cống hiến vô tư, trong sáng, với công sức, mồ hôi của bao thế hệ, từ một khu vui chơi hết sức đơn sơ dành cho trẻ em đã trở thành Cung Thiếu nhi Hà Nội. Đây thực sự là một thiết chế giáo dục ngoài nhà trường chuyên nghiệp lớn nhất cả nước.
"Đây cũng là cánh tay nối dài của tổ chức Đoàn, Đội Thủ đô đã và đang chung tay, góp sức làm nên một nhiệm vụ vinh quang nhưng rất lặng thầm. Đó là chăm sóc, giáo dục toàn diện thiếu niên nhi đồng, đóng góp cho sự phát triển trưởng thành của lớp lớp thiếu nhi Thủ đô”, bà Chu Hồng Minh nhấn mạnh.
Đặc biệt, Khu biệt thự Pháp được xây dựng khoảng năm 1930, là công trình có kiến trúc Pháp nằm trong khuôn viên Cung Thiếu nhi. Bên cạnh ý nghĩa giáo dục, đây còn là công trình mang ý nghĩa lịch sử to lớn bởi một căn phòng của khu nhà này chính là nơi Bác Hồ và Chính phủ Việt Nam kí Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp ngày 6/3/1946.
Các đại biểu tham dự tọa đàm. (Ảnh: PK) |
Khối nhà biệt thự Pháp hay còn có tên là “Ấu Trĩ Viên” trong khuôn viên Cung Thiếu nhi Hà Nội được xây dựng vào đầu thế kỷ XX cùng với vườn hoa Paul Bert, nay là vườn hoa Lý Thái Tổ.
Trong khu “Ấu Trĩ Viên” có sân Patin, thư viện, bể bơi, lớp đàn, lớp khiêu vũ, hội họa dành cho trẻ con Tây và rất ít trẻ người Việt nhà giàu. Đó được xem như một thế giới riêng biệt của người Pháp trong lòng Hà Nội xưa. Sau mùa thu độc lập năm 1945, các bạn thiếu nhi cứu quốc tham gia các hoạt động tại “Ấu Trĩ Viên” giờ đây là mái ấm của tất cả thiếu nhi.
Hạnh phúc nhất là các trẻ em nghèo - lần đầu tiên được bước vào khu nhà này. Các em đánh giày trên phố hàng ngày, buổi tối về đây học chữ, học hát trong các lớp học do các anh chị thanh niên cứu quốc phụ trách. Các em sớm trở thành những em bé liên lạc nhanh nhẹn, dũng cảm của đội “Vệ Út” trong Trung đoàn Thủ đô, sát cánh cùng các chiến sĩ Vệ quốc đoàn suốt 60 ngày đêm khói lửa Hà Nội.
Tận mắt chứng kiến những thay đổi của cuộc cách mạng, khu nhà sang trọng dành cho vui chơi của đám con Tây, nhà giàu, nay là nơi sinh hoạt của trẻ em Thủ đô, có cả những đứa trẻ nghèo khổ của Hà Nội. Sau nhiều thăng trầm lịch sử, công trình còn nguyên vẹn, chưa bị phá nên cả khu vực trở thành quần thể kiến trúc “có ý nghĩa kiến trúc và sự hiếm có”.
Sinh thời, với tình yêu bao la, Bác Hồ luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho các cháu thiếu nhi. Người từng nói: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ”.
Cung Thiếu nhi Hà Nội. (Nguồn: Đại đoàn kết) |
Ngày 3/9/1970, Nhà truyền thống Bác Hồ với thiếu nhi Thủ đô được khánh thành tại tầng 2 khu biệt thự Pháp. Đây cũng là Nhà truyền thống đầu tiên, duy nhất trong cả nước mà Bác dành cho thiếu nhi. Đặc biệt, khu nhà này trở thành trường học để giáo dục cho các cháu thiếu nhi về đạo đức cách mạng, về 5 điều Bác Hồ dạy.
Chính vì hiểu rõ giá trị nghệ thuật kiến trúc và giá trị tinh thần của khối nhà “Ấu Trĩ Viên”, các công trình kiến trúc hiện đại lùi ra xa phía sau, nối với “Ấu Trĩ Viên” bằng hành lang hai tầng để thể hiện tính kết nối và trân trọng lịch sử. Tổng thể công trình khu nhà Pháp – Nhà truyền thống Bác Hồ với thiếu nhi nói riêng và Cung Thiếu nhi Hà Nội nói chung đã được giới kiến trúc sư quốc tế ghi nhận là di sản kiến trúc hiện đại Việt Nam.
Từ đó đến nay, khu nhà Pháp – Nhà truyền thống Bác Hồ với thiếu nhi Thủ đô đã mở cửa đón hàng vạn lượt thiếu nhi đến tham quan, đọc sách, tổ chức Lễ kết nạp đội viên, đoàn viên. Nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi tới thăm và làm việc với Cung Thiếu nhi đều bày tỏ sự ngưỡng mộ, khâm phục về quá trình lưu trữ chuyên nghiệp, trân trọng những giá trị lịch sử, giá trị giáo dục của khu nhà đặc biệt này.
Tuyên dương những điển hình trong công tác bảo vệ quyền trẻ em Ngày 17/11 tới, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và ... |
Bảo vệ trẻ trong thế giới ảo: Giải pháp từ gia đình PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên Đại học Ngoại Thương cho rằng, thay vì chờ đợi nhà trường hay xã hội, bản thân cha ... |
Tòa nhà nơi Hồ Chủ tịch và đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ 1946 Vừa qua trong tháng 7-8/2018, trên một số phương tiện thông tin đại chúng rộ lên thông tin về việc UBND Hà Nội dự định ... |