AUKUS - 'Kiềng ba chân' sẽ vững vàng hơn nếu có thêm Nhật Bản?

Hà Phương
AUKUS đang đi đúng hướng để công bố 'lộ trình phía trước' về vấn đề tàu ngầm trước thời hạn tháng 3/2023.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lý do Australia muốn Nhật Bản tham gia AUKUS
Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước AUKUS bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Australia (ngoài cùng bên trái), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhóm họp tại Washington DC ngày 8/12. (Nguồn: Twitter)

Trang abc.net.au vừa qua đã đăng một số bài viết khẳng định Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Australia, Anh và Mỹ (AUKUS) sẽ đi đúng lộ trình để có thể sớm hiện thực hóa sứ mệnh là giúp Australia có được tàu ngầm trang bị vũ khí thông thường chạy bằng năng lượng hạt nhân càng sớm càng tốt. Đồng thời, AUKUS cũng mong muốn có sự tham gia của Nhật Bản trong thời gian tới.

Sự hội tụ chiến lược

Ngày 9/12, trong khuôn khổ Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng lần thứ 10 giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Australia và Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles đã phát đi một tín hiệu rõ ràng rằng Australia muốn Nhật Bản tham gia AUKUS, đồng thời tuyên bố mối quan hệ an ninh giữa Tokyo và Canberra là "không thể thiếu" trong bối cảnh các mối liên kết chiến lược đang ngày càng gia tăng.

Cả hai nước cũng đã cam kết tiến hành các cuộc tập trận phòng thủ phức tạp và tinh vi hơn, trong đó có khả năng các máy bay chiến đấu F-35 của Nhật Bản luân phiên ở Australia trong tương lai. Đây là một dấu hiệu về sự hội tụ chiến lược giữa hai nước.

Bộ trưởng Marles và Ngoại trưởng Australia Penny Wong đã gặp những người đồng cấp Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada và Ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi, tại Tokyo, ngày 9/12 trong hội nghị an ninh thường niên 2+2.

Phát biểu tại hội nghị này, ông Marles tuyên bố Australia có ý định tăng cường hội nhập công nghiệp quốc phòng với Nhật Bản về mặt song phương, và cả thông qua các cơ chế ba bên với Mỹ, thậm chí thông qua cả AUKUS khi các bên đã sẵn sàng.

Mặc dù không có khả năng Nhật Bản tìm mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân theo AUKUS, nhưng các quan chức Australia đã nói rõ rằng động thái này có thể được nghiên cứu riêng theo thỏa thuận nhằm phát triển năng lực công nghệ quốc phòng tiên tiến.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho biết cả 3 nước thành viên AUKUS đều muốn có sự tham gia của Nhật Bản. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi phải tập trung vào việc đảm bảo rằng tàu ngầm sẽ thực sự bắt đầu được chuyển giao. Tôi nghĩ rằng hoàn toàn có cơ hội để Nhật Bản tham gia công việc mà chúng tôi đang làm và quan điểm đó được chia sẻ bởi cả Anh và Mỹ".

Ông Marles cũng đề cập mối quan hệ quốc phòng song phương đang được tăng cường nhanh chóng giữa Australia và Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho biết cả hai nước đã "được hưởng lợi từ mạng lưới liên minh của Mỹ", nhưng hiện "sẵn sàng tự xây dựng mối quan hệ Nhật Bản-Australia như một lực lượng hùng mạnh riêng".

Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai nước cam kết cả hai quốc gia sẽ "đẩy nhanh việc xem xét" đưa máy bay F-35 của Nhật Bản đến Australia "nhằm hướng tới việc triển khai luân phiên các máy bay chiến đấu của Nhật Bản, bao gồm cả F-35, ở Australia trong tương lai". Các máy bay F-35 của Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia sẽ lần đầu tiên đến Nhật Bản vào năm tới để tham gia các cuộc tập trận quân sự.

Sẽ kịp "deadline"

Mục tiêu chính của thỏa thuận AUKUS là vạch ra lộ trình để Australia có được tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Công nghệ này được coi là quan trọng đối với khả năng phòng thủ trong tương lai của Australia vì các tàu ngầm hạt nhân được cung cấp năng lượng từ các lò phản ứng không cần tiếp nhiên liệu trong nhiều năm.

Phát biểu sau cuộc họp cấp bộ trưởng của AUKUS vừa qua tại Washington DC, ông Marles nhấn mạnh: “Có một ý nghĩa to lớn về sứ mệnh và động lực chung giữa cả 3 quốc gia trong việc Australia mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân".

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về việc Australia sẽ trả tiền mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân như thế nào, và làm thế nào liên minh có thể thực hiện lời hứa vạch ra một kế hoạch vào tháng 3/2023? Chi phí cho một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân khác nhau. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính năm 2019, một tàu ngầm lớp Virginia có giá khoảng 5,5 tỷ USD cho mỗi thân tàu. Khi được hỏi liệu người Australia có bị áp các khoản thuế mới để tài trợ cho việc mua sắm như vậy hay không, ông Marles đã khẳng định: “Không!”.

Trong các cuộc trao đổi giữa các quan chức 3 nước tại Washington DC, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Australia có nguy cơ bị “hổng năng lực” khi hạm đội hải quân của nước này già đi.

Ông nói: “Chúng tôi nhận ra Australia đang ở đâu và khi nào khả năng của Canberra bắt đầu suy giảm. Tất nhiên, chúng tôi sẽ giải quyết tất cả những điều đó theo lộ trình đã đặt ra (với AUKUS)... Mục tiêu của chúng tôi là thiết kế lộ trình tối ưu để Australia có được tàu ngầm trang bị vũ khí thông thường chạy bằng năng lượng hạt nhân càng sớm càng tốt”.

Australia dự kiến vào đầu năm 2023 sẽ công bố loại tàu ngầm hạt nhân mà nước này sẽ mua. Mỹ khẳng định AUKUS đang đi đúng hướng để có thể công bố "lộ trình phía trước" về vấn đề tàu ngầm trước thời hạn tháng 3/2023.

Ông Austin nói: “Trong 15 tháng qua, chúng tôi đã đạt được tiến bộ lớn trong việc xác định lộ trình để Australia có được các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và vũ trang thông thường. Tôi muốn tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc đảm bảo rằng Australia có được khả năng này trong thời gian sớm nhất có thể".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết việc tăng cường hợp tác quân sự sẽ dẫn đến "sự hiện diện luân phiên ngày càng tăng của các lực lượng Mỹ tại Australia, bao gồm luân chuyển các lực lượng đặc nhiệm máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và luân chuyển năng lực của Hải quân và Lục quân Mỹ trong tương lai, theo đó cũng sẽ mở rộng hợp tác hậu cần".

Điều này sẽ góp phần tăng cường khả năng tương tác giữa Australia và Mỹ cũng như tạo ra các lực lượng nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. "Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tìm cách tích hợp hơn nữa các cơ sở công nghiệp quốc phòng trong những năm tới", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định.

Phong cách đối ngoại mới của Australia: Thay đổi để 'tự cứu lấy mình'

Phong cách đối ngoại mới của Australia: Thay đổi để 'tự cứu lấy mình'

Thời gian gần đây, Australia có những thay đổi căn bản trong cách tiếp cận đối ngoại, tập trung củng cố quan hệ với các ...

Điểm tin thế giới sáng 15/11: Mỹ 'nhắc nhẹ' Trung Quốc về Đài Loan, EU trừng phạt bổ sung Iran, lũ quét nghiêm trọng ở Australia

Điểm tin thế giới sáng 15/11: Mỹ 'nhắc nhẹ' Trung Quốc về Đài Loan, EU trừng phạt bổ sung Iran, lũ quét nghiêm trọng ở Australia

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 15/11.

Trung Quốc và AUKUS: Căng thẳng còn ở phía trước

Trung Quốc và AUKUS: Căng thẳng còn ở phía trước

Phó Giáo sư Jian Zhang, Đại học New South Wales (Australia) nhận định, hành động gần đây của Trung Quốc báo hiệu về thái độ ...

Mỹ-Pháp trước trở ngại mới

Mỹ-Pháp trước trở ngại mới

Ngày 29/11, Tổng thống Emmanuel Macron đã làm nên lịch sử khi trở thành lãnh đạo đầu tiên của Pháp hai lần thăm cấp Nhà ...

Mỹ, Australia gửi thông điệp mạnh đến Trung Quốc; AUKUS nhóm họp để 'phân vai' rạch ròi

Mỹ, Australia gửi thông điệp mạnh đến Trung Quốc; AUKUS nhóm họp để 'phân vai' rạch ròi

Mỹ và Australia khẳng định sẽ chống lại các hoạt động quân sự gây mất ổn định của Trung Quốc.

(theo abc.net.au)

Đọc thêm

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, ô tô từ ngày 1/1/2025

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, ô tô từ ngày 1/1/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho tiết về mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, xe ô tô từ ngày 1/1/2025.
BYD Xia PHEV cập bến đại lý ở Trung Quốc trước thềm ra mắt, giá từ 970 triệu đồng

BYD Xia PHEV cập bến đại lý ở Trung Quốc trước thềm ra mắt, giá từ 970 triệu đồng

BYD Xia PHEV đầu tiên đã xuất hiện tại các đại lý ở Trung Quốc để trưng bày chuẩn bị cho ngày ra mắt sắp tới, xe có giá bán ...
Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
EuroCham: Kinh tế Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc, là điểm đến đầu tư lý tưởng

EuroCham: Kinh tế Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc, là điểm đến đầu tư lý tưởng

Bất chấp những thách thức toàn cầu như áp lực lạm phát và căng thẳng chính trị, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bền bỉ.
Hình ảnh diễn viên Nhã Phương, Lan Ngọc xinh đẹp ngọt ngào cùng dàn sao nữ

Hình ảnh diễn viên Nhã Phương, Lan Ngọc xinh đẹp ngọt ngào cùng dàn sao nữ

Trước 200 khách mời, diễn viên Trường Giang nhiều lần khen bà xã Nhã Phương xinh đẹp.
Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: Tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: Tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Chính phủ đề ra chủ đề của năm 2025 là 'Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá'.
Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 7/1, tại New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ra mắt cổng thông tin mới có tên Bharatpol, do Cục điều tra trung ương (CBI) tạo ra.
Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy bắt giữ Olinto Bonalumi, tên tội phạm nguy hiểm từng vượt ngục năm 2021 và nằm trong số 50 kẻ bị truy nã gắt gao nhất đất nước.
Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đưa ra nhận định về mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc và triển vọng gặp Tổng thống Nga.
Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Với tỷ lệ 264 phiếu thuận và 159 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 7/1 thông qua dự luật nhắm vào những người nhập cư không có giấy tờ.
Thủ tướng Justin Trudeau: Không đời nào Canada trở thành một phần của Mỹ

Thủ tướng Justin Trudeau: Không đời nào Canada trở thành một phần của Mỹ

Thủ tướng Justin Trudeau bác bỏ gợi ý của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc sử dụng 'sức ép kinh tế' để biến Canada thành bang thứ 51 của Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động