Nhỏ Bình thường Lớn

Australia tung chiến lược 'bước ngoặt' về công nghiệp quốc phòng, 'gạt phăng' vai trò này của Trung Quốc

Ngày 29/2, chính phủ Australia công bố Chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng (DIDS) nhằm củng cố và nâng cao vai trò của lĩnh vực này trong ngành công nghiệp cũng như an ninh quốc gia.
Australia tung chiến lược 'bước ngoặt' về công nghiệp quốc phòng, phủ nhận vai trò này của Trung Quốc
Đảo Giáng sinh của Kiribati ở Thái Bình Dương. (Nguồn: Shutterstock)

Theo thông tin từ trang web của Bộ Quốc phòng Australia, DIDS là kế hoạch tổng thể, trong đó xác định cơ sở chiến lược cho một cơ sở công nghiệp quốc phòng có chủ quyền và vạch ra các lộ trình để tối đa hóa sự hỗ trợ cho ngành công nghiệp Australia cũng như đóng góp quan trọng của ngành này cho an ninh quốc gia.

Tin liên quan
Quan hệ thương mại Trung Quốc-Australia dần ‘tan băng’ Quan hệ thương mại Trung Quốc-Australia dần ‘tan băng’

DIDS lần đầu tiên nêu rõ, cơ sở công nghiệp quốc phòng là cần thiết trước những hoàn cảnh chiến lược đang thay đổi.

Chiến lược mang tính bước ngoặt này nêu chi tiết các hành động mà chính phủ sẽ thực hiện để phát triển cơ sở công nghiệp, lĩnh vực sử dụng khoảng hơn 100.000 nhân công Australia và mang lại mối quan hệ đối tác lớn hơn giữa quốc phòng và công nghiệp.

Ngoài những cải cách mua sắm quan trọng trong Bộ Quốc phòng, chính phủ của Thủ tướng Albanese thông báo tăng chi tiêu cho các chương trình công nghiệp quốc phòng, nâng tổng vốn đầu tư lên 183,8 triệu AUD, phù hợp với DIDS.

Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng Australia Pat Conroy đã phủ nhận vai trò kiểm soát an ninh của Trung Quốc đối với các hòn đảo Thái Bình Dương.

Reuters dẫn lời ông Conroy nêu rõ: “Chúng tôi biết Trung Quốc đang tìm kiếm vai trò an ninh lớn hơn ở Thái Bình Dương và chúng tôi nhất quán rằng, Bắc Kinh không có vai trò nào trong việc quản lý trật tự hay an ninh ở khu vực này”.

Theo quan chức Australia, nước này muốn thấy các lực lượng an ninh của các quần đảo Papua New Guinea, Fiji và các quốc đảo Thái Bình Dương đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ an ninh cho các nước láng giềng.

Ngoài ra, Bộ trưởng Conroy nhận định, mô hình trong tương lai là các quốc đảo Thái Bình Dương hỗ trợ lẫn nhau và Australia đóng vai trò tại khu vực nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải là dẫn đầu các nỗ lực trong khu vực.

Tuyên bố của ông Conry được đưa ra sau khi hồi tuần trước, Kiribati cho biết, cảnh sát Trung Quốc mặc đồng phục đang làm việc với cảnh sát của đảo quốc san hô này trong việc kiểm soát cộng đồng và một chương trình cơ sở dữ liệu tội phạm.

Tin thế giới 28/2: Mỹ dứt khoát không gửi quân tới Ukraine, NATO đang tạo lý do cho Nga hành động? Anh-Đức tính toán làm điều này ở Triều Tiên

Tin thế giới 28/2: Mỹ dứt khoát không gửi quân tới Ukraine, NATO đang tạo lý do cho Nga hành động? Anh-Đức tính toán làm điều này ở Triều Tiên

Các nước NATO tiếp tục phản ứng về vấn đề gửi quân đến Ukraine, đàm phán Armenia-Azerbaijan, tình hình bán đảo Triều Tiên và Trung ...

Nga muốn hỗ trợ các nước Mỹ Latinh bảo vệ chủ quyền và độc lập

Nga muốn hỗ trợ các nước Mỹ Latinh bảo vệ chủ quyền và độc lập

Một phái đoàn lớn của Hội đồng An ninh LB Nga do Thư ký cơ quan này, Tướng Nikolai Patrushev, dẫn đầu đã đến Nicaragua ...

Tình báo Australia tiết lộ chính trị gia cấp cao làm gián điệp cho nước ngoài

Tình báo Australia tiết lộ chính trị gia cấp cao làm gián điệp cho nước ngoài

Giám đốc Cơ quan tình báo Australia Mike Burgess cho biết đã giải mật thông tin về hoạt động sử dụng các nền tảng mạng, ...

Điểm tin thế giới sáng 29/2: Armenia-Azerbaijan đàm phán tại Đức, Mỹ 'tránh tách rời' Trung Quốc, Bitcoin 'chớm' 60.000 USD

Điểm tin thế giới sáng 29/2: Armenia-Azerbaijan đàm phán tại Đức, Mỹ 'tránh tách rời' Trung Quốc, Bitcoin 'chớm' 60.000 USD

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/2.

Châu Âu cự tuyệt khí đốt Nga, Tây Balkan theo đuổi tham vọng táo bạo, giấc mơ viển vông hay thực tế?

Châu Âu cự tuyệt khí đốt Nga, Tây Balkan theo đuổi tham vọng táo bạo, giấc mơ viển vông hay thực tế?

Tây Balkan cần tăng nhanh công suất sản xuất năng lượng Mặt trời để có thể xuất khẩu sang các nước khác, hiện thực hóa ...