Bà Madeleine Albright: Nữ Ngoại trưởng đầu tiên và nguồn cảm hứng của phụ nữ Mỹ

Nhi Quang
Bà Madeleine Albright, “nguồn cảm hứng” của phụ nữ Mỹ, người dân Mỹ, đã qua đời ở tuổi 84 ngày 23/3. Trong sự nghiệp ngoại giao của mình, bà đã góp phần phát triển quan hệ Việt-Mỹ ở giai đoạn hai bên mới bình thường hóa quan hệ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bà Madeleine Albright. (Nguồn: CNN)
Bà Madeleine Albright. (Nguồn: CNN)

Bà Madeleine K. Albright sinh ra ở Tiệp Khắc (nay là CH Czech) và buộc phải bắt đầu cuộc sống tại Mỹ. Tại miền đất mới, bà đã vượt qua không ít rào cản và trở thành nhà ngoại giao mẫu mực, và người phụ nữ đầu tiên giữ chức Ngoại trưởng Mỹ. Bà qua đời ngày 23/3/2022 tại Washington ở tuổi 84 vì ung thư.

Trong suốt sự nghiệp của mình, bà từng nổi tiếng là nhà phân tích xuất sắc về các vấn đề thế giới, là cố vấn của Nhà Trắng về an ninh quốc gia. Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, bà từng giữ vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (1993-1997) và Ngoại trưởng Mỹ (1997-2001), trở thành người phụ nữ có chức vụ cao nhất trong lịch sử nước Mỹ tại thời điểm đó.

Từ một tuổi thơ nhiều biến động...

Tên khai sinh của bà là Marie Jana Korbelova. Chào đời tại Prague ngày 15/5/1937, bà là con cả trong gia đình có ba người con. Cha bà là Josef Korbel, từng là tùy viên báo chí của Đại sứ quán CH Czech tại Belgrade, Nam Tư cũ.

Sau khi Đức quốc xã chiếm đóng Tiệp Khắc, do gốc gác là người Do Thái, gia đình Korbel buộc phải khăn gói đến London (Anh) và làm việc cho chính phủ Tiệp Khắc lưu vong do ông Edvard Beneš lãnh đạo. Để bảo vệ cho tính mạng của gia đình, nhà Korbel đã cải đạo sang Công giáo vào năm 1941.

Cha mẹ bà Madeleine lại giấu kín điều này và nuôi dạy con cái như những người Công giáo mà không nói cho họ biết về gốc gác Do Thái của gia đình. Mãi đến sau khi trở thành Ngoại trưởng Mỹ, bà mới biết đến sự thật. Bà cũng phát hiện ra rằng 26 thành viên trong gia đình đã bị sát hại trong Thảm sát Holocaust.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, gia đình Korbel quay trở lại Tiệp Khắc. Ông Josef Korbel sau đó được bổ nhiệm làm Đại sứ Tiệp Khắc tại Nam Tư. Cô bé Marie Korbelova được gia đình gửi sang Thụy Sỹ vào năm 10 tuổi và đổi tên thành Madeleine. Năm 1948, gia đình Korbel quyết định di cư sang Mỹ.

Tại xứ cờ hoa, Madeleine Korbel đã chứng minh bản thân là một học sinh đa tài. Ở Trường nữ sinh Kent, bà thành lập câu lạc bộ quan hệ quốc tế. Ở Đại học Wellesley, cô sinh viên Madeleine theo đuổi ngành khoa học chính trị, đồng thời làm việc cho tờ báo của trường. Năm 1957, Madeleine chính thức có quốc tịch Mỹ và tốt nghiệp đại học loại xuất sắc vào năm 1959.

Sau khi tốt nghiệp, bà bắt đầu công việc của một nhà báo. Thời gian thực tập tại tờ The Denver Post, bà Madeleine đã gặp Joseph Medill Patterson Albright, cháu trai của người thành lập tờ The Daily News of New York. Năm 1959, bà Korbel kết hôn với ông Albright, chính thức trở thành thành viên gia đình Albright - Medill giàu có, chủ của nhiều tờ báo lớn.

...đến nhân vật chủ chốt của nước Mỹ

Bà Madeleine Albright, sau đó, theo học ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Columbia, nơi bà lấy bằng thạc sĩ năm 1968 và bằng tiến sĩ năm 1976.

Bà bước vào chính trường năm 1972, ở tuổi 35. Khi đó, bà là trợ lý về lập pháp cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của Thượng nghị sĩ Edmund Muskie, một người bạn của gia đình Albright - Medill.

Tuy nhiên, ông Muskie đã thất bại và ông Jimmy Carter là người trở thành Tổng thống thứ 39 của Mỹ vào năm 1977. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Carter, ông Zbigniew Brzezinski đã tuyển bà Albright vào làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia.

Bà Madeleine Albright tiếp tục công việc trên chính trường một cách thầm lặng. Chỉ đến khi Tổng thống Bill Clinton lên nắm quyền và bổ nhiệm bà vào vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc năm 1993, tên tuổi của bà mới được nhiều người biết đến.

Kể từ đó, bà Albright đã trở thành “cánh tay phải” đắc lực của Tổng thống Bill Clinton, và là một trong những nhân vật chủ chốt của chính quyền Mỹ. Trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Clinton, bà Albright được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng năm 1996, trở thành người phụ nữ có chức vụ cao nhất trong lịch sử Mỹ khi đó.

Là nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Tổng thống Clinton, bà Albright đã liên tục đương đầu với các thách thức gây ra bởi các cuộc xung đột khu vực như Bosnia và Herzegovina, Kosovo, Haiti, Bắc Ireland và Trung Đông.

Nữ Ngoại trưởng đã đặt ra thuật ngữ “chủ nghĩa đa phương quyết đoán” để mô tả chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton. Bà ủng hộ việc mở rộng NATO, tìm cách giảm phổ biến vũ khí hạt nhân.

Một trong những dấu ấn quan trọng nhất trong sự nghiệp ngoại giao của mình là khi bà Albright tới Bình Nhưỡng vào năm 2000 để gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il, trong nỗ lực hối thúc Triều Tiên chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân. Dù chuyến thăm không thành công, nhưng bà Albright đã trở thành quan chức đương chức cấp cao nhất đến của Mỹ đến Triều Tiên sau hàng chục năm kể từ Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Sự nghiệp ngoại giao của bà Albright được các nhà ngoại giao chuyên nghiệp và cả những người dân Mỹ bình thường đánh giá cao. Những người ngưỡng mộ cho biết bà có phẩm chất của một ngôi sao, tỏa ra tính thực tế, linh hoạt và tinh tế mang tính quốc tế mới mẻ. Bà Albright nói được tiếng Czech, Ba Lan, Pháp và Nga.

Sau khi rời khỏi chính trường, bà Albright trở thành biểu tượng truyền cảm hứng cho những phụ nữ trẻ muốn tìm kiếm cơ hội thúc đẩy sự nghiệp và sự tôn trọng ở nơi làm việc.

Bà khuyên phụ nữ “hành động một cách tự tin hơn”. Bà cũng từng nói với HuffPost Living năm 2010: “Tôi đã mất một thời gian dài để đẩy mạnh tiếng nói, và bây giờ tôi đã có được nó, tôi sẽ không im lặng nữa”.

Năm 2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trao tặng cho bà Albright Huân chương Tự do, danh hiệu dân sự cao quý nhất của Mỹ. Ông Obama khen ngợi sự nghiệp của cựu Ngoại trưởng Mỹ và cho rằng cuộc đời của bà là nguồn cảm hứng cho tất cả người dân nước Mỹ.

Khi qua đời, bà Albright đang là giáo sư tại trường Đối Ngoại Edmund A. Walsh tại Viện Đại học Georgetown, người đứng đầu công ty tư vấn Albright Stonebridge Group, và là chủ tịch của nhóm tư vấn dân sự của Lầu Năm Góc.

Chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Madeleine K. Albright

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright trong chuyến thăm Việt Nam. (Ảnh tư liệu)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright trong chuyến thăm Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

Tháng 6/1997, trong buổi lễ trang trọng diễn ra ở sân Đại sứ quán Mỹ cũ ở miền Nam Việt Nam vốn bị bỏ hoang, Ngoại trưởng Mỹ Madeleine K. Albright đã đặt viên đá đầu tiên để xây dựng Tổng Lãnh sự quán mới của Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh.

Bà Albright là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến TP. Hồ Chí Minh sau khi thành phố được giải phóng năm 1975. Tại buổi lễ, bà Albright khẳng định Lãnh sự quán mới tượng trưng cho ‘’hai dân tộc trên hành trình chung từ xung đột đau thương đến tôn trọng lẫn nhau”.

Trong chuyến thăm Việt Nam năm đó, bà Albright đã ký Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả với Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm. Bà luôn thận trọng khi nói rằng ‘’ưu tiên quốc gia cao nhất của Mỹ” vẫn là tìm kiếm 1.584 người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Theo bà Albright, nhu cầu có được tài liệu thống kê đầy đủ nhất rất quan trọng, ‘’để quá khứ có thể được bỏ lại sau lưng chúng ta”.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từng kể rằng, bà Albright đã bị Việt Nam mê hoặc. Bà rất thích đi khắp Việt Nam cùng với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson. Mỗi lần đến Hà Nội, bà luôn bày tỏ sự quan tâm đến nền mỹ thuật sôi động nơi đây.

Từ ngày 30/9-2/10/1998, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm lần đầu thăm chính thức Mỹ. Gần một năm sau đó, từ 6-7/9/1999, nữ Ngoại trưởng Mỹ Albright thăm Việt Nam lần thứ hai và một lần nữa đến TP. Hồ Chí Minh dự lễ khánh thành Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh.

Nữ Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ Madeleine Albright qua đời

Nữ Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ Madeleine Albright qua đời

Ngày 23/3 (giờ Mỹ), trên Twitter, gia đình cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thông báo, bà qua đời vì căn bệnh ung thư, hưởng ...

Phụ nữ da màu đầu tiên được ‘chấm’ vào Tòa án tối cao Mỹ

Phụ nữ da màu đầu tiên được ‘chấm’ vào Tòa án tối cao Mỹ

Với đề cử của Tổng thống Joe Biden, bà Ketanji Brown Jackson có thể trở thành phụ nữ da màu đầu tiên trong lịch sử ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm nay, hơn 45.000 học sinh không có cơ hội vào lớp 10 trường công lập.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động