Đức, Pháp và Italy đặt nền tảng cho đàm phán về quản lý AI ở cấp độ châu Âu. (Nguồn: AP) |
Chính phủ ba nước trên ủng hộ các cam kết tự nguyện ràng buộc đối với cả các nhà cung cấp AI lớn và nhỏ ở Liên minh châu Âu (EU).
Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu hiện đang đàm phán về cách để EU tự định vị trong lĩnh vực mới này.
Nghị viện châu Âu đã trình bày "Đạo luật AI" hồi tháng 6/2023, với mục đích ngăn chặn rủi ro từ các ứng dụng AI và tránh các tác động phân biệt đối xử, mà không làm chậm sức mạnh đổi mới của công nghệ này ở châu Âu. Trong các cuộc thảo luận, Nghị viện châu Âu đề xuất rằng quy tắc ứng xử ban đầu chỉ nên có tính ràng buộc đối với các nhà cung cấp AI lớn, chủ yếu đến từ Mỹ.
Tuy nhiên, ba nước trên đã cảnh báo về lợi thế cạnh tranh rõ ràng này đối với các nhà cung cấp nhỏ hơn ở châu Âu. Họ cho rằng điều này có thể làm suy giảm niềm tin vào tính bảo mật của các nhà cung cấp nhỏ và khiến họ thu hút ít khách hàng hơn. Vì thế, ba nước này cũng cho rằng các quy tắc về ứng xử và tính minh bạch phải có tính ràng buộc đối với tất cả mọi người.
Theo tài liệu được Đức, Pháp và Italy thông qua, ban đầu, không nên áp dụng biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, nếu phát hiện hành vi vi phạm quy tắc ứng xử sau một thời gian nhất định, hệ thống xử phạt có thể được thiết lập. Tài liệu cho biết trong tương lai, một cơ quan có thẩm quyền của châu Âu sẽ giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn.
Bộ Kinh tế Đức, cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề quản lý AI cùng với Bộ các vấn về kỹ thuật số, cho rằng luật và các biện pháp kiểm soát nhà nước nên quản lý việc ứng dụng AI, chứ không phải bản thân công nghệ này. Bên cạnh đó, chính phủ cũng không nên quản lý riêng lẻ việc phát triển các mô hình AI vẫn chưa được đưa vào sử dụng hay chưa được tung ra thị trường
Các vấn đề xung quanh AI sẽ nằm trong chương trình nghị sự khi Chính phủ Đức và Italy tổ chức hội đàm tại Berlin vào ngày 22/11.
Hải quân Trung Quốc và Saudi Arabia chuẩn bị tập trận Blue Sword 2023 Ngày 28/9, Trung Quốc thông báo cuộc tập trận hải quân chung lần thứ hai giữa nước này và Saudi Arabia, mang tên Blue Sword ... |
Đại sứ Gideon Behar: Việt Nam có thể ứng dụng mô hình tái chế nước thải của Israel "Nước thải không phải là rác và Israel coi nước thải như nguồn tài nguyên! Tôi nghĩ rằng, mô hình tái chế nước thải của ... |
Trí tuệ nhân tạo thay thế binh sĩ trong chiến tranh hiện đại? Đứng trước xu thế hiện đại hóa quốc phòng của thế giới, các nước đang nỗ lực tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào ... |
Ukraine rốt ráo tìm cách ‘tiêu tiền’ của Nga, hối thúc Mỹ và EU, các đồng minh đáp lại thế nào? Cựu Thủ tướng Ukraine (nhiệm kỳ 2014-2016) Arseniy Yatsenyuk, hiện là người đứng đầu Diễn đàn An ninh Kiev (KSF) cho biết, việc tịch thu ... |
Phát huy vai trò tiên phong của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Tối 5/11, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023 đã vinh danh 54 tác ... |