Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Phải có hoài bão cho đất nước, dân tộc

"Với một quốc gia, lớn hay nhỏ không đơn thuần là con số. Đó là sự thay đổi như thế nào từ nhỏ thành lớn, khi thế và lực đất nước thay đổi, là sự đánh giá của thế giới như thế nào về Việt Nam hiện nay", bà Tôn Nữ Thị Ninh chia sẻ tại Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ba ton nu thi ninh phai co hoai bao cho dat nuoc dan toc Tôn Nữ Thị Ninh: Ngoại giao “tổng lực” trong tình hình mới
ba ton nu thi ninh phai co hoai bao cho dat nuoc dan toc Cán bộ trẻ phải dám "nhảy xuống nước"

“Đã đến lúc Việt Nam chiếm lấy vị trí dưới ánh nắng mặt trời”

Ngày 30/3, tại Paris (Cộng hòa Pháp), Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu đồng chủ trì tổ chức “Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng” (Vietnam Global Leaders Forum - VLGF), dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Việt Nam.              

Là người mở đầu cho phiên thảo luận “Việt Nam lớn hay nhỏ? Mới hay cũ”, bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và EU, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội nhớ về ba câu chuyện ám ảnh bà suốt hơn 3 thập kỷ qua: “Năm 1985, tức 10 năm sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước liền dải Bắc Nam, tại một sân bay ở Kenya, một nhân viên hải quan tại đây đã ồ lên hỏi tôi “Việt Nam vẫn còn chiến tranh phải không?”.

ba ton nu thi ninh phai co hoai bao cho dat nuoc dan toc
Bà Tôn Nữ Thị Ninh phát biểu tại Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng. (Nguồn: Dân trí)

Câu chuyện thứ hai, liên quan đến Cố Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Mai, một người thường xuyên làm việc với chính giới và truyền thông Mỹ. Thứ trưởng Lê Mai đã có một câu nói bất hủ “Việt Nam không chỉ là tên gắn liền với một cuộc chiến tranh, trên hết, đó là tên một đất nước, một dân tộc và một nền văn hóa. Rõ ràng là Việt Nam cần thiết phải xây dựng thương hiệu quốc gia bền vững”.

Bà Ninh kể lại câu chuyện vào năm 1990, một người bạn Mỹ đã nói với bà: “Bà Ninh ạ, Việt Nam lúc này có nhiều nơi nghèo khổ giống như một số quốc gia mà tôi từng làm việc. Thế nhưng, tôi chưa bao giờ có cảm giác phải thương hại người Việt. Tôi đã từng gặp những người nghèo nhất, ở những vùng đất xa xôi nhất của Việt Nam, nhưng họ rất khác với những người nghèo khổ an phận ở nhiều nơi khác. Ở họ, dù hoàn cảnh ra sao vẫn toát lên sức sống mạnh mẽ, khao khát thay đổi mạnh mẽ.

Nếu có một dân tộc nào xứng đáng có một vị trí đặc sắc trong con mắt của thế giới, đó phải là Việt Nam”.

Đó là tiền đề để trả lời câu hỏi cần làm gì để xây dựng thương hiệu quốc gia. Bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng, xây dựng thương hiệu quốc gia dân tộc không thể làm manh mún mà cần có ý chủ đích rõ ràng. Với những điều kiện trong và ngoài nước, với nội lực vị thế quốc tế đang ngày một lớn lên, Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để phát triển thương hiệu quốc gia bền và mạnh hơn.

Theo bà Ninh, trong xây dựng thương hiệu quốc gia, con người là yếu tố nổi bật. Yếu tố tạo sức hút chính là con người Việt Nam với những hạn chế nhất định nhưng đồng thời có yếu tố, phẩm chất đặc sắc, với khả năng tích hợp diệu kỳ vừa không lãng quên quá khứ, sự lạc quan hiện tại và luôn hướng tới tương lai với sức sống mãnh liệt và rộng lòng đón nhận.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam là sản phẩm, tài sản của mọi chủ thể Việt Nam, mọi tổ chức nhóm cá nhân người Việt hay gốc Việt trong và ngoài nước. Không chỉ là người có tầm ảnh hưởng mà mọi người dân đều có trách nhiệm chia sẻ những giá trị về con người, dân tộc Việt Nam, góp phần vào tổng thể chung.

ba ton nu thi ninh phai co hoai bao cho dat nuoc dan toc
Các đại biểu tham gia buổi thảo luận. (Nguồn: Dân trí)

“Mỗi người Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước, cần có ý thức chăm sóc, xây dựng thương hiệu quốc gia như một bản giao hưởng chung sống động của cả đất nước. Bản giao hưởng đó cần có sự điều phối chiến lược của Nhà nước”, bà Ninh nhấn mạnh.

Trở lại câu hỏi: “Việt Nam lớn hay nhỏ?”, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định, lớn hay nhỏ không đơn thuần là con số. Đó là sự thay đổi như thế nào từ nhỏ thành lớn, khi thế và lực đất nước thay đổi, là sự đánh giá của thế giới như thế nào về Việt Nam hiện nay. Điển hình như Singapore, tiếng nói, ảnh hưởng vai trò của đất nước này lớn hơn nhiều kích cỡ dân số hay diện tích địa lý họ có.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh đúc kết: “Đừng để tiếng gọi thấp hèn réo gọi chúng ta. Mỗi người trong chúng ta hãy hướng thượng và hướng thiện”.

Tỷ phú Hoàng Chúc: “Lịch sử dân tộc cho tôi lợi thế”

Tiếp nối câu chuyện của bà Tôn Nữ Thị Ninh, tỷ phú gốc Việt Hoàng Chúc (1 trong 200 doanh nhân giàu nhất nước Pháp) bộc bạch: “Là người làm ăn kinh doanh, tôi từng đi qua nhiều nước, nhiều châu lục và tại khắp các quốc gia nơi tôi đi qua, có thể nhận thấy niềm thiện cảm, kính trọng lớn khi tôi nói tôi là người Việt Nam. Lợi thế lớn đó có được là do lịch sử dân tộc mang đến”.

“Để tôi nói với các bạn điều tôi suy nghĩ: Tôi là người Việt Nam, tôi không thể thất bại, tôi bắt buộc phải thành công. Vì sao? Vì tôi mang trong mình dòng máu Việt, tôi có đủ niềm tin. Và niềm tin mạnh mẽ đó giúp tôi đi đến thành công.

ba ton nu thi ninh phai co hoai bao cho dat nuoc dan toc
Tỷ phú gốc Việt Hoàng Chúc. (Nguồn: Dân trí)

Tôi từng có lời gửi Việt kiều ta ở Pháp: Phải biết dùng lợi thế mình là người Việt Nam”.

"Tôi vẫn nói Việt Nam là đất nước tuyệt vời, trong 2 thập kỷ gần đây có mức tăng trưởng 6-7% khiến nhiều nước mong muốn. Việt Nam có vai trò của mình trên trường quốc tế. Châu Á là thị trường rất lớn và vào thị trường này thông qua cửa ngõ đất nước Việt Nam là mong muốn của nhiều công ty quốc tế.

Việt Nam cần tự do nhiều hơn trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Tôi mong một ngày nào đó, khi nói nhắc đến đất nước chúng ta, người ta sẽ nói, Việt Nam là đất nước nên đặt chân đến", ông Chúc nói.

Trả lời câu hỏi: “Phải chăng người Việt ít có thói quen tư duy làm ăn lớn?”, ông Hoàng Chúc cho rằng: “Người Việt có hai câu nói rất tệ, đó là “nói chuyện làm quà” và “nói chuyện xong thôi”. Không, làm gì thì làm, dù bất cứ lĩnh vực nào, đã nói là phải làm. Hứa thì phải làm. Nếu muốn làm lớn, phải làm cho người ta tin mình và mình sống cho trọn với niềm tin đó”.

Sự kiện VGLF 2019 chào đón hơn 300 đại biểu tham dự, trong đó có hơn 200 người Việt có tầm ảnh hưởng trong và ngoài nước đến từ 25 quốc gia, đại diện các bộ, ngành địa phương liên quan của Việt Nam, các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam và Pháp.

Mục tiêu và ý nghĩa của sự kiện VGLF 2019 là nhằm phác thảo chiến lược cho việc phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam, đánh thức tiềm năng của đất nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đây là một sự kiện quy tụ được nhiều người Việt ưu tú ở trong và ngoài nước, được kỳ vọng là bước khởi đầu cho nền tảng diaspora người Việt ưu tú trong tương lai. Khát vọng của những người tham gia vào diễn đàn là xây dựng được một mạng lưới nhân tài người Việt trên khắp thế giới, cùng hành động vì một Việt Nam phát triển bền vững và thịnh vượng.

Có thể nói, Vietnam Global Leaders Forum 2019 là một sự kiện lịch sử, lần đầu tiên được tổ chức để kết nối những người Việt xuất sắc trên thế giới, để cùng hướng trái tim và trí óc về Việt Nam. Những người con đất Việt, dù ở đâu, cũng là con Lạc cháu Hồng, với tinh thần luôn hướng về Tổ quốc.

ba ton nu thi ninh phai co hoai bao cho dat nuoc dan toc Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại

"Phút chia tay tại sân bay, vị phu nhân nguyên thủ đã không bắt tay một ai nhưng bất ngờ bước lại ôm hôn bà ...

ba ton nu thi ninh phai co hoai bao cho dat nuoc dan toc Từ Paris đến Sài Gòn

Đánh giá về địa điểm diễn ra cuộc đàm phán trong giai đoạn 1968 -1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định, Paris là lựa ...

ba ton nu thi ninh phai co hoai bao cho dat nuoc dan toc Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh cho bà Tôn Nữ Thị Ninh

Chiều 26/2, tại Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Jean-Noël Poirier đã trao huân ..

(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

PetroVietnam bắt tay Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

PetroVietnam bắt tay Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

PetroVietnam bắt tay đối tác Malysia - Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo...
Bài tarot hôm nay 24/11: Tuần này của bạn có gì đáng chú ý?

Bài tarot hôm nay 24/11: Tuần này của bạn có gì đáng chú ý?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá những thông điệp quan trọng trong tuần này dành riêng cho bạn. Hãy rút ngay một lá bài để cùng ...
Nhận định trận đấu Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11

Nhận định trận đấu Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11

Nhận định trận đấu Man City vs Tottenham tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh, diễn ra vào lúc 00h30 ngày 24/11.
Khẳng định sẵn sàng đàm phán với Mỹ, Trung Quốc nói có khả năng 'giải quyết và chống chọi' với tác động từ cú sốc bên ngoài

Khẳng định sẵn sàng đàm phán với Mỹ, Trung Quốc nói có khả năng 'giải quyết và chống chọi' với tác động từ cú sốc bên ngoài

Trung Quốc sẵn sàng tiến hành đối thoại tích cực với Mỹ trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ thương mại-kinh tế song phương.
Kết quả xổ số hôm nay, 23/11: XSMN 23/11/24 - Xổ số TP.HCM, xổ số Long An, xổ số Bình Phước và xổ số Hậu Giang

Kết quả xổ số hôm nay, 23/11: XSMN 23/11/24 - Xổ số TP.HCM, xổ số Long An, xổ số Bình Phước và xổ số Hậu Giang

XSMN 23/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 23/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 23/11, được các công ty Xổ số TP.HCM, Long An, Bình Phước ...
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt kiều bào tiêu biểu, doanh nhân người Việt tại các nước ASEAN

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt kiều bào tiêu biểu, doanh nhân người Việt tại các nước ASEAN

Sáng 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp gỡ thân mật với đại diện kiều bào tiêu biểu, trí thức, doanh nhân người Việt tại các nước ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động