Nhỏ Bình thường Lớn

Ba trụ cột của quan hệ đối tác Việt Nam – Thái Lan: “Ổn định, thịnh vượng và bền vững”

Ngày 6/8/2016 đánh dấu tròn 40 năm Thái Lan và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong 40 năm qua, cả hai nước đều quyết tâm duy trì, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp, toàn diện và trên mọi cấp độ, vượt qua tâm lý nghi ngại lẫn nhau trong giai đoạn đầu để từng bước trở thành đối tác chân thành và tin cậy lẫn nhau. 
TIN LIÊN QUAN
ba tru cot cua quan he doi tac viet nam thai lan on dinh thinh vuong va ben vung Điện mừng 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thái Lan
ba tru cot cua quan he doi tac viet nam thai lan on dinh thinh vuong va ben vung Tình hữu nghị Việt Nam – Thái Lan: Đơm hoa kết trái

Năm 2013, Việt Nam  là nước ASEAN đầu tiên và duy nhất đến nay nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược với Thái Lan. Hai bên đã ba lần tổ chức họp Nội các chung, gần đây nhất vào tháng 7/2015.

Có thể cho rằng, 40 năm quan hệ ngoại giao không chỉ đem đến những thành tựu chung mà còn là những thành công rất giá trị và đáng hoan nghênh.

Phát triển mọi lĩnh vực

Sự gần gũi giữa hai nước được thể hiện trên mọi bình diện quan hệ song phương.

Về an ninh-chính trị, Hoàng gia Thái Lan đã có nhiều chuyến thăm Việt Nam. Hai nước duy trì thường xuyên hoạt động trao đổi đoàn cấp cao. Quân đội hai nước hợp tác chặt chẽ và đã tiến hành 32 cuộc tuần tra chung trên biển.

Ngoài ra, các cơ quan hữu quan hai nước cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp chung.

ba tru cot cua quan he doi tac viet nam thai lan on dinh thinh vuong va ben vung
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai.

Về kinh tế, những tiến triển thời gian qua đã chứng minh hai nước không phải là đối thủ cạnh tranh mà là đối tác kinh tế, hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhau phát triển. Hai nước đều có nhu cầu xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng với nhau. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 509 triệu USD năm 1995 lên khoảng 13 tỷ USD năm 2015, và phấn đấu đạt 20 tỷ USD năm 2020. Tăng trưởng về thương mại trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều yếu kém cho thấy nền tảng quan hệ kinh tế vững mạnh giữa hai nước.

Việt Nam là một thị trường rộng lớn, tăng trưởng nhanh, đồng thời có lực lượng lao động mạnh. Việt Nam cũng là địa chỉ đầu tư quan trọng hàng đầu của Thái Lan với tiềm năng đa dạng trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, nông sản, chăn nuôi gia súc, phụ tùng ô tô, hàng tiêu dùng, bất động sản và dịch vụ. Tôi rất vui mừng trước việc trong 40 năm qua, các doanh nghiệp lớn của Thái Lan đã vào đầu tư tại Việt Nam và lớn mạnh cùng nền kinh tế Việt Nam. Năm 2015, Thái Lan đứng thứ 11 về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với trên 7,36 tỷ USD thông qua 415 dự án.

Quan hệ song phương còn được thể hiện rõ nét qua hoạt động giao lưu nhân dân. Số lượng người dân hai nước đi du lịch qua lại lẫn nhau tăng lên rõ rệt. Năm 2015, người Việt Nam và Thái Lan sang du lịch lẫn nhau lần lượt khoảng 750.000 lượt và hơn 210.000 lượt người.

ba tru cot cua quan he doi tac viet nam thai lan on dinh thinh vuong va ben vung
Chương trình Ngày hội Thái Lan 2015 do Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam tổ chức.

Một yếu tố quan trọng giữa hai nước là sự gần gũi và mối quan hệ gắn bó đặc biệt về mặt lịch sử, nhất là tại vùng I–sản của Thái Lan (nơi có đông đảo bộ phận người Thái gốc Việt sinh sống). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng sống tại tỉnh Nakhon Phanom trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau này, hai nước đã cùng nhau xây dựng ngôi làng hữu nghị Thái - Việt hay “Làng Bác Hồ” và khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nakhon Phanom, theo sáng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai bên đã thành lập Hội hữu nghị Thái – Việt và Hội hữu nghị Việt – Thái. Đây chính là cầu nối khối doanh nghiệp cũng như người dân hai nước, và quan trọng hơn, điều này giúp thúc đẩy việc dạy và học ngôn ngữ của nhau tại mỗi nước.

Mặc dù quan hệ song phương đang ở mức tốt nhất kể từ trước tới nay, nhưng chúng ta vẫn có thể phát triển để mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng lớn mạnh hơn nữa. Tôi cho rằng chúng ta cần phải thực hiện đồng thời trên cả ba trụ cột đó là “ổn định, thịnh vượng và bền vững”.

Địa phương hai nước cũng đẩy mạnh việc thiết lập quan hệ kết nghĩa, tổ chức các chương trình trao đổi thanh niên nhằm tăng cường hiểu biết. Đây được coi là nền tảng quan trọng cho quan hệ giao lưu nhân dân.

Năm 2015, hai bên đã ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao. Tới nay, hai Bộ đã có rất nhiều hoạt động chung như: mời cán bộ ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình Nhà lãnh đạo Ngoại giao do Bộ Ngoại giao Thái Lan tổ chức, dự án củng cố mạng lưới giữa cán bộ Ngoại giao hai nước và chương trình đào tạo phát triển tiềm năng cho nhân lực trong các lĩnh vực khác nhau.

Tốt nhất nhưng vẫn có thể tốt hơn

Mặc dù quan hệ song phương đang ở mức tốt nhất kể từ trước tới nay, nhưng chúng ta vẫn có thể phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng lớn mạnh hơn nữa trên cả ba trụ cột “ổn định, thịnh vượng và bền vững”.

Ổn định nghĩa là cả hai bên cần nhanh chóng loại bỏ những thách thức đang tồn tại, đặc biệt là vấn đề đánh bắt cá trái phép và lao động trái phép tại Thái Lan, bằng cách biến khủng hoảng thành cơ hội để vun đắp cho mối quan hệ ngày càng ổn định. Tôi rất vui mừng khi thấy cả hai bên đều đang tích cực tháo gỡ những vướng mắc này.

ba tru cot cua quan he doi tac viet nam thai lan on dinh thinh vuong va ben vung
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Thái Lan Thanasak Patimaprigorn ký kết văn kiện hợp tác giữa hai Bộ?Ngoại giao tại kỳ họp song phương lần 2. (Ảnh: Minh Châu/TG&VN).

Về lĩnh vực đánh bắt hải sản, hai bên đang thành lập đoàn công tác chung để giải quyết tình trạng đánh bắt vi phạm chủ quyền lãnh hải. Thái Lan đang chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng các rặng san hô nhân tạo cho tỉnh Cà Mau và Kiên Giang của Việt Nam để cải tạo nguồn tài nguyên biển nhằm đáp ứng đủ nhu cầu đánh bắt cũng như tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân địa phương.

Về hợp tác lao động, dự kiến Thái Lan sẽ sớm tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Thái Lan một cách hợp pháp theo Thỏa thuận phái cử lao động mà hai bên đã ký vào tháng 7/2015. Điều này sẽ giúp giải quyết tình trạng lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Thái Lan về lâu dài.

Ngoài ra, tôi cho rằng chúng ta cần mở rộng hợp tác trong việc trao đổi thông tin tình báo nhằm ngăn chặn và phá các đường dây phạm pháp như buôn bán ma túy, buôn gỗ lậu, buôn bán người và bao gồm cả âm mưu khủng bố. Hai nước đã có khung hợp tác trong các lĩnh vực này. Việc cần nhanh chóng thực hiện là phải làm sao để cán bộ, nhân viên của cả hai phía nhận thức được tầm quan trọng của việc gạt bỏ những nghi ngại lẫn nhau và tăng cường hợp tác một cách thiết thực.

Gặt hái lợi ích tối đa

Mặc dù tiềm năng và sự lớn mạnh của nền kinh tế Thái Lan và Việt Nam đã giúp làm gia tăng giá trị của quan hệ kinh tế giữa hai bên, chúng ta vẫn cần phải tìm cách tăng cường hơn nữa các giá trị trên nhằm gặt hái lợi ích tối đa từ các cơ hội chúng ta đang có.

Một trong những trọng tâm đó là phát triển kết nối giao thông vận tải nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch. Thái Lan hy vọng hai nước có thể nhanh chóng đưa tuyến xe khách đi qua Lào và tuyến tàu khách theo đường biển qua Campuchia đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

ba tru cot cua quan he doi tac viet nam thai lan on dinh thinh vuong va ben vung

Đồng thời, tôi cho rằng chúng ta cần phải sử dụng những cơ chế sẵn có để có thể thực sự thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ hợp tác cũng như không ngừng đưa ra những sáng kiến tích cực mới. Về phía Thái Lan, chúng tôi đang nỗ lực củng cố Hội đồng Doanh nghiệp Thái Lan – Việt Nam với mục tiêu nâng cấp quan hệ hợp tác giữa khối doanh nghiệp hai nước ngày càng thực chất và sâu sắc hơn, đồng thời phối hợp với phía Việt Nam trong việc thiết lập cơ chế đối thoại giữa Chính phủ và Doanh nghiệp nhằm xúc tiến và bảo hộ đầu tư tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Bangkok.

Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng, là thành viên khối ASEAN, đồng thời cũng là thành viên của nhiều khung hợp tác khác trong đó có Thái Lan. Việt Nam là thị trường của hàng hóa Thái Lan, là địa chỉ đầu tư và sắp tới sẽ là thị trường nguồn lao động của Thái Lan. Điều này phù hợp với các lợi ích của phía Việt Nam. Việc Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp định TPP khiến Việt Nam cần phải điều chỉnh để quốc tế hóa các quy định pháp luật về  kinh tế. Do đó, cả khối nhà nước và doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để cùng nhau xúc tiến quan hệ hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực như bất động sản, xem xét để đầu tư vào thị trường bất động sản của nhau, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại của Thái Lan và Việt Nam có thể lập các chi nhánh tại thị trường của nhau nhiều hơn, giảm thiểu các thủ tục trong việc cấp phép làm việc, đăng ký đầu tư đối với các doanh nghiệp cũng như việc điều chỉnh để chuẩn hóa các quy định về đầu tư…

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Thái Lan tăng từ 509 triệu USD năm 1995 lên khoảng 13 tỷ USD năm 2015, và phấn đấu đạt 20 tỷ USD năm 2020. Năm 2015, Thái Lan đứng thứ 11 về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với trên 7,36 tỷ USD thông qua 415 dự án. Số khách du lịch hai nước qua lại lẫn nhau cũng tăng lên rõ rệt. Năm 2015, người Việt Nam và Thái Lan sang du lịch lẫn nhau lần lượt khoảng 750.000 lượt và hơn 210.000 lượt người.

Ngoài ra, hai phía còn có rất nhiều các lợi ích chung như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích sử dụng tiền địa phương trong các giao dịch tài chính với nhau và  duy trì sự ổn định của mặt hàng mủ cao su trên thị trường quốc tế. Thái Lan mong muốn Việt Nam tham gia vào Hội đồng cao su quốc tế ba bên mà hiện nay đang có Thái Lan, Malaysia và Indonesia là thành viên.

Vai trò của người dân và địa phương

Với việc xác định người dân,  mà đặc biệt là tầng lớp thanh niên, là nền tảng quan trọng của mối quan hệ song phương nên để mối quan hệ được bền vững, cần thì nhất thiết phải có sự tham gia một cách thực sự của địa phương và người dân. Chúng ta nên nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao này để khởi đầu cho việc đẩy mạnh sự tham gia của các bên nói trên.

Có thể khởi đầu bằng việc hỗ trợ để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch một cách thiết thực giữa các địa phương kết nghĩa của Thái Lan và Việt Nam (hiện có 14 cặp và đang chuẩn bị có thêm nhiều cặp địa phương kết nghĩa mới), đồng thời nên khuyến khích khối trường học và các cơ sở giáo dục thực hiện kết nghĩa. Thực hiện thành công nội dung trên sẽ góp phần mở ra một trang sử mới trong quan hệ hai nước.

Thái Lan sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam một cách tích cực và tin tưởng vào sự quyết tâm của Việt Nam nhằm làm cho quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng trong thời gian tới. Với tình cảm hữu nghị gần gũi và lâu dài, sự tin tưởng, tiềm năng kinh tế của hai nước có sự tương hỗ lẫn nhau và sự tương đồng về mặt xã hội cũng như quan hệ chặt chẽ giữa người dân và với một quyết tâm thực sự, tôi tin tưởng rằng, quan hệ Thái Lan và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển khi bước sang thập kỷ thứ 5 vì lợi ích của nhân dân, đất nước cũng như vì lợi ích chung của khu vực và của toàn thế giới.

ba tru cot cua quan he doi tac viet nam thai lan on dinh thinh vuong va ben vung Việt Nam – Thái Lan hợp tác điều trị ung thư

Ngày 21/10, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã kết hợp Bệnh viện BNH Thái Lan tổ chứcLễ ký kết hợp tác ...

ba tru cot cua quan he doi tac viet nam thai lan on dinh thinh vuong va ben vung Việt Nam – Thái Lan: Bước đột phá trong hợp tác di sản

Năm ngày (từ 7-11/9) ở Thái Lan của đoàn chuyên gia di sản Việt Nam do Đại sứ Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn ...

ba tru cot cua quan he doi tac viet nam thai lan on dinh thinh vuong va ben vung Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan

Tối 23/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt ...