TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc tiếp tục dùng đậu tương để thể hiện thiện chí với Mỹ | |
40 năm cải cách và mở cửa tại Trung Quốc: Cần thêm một cuộc cách mạng |
Dư luận quan tâm nhiều nhất đến ba vấn đề, đó là chính sách tiền tệ tài chính, mở rộng cửa thị trường và thúc đẩy nhu cầu trong nước.
“Cầu tiến trong ổn định” và “nắm chắc thời cơ”
Tính đến năm 2018, Trung Quốc đã liên tiếp tám năm thực thi chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ ổn định. Từ tình hình kinh tế hiện nay và quan điểm của Bắc Kinh cho thấy năm 2019, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục thực hiện tổ hợp chính sách này.
Theo China Daily, Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra ngày 13/12 cũng đã tiết lộ thông tin trên. Hội nghị nhiều lần nhấn mạnh đến “ổn định”, đề xuất kiên trì quan điểm “cầu tiến trong ổn định”, chú trọng “nắm chắc thời cơ” và duy trì ổn định chính sách vĩ mô.
Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc ngày Hội nghị tổng kết 40 năm Trung Quốc thực thi đường lối cải cách và mở cửa, ngày 18/12/2018. (Nguồn: THX) |
Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng giao thông Trung Quốc, Liên Bình dự báo trong năm 2019 mục tiêu quan trọng trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc là duy trì sự ổn định và nới lỏng định hướng sẽ là phương hướng của công cụ chính sách tiền tệ.
Ông Thẩm Kiến Quang, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Kinh Đông (JD Finance) cho rằng, năm 2019 chính sách tài chính của Trung Quốc sẽ tích cực hơn, việc giảm thuế và thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ trở thành trọng điểm.
Trong thời gian diễn ra Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần đầu tiên tại Thượng Hải tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã cam kết một loạt biện pháp mở cửa mới. Hội nghị Bộ chính trị trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cũng nêu rõ phải nhanh chóng cải cách thể chế kinh tế, thúc đẩy mở cửa đối ngoại toàn diện.
Tuy nhiên, làm thế nào để các biện pháp mở cửa được nhanh chóng thực hiện, làm sao thể hiện được “toàn diện” vẫn là câu hỏi mà Hội nghị công tác kinh tế trung ương năm 2018 cần đưa ra lời đáp.
Trước đó, ông Thẩm Kiến Quang dự đoán Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương lần này sẽ nhấn mạnh đến việc đối xử bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp theo mọi chế độ sở hữu, đồng thời đề cập nhiều hơn đến phương diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhằm giảm bớt sự lo ngại của dư luận bên ngoài, xốc lại lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.
Trương Mạt Nam, nhà nghiên cứu tại Trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc cho biết, hiện nay chủ nghĩa bảo hộ quốc tế đang có xu thế gia tăng, sức ép kinh tế trong nước đi xuống ngày càng lớn, Trung Quốc có thể đẩy nhanh thực thi các biện pháp cải cách mở cửa đã cam kết để lấy lại niềm tin thị trường.
Điều đáng chú ý là Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đề xuất phải “nắm chắc tiết tấu và mức độ”, có thể thấy việc Trung Quốc mở rộng cửa vẫn sẽ đi theo “nhịp bước” của nước này. Ngoài ra, Hội nghị cũng đã lần đầu tiên đề xuất phải “thúc đẩy hình thành thị trường nội địa mạnh”. Thế nhưng, trước tình hình tốc độ tăng trưởng tiêu dùng sụt giảm hiện nay, muốn thực hiện được mục tiêu này cũng không phải là chuyện dễ.
Phó hiệu trưởng trường Đại học Nhân dân Trung Quốc Lưu Nguyên Xuân cho biết, trong điều kiện thuận lợi như chính sách thúc đẩy tiêu dùng và chính sách dân sinh liên tục được ban hành, xu hướng sụt giảm tốc độ tăng trưởng tiêu dùng năm 2019 hứa hẹn sẽ bớt đi, nhưng các vấn đề như khoảng cách phân phối thu nhập… sẽ vẫn tồn tại.
Chưa đủ “chắp cánh” cho nền kinh tế
Trong bài viết “Tăng trưởng: Chờ đợi các biện pháp của Trung Quốc”, báo Pháp Les Echos cuối tuần qua nhận định cuộc chiến thương mại đang khiến Trung Quốc thiệt hại nặng nề hơn. Theo các nhà kinh tế thuộc Công ty quản lý tài sản Candriam, nếu cuộc chiến thuế quan bước sang giai đoạn ba (tăng 25% thuế đối với 267 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc), Bắc Kinh có thể mất đến 1,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2019, trong khi Mỹ nhiều nhất chỉ thiệt hại 0,2-0,3% GDP.
Nếu cuộc chiến thuế quan bước sang giai đoạn ba (tăng 25% thuế đối với 267 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc), Bắc Kinh có thể mất đến 1,2% GDP năm 2019. (Nguồn: Asianinvestor) |
Trước những diễn biến xấu và thiệt hại ngoài dự tính từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, giới quan sát đánh giá Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc thường niên năm 2018 có ý nghĩa quan trọng để Chính phủ Trung Quốc điều chỉnh và đề ra các đối sách trong năm tới.
Tờ South China Morning Post đưa tin các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc đã thảo luận các biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng. Các biện pháp do Chính phủ Trung Quốc triển khai tới thời điểm này vẫn chưa đủ “chắp cánh” cho nền kinh tế.
Kể từ khi bị cuốn vào cuộc thương chiến với Mỹ, kinh tế Trung Quốc dường như đã “giảm tốc” thấy rõ. Trong Quí III vừa qua, tăng trưởng của nền kinh tế số 2 thế giới chỉ còn 6,5%, mức thấp nhất trong vòng 1 thập kỷ, trong khi các chỉ số quan trọng khác cũng dự báo đà sụt giảm sẽ tiếp tục duy trì trong Quí IV/2018. Giới phân tích dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ “ngấm đòn” nặng nhất trong 6 tháng đầu năm 2019 khi các biểu thuế bổ sung của Mỹ có hiệu lực toàn phần. Bên cạnh đó, chủ trương tăng chi tiêu và cắt giảm thuế sẽ tiếp tục được thúc đẩy.
Trước thềm Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc cuối tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố, Trung Quốc nỗ lực phát triển “một thị trường nội địa mạnh” như là một hướng đi nhằm bù đắp cho các bất ổn từ bên ngoài trong năm tới. Tuyên bố này được nhận định đã nêu bật quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc, giảm thiểu tác động của căng thẳng thương mại đối với chương trình nghị sự trong nước của nước này.
WB: Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhận định, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể ... |
“Made in China 2025” không quá đáng sợ Theo Bloomberg, Bắc Kinh đang xem xét việc trì hoãn các mục tiêu trong chương trình “Made in China 2025” của họ. Với chương trình ... |
Trước quan ngại ngày càng tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình nói Trung Quốc không tìm cách bá quyền Ngày 18/12 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này sẽ không bao giờ theo đuổi quyền bá chủ. |