Nhỏ Bình thường Lớn

Bắc Băng Dương đang đối mặt quá trình axit hóa nghiêm trọng

Một nghiên cứu mới cho biết, quá trình axit hóa ở Bắc Băng Dương hiện đang diễn ra với tốc độ cao gấp 3 đến 4 lần so với các đại dương khác - nguyên nhân là do biến đổi khí hậu.
Bắc Băng Dương đang bị axit hóa nghiêm trọng
Các khối băng trôi nổi trên Bắc Băng Dương đang bị tan chảy, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. (Nguồn: Indiatimes.com)

Nghiên cứu này được nhà khoa học Wei-Jun Cai từ Đại học Delaware (Mỹ) và giáo sư Liqi Chen tại Viện Hải dương học Trung Quốc thực hiện. Nghiên cứu tập trung vào tác động của sự axit hóa đối với hệ sinh thái của vùng Bắc Cực, dựa trên các số liệu được thu thập từ năm 1994 đến năm 2020.

Theo nghiên cứu, tốc độ axit hóa của Bắc Băng Dương có liên quan tới tốc độ tan chảy các vùng băng trên biển, do biến đổi khí hậu gây ra.

Thông thường, vùng biển Bắc Băng Dương đóng băng, có những thời điểm lên tới hơn 15 triệu km2. Nhưng hình ảnh vệ tinh ghi nhận gần đây cho thấy diện tích băng đã giảm xuống, hiện chỉ còn bao phủ 3,74 triệu km2 ở Bắc Băng Dương.

Trong khi đó, axit hóa đại dương là hiện tượng vẫn đang diễn ra, khi nước tại các vùng biển hấp thụ khí thải carbon dioxide (CO2) từ hoạt động của con người thải ra khí quyển. Axit hóa đại dương là hiện tượng giảm nồng độ pH liên tục trong các đại dương trên Trái Đất. Giữa năm 1751 và 1994, độ pH ở bề mặt đại dương được ước tính đã giảm từ khoảng 8.25 đến 8.14, tương ứng với việc tăng gần 30% nồng độ axit trong các đại dương trên thế giới.

Quá trình axit hóa bị đẩy nhanh hơn do các khối băng trên Bắc Băng Dương đang tan chảy nhanh chóng. Do đó, mặt nước biển được tiếp xúc nhiều hơn với bầu khí quyển, dễ dàng hấp thụ CO2 trong không khí, đây là một tác nhân gây ra sự axit hóa mạnh mẽ.

Các nhà khoa học lo ngại, nếu các khối băng tiếp tục tan chảy với tốc độ hiện tại, quá trình axit hóa đại dương sẽ trở nên tồi tệ hơn trong vài thập kỷ tới. Nó sẽ còn tồi tệ hơn cho đến khi không còn vùng băng nào trên Bắc Băng Dương nữa.

Khi CO2 được hòa tan trong nước biển, làm giảm mức độ pH của đại dương, có nghĩa là nước biển trở nên có tính axit hơn và gây hại cho các sinh vật nhạy cảm với độ axit. Đồng thời, các rạn san hô cũng sẽ bị diệt vong khi đối mặt với quá trình axit hóa như vậy.

Các nhà khoa học tin rằng sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái Đất thời cổ đại (được gọi là Đại tuyệt chủng) xảy ra do quá trình axit hóa đại dương. Khi các vùng nước trở nên độc hại, khả năng các sinh vật sống sót trong đó sẽ rất thấp.

Điều nguy hiểm hơn nữa, một khi Bắc Băng Dương trở nên có tính axit, ảnh hưởng của nó sẽ lan ra cả Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Loài cá mang 'điềm xấu' được tìm thấy ở vùng biển Mexico

Loài cá mang 'điềm xấu' được tìm thấy ở vùng biển Mexico

Loài cá mái chèo (oarfish) - một loài cá biển bí ẩn thường chỉ xuất hiện khi có động đất ngầm dưới đáy biển nên ...

Báo Mỹ đánh giá sức mạnh vũ khí hạt nhân của Nga

Báo Mỹ đánh giá sức mạnh vũ khí hạt nhân của Nga

Nga và Mỹ cùng sở hữu khoảng 90% vũ khí hạt nhân chiến lược trên thế giới, theo báo The Washington Post.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo làm 'sống lại' các thần tượng đã qua đời

Sử dụng trí tuệ nhân tạo làm 'sống lại' các thần tượng đã qua đời

Một nghệ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung những người nổi tiếng đã qua đời sẽ trông ...

NASA: Tàu vũ trụ DART đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos 'đúng kế hoạch'

NASA: Tàu vũ trụ DART đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos 'đúng kế hoạch'

Theo NASA, tàu vũ trụ DART đâm trực diện vào tiểu hành tinh Dimorphos vào 6h14 ngày 27/9 theo đúng kế hoạch.

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu chật vật tìm hướng đi

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu chật vật tìm hướng đi

Các quốc gia châu Âu đang vất vả tìm nguồn năng lượng thay thế để ứng phó khi Nga cắt giảm nguồn khí đốt.

(theo Indiatimes.com)