Bắc Cực: Đấu trường so găng giữa 'Gấu và Đại bàng'

Bích Hạnh
Theo nhà bình luận Trần Khải của tờ Liên hợp buổi sáng, tranh chấp về mặt lợi ích giữa Nga và Mỹ, hay “Gấu và Đại bàng”, ở Bắc Cực đã khiến khu vực này trở thành đấu trường cạnh tranh toàn diện giữa hai cường quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bắc Cực: Đấu trường đọ sức giữa “Gấu và Đại bàng”
Bắc Cực đang trở thành đấu trường đọ sức giữa "Gấu" Nga và "Đại bàng" Mỹ. (Nguồn: Pinterest)

Tham vọng của “Đại bàng đầu trắng”

Mỹ vốn không phải là quốc gia Bắc Cực, nhưng có quan hệ sâu xa với Bắc Cực.

Tháng 6/1782, khi vẫn đang chìm trong chiến tranh giành độc lập, Mỹ lấy Đại bàng đầu trắng làm biểu tượng quốc gia. Đại bàng đầu trắng chỉ có hai phân loài, một trong số đó là phân loài Alaska.

Tháng 3/1867, Mỹ đã mua vùng đất Alaska có diện tích gần 1,7 triệu km2 từ Sa Hoàng Nga với giá 2 xu/mẫu Anh. Từ đó, Mỹ chính thức trở thành quốc gia Bắc Cực.

Hiện tại, trên cơ sở khẳng định nhận thức của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Trung Quốc và Nga, cũng như nhận định tình hình địa chính trị Bắc Cực, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã vạch ra lộ trình cụ thể về chính sách Bắc Cực, từ xác định “đối thủ cạnh tranh”, bao gồm Trung Quốc và Nga, chuyển sang làm thế nào ứng phó với “đối thủ cạnh tranh”.

Nội dung cụ thể chủ yếu được thể hiện ở phần Bắc Cực trong chiến lược ngoại giao khu vực của “Đạo luật cạnh tranh chiến lược năm 2021”, cũng như văn kiện “Giành lại ưu thế Bắc Cực” do quân đội Mỹ công bố.

“Đạo luật cạnh tranh chiến lược năm 2021” xác định khung chính sách trên các phương diện kinh tế, ngoại giao, an ninh, tìm cách thiết lập cơ chế “quản trị đóng” có lợi cho Mỹ nhằm định hình lại sự thống trị của Washington ở Bắc Cực, đẩy lùi cái gọi là “bành trướng sức ảnh hưởng chính trị, kinh tế, quân sự” của Trung Quốc ở khu vực này.

Trong khi đó, văn kiện “Giành lại ưu thế Bắc Cực” lại thể hiện tham vọng quân sự của quân đội Mỹ trong việc thống trị khu vực này: Mỹ không chỉ muốn bảo vệ an ninh và tự do hàng hải của vùng lãnh thổ Bắc Cực, mà còn muốn tăng cường đầu tư sức mạnh quân sự để phòng ngừa sự răn đe quân sự của Nga.

Sáng kiến B3W:

Sáng kiến B3W: 'Chung chí hướng' mới có thể ‘xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn’

"Gấu Bắc Cực" có đủ cách ứng phó?

Về vấn đề Bắc Cực, Nga đối diện với nhiệm vụ kép là an ninh và phát triển. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga gặp khó khăn về đối nội lẫn đối ngoại, nên các hoạt động ở Bắc Cực được cho là rơi vào trạng thái “ngủ đông”.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2013 và vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea khiến Moscow lao đao.

Cùng với việc Trái Đất ấm lên, Bắc Cực dần trở thành niềm hy vọng phá thế bao vây của Nga.

Về vấn đề chủ quyền Bắc Cực, thái độ của Tổng thống Putin rất cứng rắn: Vài thế kỷ trở lại đây, chủ quyền của Bắc Cực luôn thuộc về Nga. Bắc Cực là một bộ phận không thể tách rời của Nga, và về sau cũng sẽ như vậy.

Từ năm 2008 đến nay, Nga lần lượt ban hành ba quy hoạch phát triển tổng hợp và một quy hoạch phát triển chiến lược. Trong đó, “Chính sách cơ bản của quốc gia Bắc Cực Liên bang Nga trước năm 2035” được ban hành vào tháng 3/2020 đã miêu tả một cách hệ thống mục tiêu, điểm kết nối và lộ trình phát triển ở khu vực Bắc Cực của Nga, nhấn mạnh tính hiệu quả của việc thực thi chính sách an ninh và tính bức thiết của phát triển kinh tế.

Tin liên quan
Trung Quốc-Nga xích lại gần thêm nữa, Mỹ và đồng minh chia sẻ mối quan ngại Trung Quốc-Nga xích lại gần thêm nữa, Mỹ và đồng minh chia sẻ mối quan ngại

Về mặt an ninh, “Gấu Bắc Cực” là “nhà bảo vệ” địa cực tuyệt đối. Đọ sức chính trị địa cực và sự lan tỏa của các vấn đề quốc tế buộc Nga phải đáp trả.

Theo quy hoạch “Chính sách cơ bản của quốc gia Bắc Cực Liên bang Nga trước năm 2035”, khu vực Bắc Cực sẽ hoàn toàn được đưa vào trong chiến lược hàng hải và quân sự của Nga.

Ngày 1/1/2021, Hạm đội Phương Bắc có phạm vi hoạt động bao phủ vùng Bắc Cực được nâng cấp thành “Chiến khu thứ năm”. Đồng thời, Nga gấp rút hiện đại hóa lực lượng quân sự để ứng phó với các hoạt động quân sự dồn dập của các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Về mặt hợp tác, Nga mời gọi nhà đầu tư các nước tham gia “bữa tiệc kinh tế”, bao gồm tài khai thác khuyên khoáng sản, phát triển các tuyến đường biển, bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 khiến cho kinh tế thế giới bị thương tổn. Triển vọng phát triển của “tuyến đường biển phương Bắc” của Nga e rằng phải đặt dấu hỏi lớn.

Gấu Bắc Cực xem ra hùng dũng và thiện chiến, nhưng đã có dấu hiệu xuống sức. Trong bối cảnh địa cực “nóng lên”, Gấu Bắc Cực buộc phải dốc sức chiến đấu hết mình.

Chương mới cho cuộc so găng ở Bắc Cực

Hiện tại cũng như tương lai, Mỹ và Nga thể hiện rõ xu thế “hợp tác hạn chế, xung đột tiềm tàng và cạnh tranh toàn diện” về vấn đề Bắc Cực.

Đầu tiên là hợp tác hạn chế. Trước đây, Nga đã xác định 4 lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong thời gian đảm nhận cương vị nước Chủ tịch Hội đồng Bắc Cực bao gồm: cư dân Bắc Cực, môi trường khí hậu Bắc Cực, phát triển kinh tế xã hội, và phát huy vai trò nền tảng của Hội đồng.

Sau khi ông Joe Biden lên cầm quyền, Mỹ quay trở lại “Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”. Về vấn đề môi trường và khí hậu ở Bắc Cực, hai bên vẫn còn dư địa hợp tác và xây dựng đồng thuận.

Bên cạnh đó, “thù mới hận cũ” khiến hai bên không thể buông bỏ “ân oán”.

Về vấn đề Bắc Cực, Mỹ đưa ra củ cà rốt và cây gậy: Một mặt tiến hành tiếp xúc, tìm cách xóa bỏ hoài nghi của Nga, mặt khác lại triệu tập các thành viên khác của Hội đồng Bắc Cực, phản đối quy tắc hàng hải của “tuyến đường biển phương Bắc” do Nga chỉ định, tìm cách định hình cục diện địa chính trị Bắc Cực hoàn toàn mới, lấy Mỹ là hạt nhân.

Tuy nhiên, Bắc Cực là linh dược để Nga thay đổi quyền lực hàng hải và hồi sinh, do đó “Gấu Bắc Cực” không thể dâng cho “Đại bàng”.

Tin liên quan
Mục đích của Mỹ tại Hội nghị Ngoại trưởng G20: Bao vây Trung Quốc Mục đích của Mỹ tại Hội nghị Ngoại trưởng G20: Bao vây Trung Quốc 'bốn bề'?

Thứ hai là xung đột tiềm tàng. Về vấn đề quân sự hóa Bắc Cực, Mỹ và Nga đều biểu hiện “lấy đàm phán thúc đẩy hòa hoãn”, tránh “chiến tranh nóng”.

Trước khi diễn ra hội nghị Hội đồng Bắc Cực, Mỹ không trừng phạt dự án đường ống khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga và Đức để xoa dịu quan hệ song phương.

Sau hội nghị, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kiến nghị khôi phục hội nghị Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang các nước Hội đồng Bắc Cực đã bị gián đoạn 7 năm, cũng như tổ chức hội nghị nguyên thủ các nước thành viên Hội đồng Bắc Cực, từ đó hạ thấp rủi ro quân sự của khu vực này.

Tuy nhiên, việc NATO phô trương sức mạnh ở Bắc Cực đã khơi dậy sự cảnh giác của Nga. Để thực hiện mục tiêu cân bằng sức mạnh và thậm chí chiếm ưu thế ở Bắc Cực, Mỹ liên tục tăng cường triển khai quân sự ở Bắc Âu, biển Baltic và Alaska.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov rất tức giận đối với Na Uy khi nước này sửa đổi luật đồn trú quân đội nước ngoài, bật đèn xanh cho quân đội Mỹ triển khai ở Bắc Âu.

Cùng với tranh chấp ngày càng kịch liệt của Mỹ và Nga ở Bắc Cực, không loại trừ khả năng xảy ra đối đầu giữa hai bên.

Sau cùng là cạnh tranh toàn diện. Đối với hai cường quốc hạt nhân, “chiến tranh nóng” đồng nghĩa với hậu quả khó lường, do đó cạnh tranh sẽ là mạch chính ở Bắc Cực, thậm chí là trên phạm vi toàn cầu.

Hiện nay, chính quyền của Tổng thống Joe Biden bắt tay thu hẹp chiến lược, rút quân khỏi Afghanistan để tập trung “hỏa lực” ứng phó với Trung Quốc và Nga.

Bắc Cực có địa vị chiến lược đặc biệt, yêu cầu lợi ích giữa “Gấu và Đại bàng” ở Bắc Cực khó điều hòa, cộng thêm sự vào cuộc của đối tác hai bên, tranh chấp lợi ích phức tạp khiến cho Bắc Cực trở thành đấu trường cạnh tranh toàn diện.

Vấn đề Bắc Cực chắc chắn là chiến trường đọ sức tranh giành lợi ích của các bên. Thế giới sẽ đón nhận sự thay đổi lớn, cuộc đọ sức ở Bắc Cực có thể mở ra một chương mới.

TIN LIÊN QUAN
Nga tăng hiện diện quân sự, Bắc Cực sẽ trở thành điểm nóng?
Nga điều máy bay ném bom đến Bắc Cực 'dằn mặt' NATO
Vì sao Nga lại điều máy bay ném bom đến Bắc Cực?
'Sức nóng' từ tham vọng địa chính trị khiến Bắc Cực 'tan băng'
Đua tranh ở Bắc Cực hứa hẹn cuộc 'chạm trán' nảy lửa Nga-Mỹ
(theo Liên hợp buổi sáng)

Đọc thêm

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3 - xổ số Vietlott Mega 29/3. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 29/3/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 29/3/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ...
XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3 - kết quả xổ số ngày 29 tháng 3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xo so mien nam. SXMN ...
XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 29/3/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 29/3 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 29/3/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. kết quả xổ số Bình Dương ngày 29 tháng ...
XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp xổ số miền Trung 29/3/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động