'Bãi mìn địa chính trị' đe dọa hợp tác khí hậu Mỹ-Trung

Thái Bình
Bất chấp sự cạnh tranh gay gắt, Mỹ và Trung Quốc gần đây đã phát đi những tín hiệu đúng đắn liên quan đến sự hợp tác tiềm năng trong việc đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Bãi mìn địa chính trị' đe dọa hợp tác khí hậu Mỹ-Trung
Dù Trung Quốc và Mỹ đã có những bước tiến trong hợp tác khí hậu nhưng con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai. (Nguồn: Gulf News)

Mối quan tâm chung

Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp hồi giữa tháng 4 giữa Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Giải Chấn Hoa cho thấy hai chính phủ có thể đang cố gắng tận dụng sự hợp tác về chính sách khí hậu để ngăn mối quan hệ của họ trở nên ngày càng căng thẳng.

Nhưng con đường phía trước “rải đầy mìn địa chính trị”.

Không khó hiểu tại sao Mỹ và Trung Quốc lại hành xử có trách nhiệm vào thời điểm hiện tại. Cả hai nước đều coi biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu và có lợi ích hợp tác mạnh mẽ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều hiểu rằng thái độ ngoan cố hoặc hành vi cản trở, trì hoãn tiến trình giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ khiến họ phải trả giá đắt về mặt dư luận quốc tế.

Trong Chiến tranh Lạnh, cuộc đấu tranh ý thức hệ đã chia cắt thế giới và gắn kết các liên minh. Nhưng trong thập kỷ tới, chỉ riêng ý thức hệ cũng khó có thể thu phục được nhiều bạn bè của Mỹ và Trung Quốc.

Trên thực tế, Trung Quốc không còn theo đuổi ý thức hệ thực sự nào nữa, trong khi sự phân cực chính trị và chủ nghĩa Trump đã làm lu mờ hào quang của nước Mỹ.

Thay vào đó, khi biến đổi khí hậu đe dọa sự tồn vong của nhân loại, năng lực lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ định hình các liên minh quốc tế.

Những "hòn đá tảng"

Biến các cam kết khoa trương về khí hậu thành hành động sẽ khiến cả hai quốc gia này gặp nhiều thử thách trong những năm tới.

Chẳng hạn, ngay sau Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu gần đây giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với các nhà lãnh đạo thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã ám chỉ rằng sự hợp tác Trung-Mỹ (trong vấn đề khí hậu) sẽ phụ thuộc vào việc liệu Washington có “can thiệp vào công việc nội bộ của Bắc Kinh” hay không.

Trong khi Trung Quốc coi Tây Tạng, Tân Cương, Hong Kong và quan trọng nhất là Đài Loan là “công việc nội bộ”, ông Kerry lại tuyên bố rõ rằng Mỹ sẽ không nhượng bộ những vấn đề này để đổi lấy hợp tác với Trung Quốc về chống biến đổi khí hậu.

Tin liên quan
Mỹ-Trung khởi động cuộc đọ sức 10 năm trên lĩnh vực khí hậu Mỹ-Trung khởi động cuộc đọ sức 10 năm trên lĩnh vực khí hậu

Nếu Bắc Kinh hoặc Washington không xuống thang lập trường của mình, căng thẳng Mỹ-Trung sẽ tiếp tục leo thang đối với những vấn đề “nóng” này và có thể gây nguy hiểm cho các nỗ lực hợp tác song phương về vấn đề biến đổi khí hậu.

Bên cạnh khó khăn trong việc tách các xung đột song phương khỏi các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, hiện vẫn chưa rõ Mỹ và Trung Quốc có thể cung cấp những gì và hợp tác về khí hậu ở mức độ nào.

Tuyên bố chung ngắn gọn Mỹ-Trung chỉ nêu một số chi tiết cụ thể và với lý do chính đáng. Do thiếu lòng tin nên không quốc gia nào sẵn sàng đưa ra các cam kết ràng buộc.

Hợp tác song phương về biến đổi khí hậu sẽ có nhiều biến động. Sự bất ổn bắt nguồn từ xung đột tổng thể của quan hệ Mỹ-Trung, với căng thẳng gia tăng chắc chắn gây thiệt hại cho các nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Sự ngờ vực và thù địch lẫn nhau cũng sẽ ngăn cản hai bên có những bước tiến lớn và khiến họ xúc tiến các cuộc mặc cả khó khăn. Chỉ những biện pháp ít ảnh hưởng hơn mới có thể thử nghiệm lòng tin và tạo đủ thiện chí để duy trì sự hợp tác.

Cần sự kiềm chế của đôi bên

Do thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác tốt hơn bằng cách kiềm chế các hành động nhất định, thay vì tích cực cố gắng đạt được mọi thứ.

Điều cấp thiết đầu tiên là tránh liên kết vấn đề hợp tác khí hậu với các khía cạnh xung đột nhất của mối quan hệ song phương, chẳng hạn như nhân quyền, thương mại và an ninh.

Việc thực hiện các biện pháp kiềm chế như vậy sẽ đòi hỏi từ Trung Quốc nhiều hơn là Mỹ, vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng tin rằng vấn đề khí hậu mang lại cho họ đòn bẩy quan trọng đối với các chính sách của Tổng thống Biden trong các lĩnh vực khác.

Tâm lý chống Trung Quốc mạnh mẽ trong cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ đang khiến ông Biden không có nhiều cơ hội, và sự thiếu kiên định của Bắc Kinh có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu về biến đổi khí hậu.

Việc kiềm chế mong muốn “ghi điểm” bằng cách công kích lập trường của nhau trong các cuộc đàm phán đa phương về khí hậu sắp tới cũng sẽ giúp Mỹ và Trung Quốc hợp tác hiệu quả.

Đối với các vấn đề cụ thể như mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và đóng góp tài chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nền kinh tế đang phát triển, mỗi quốc gia cần đưa ra những phản biện trên cơ sở khoa học, kinh tế và đạo đức đúng đắn.

Quan trọng hơn, cùng với việc chỉ trích, hai bên nên đưa ra những lựa chọn thay thế mà bên thứ ba cho là hợp lý, thực tế và mang lại lợi ích.

Ngoại giao khí hậu - khi Mỹ và Trung Quốc cùng

Ngoại giao khí hậu - khi Mỹ và Trung Quốc cùng 'so găng'

Có lẽ không thực tế khi nói về sự hợp tác tích cực Mỹ-Trung trong lĩnh vực năng lượng sạch khi mà hai nước đang tiến hành một cuộc chiến tranh công nghệ.

Tuy nhiên, mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí trong tuyên bố chung gần đây rằng chỉ thảo luận chứ không cam kết hợp tác về công nghệ xanh, họ vẫn có thể tìm ra cách để tách những đổi mới đó khỏi cuộc cạnh tranh chiến lược rộng lớn hơn giữa hai bên.

Cụ thể, Mỹ và Trung Quốc nên tìm cách giảm thiểu thiệt hại khi cân nhắc các chính sách có vẻ cần thiết để duy trì lợi thế cạnh tranh, nhưng có thể cản trở sự phát triển và áp dụng công nghệ xanh.

Thế giới thực sự cần Mỹ và Trung Quốc hợp tác về biến đổi khí hậu, nhưng cũng không nên nuôi dưỡng bất kỳ ảo tưởng nào. Điều tốt nhất có thể hy vọng là hai siêu cường đủ ý thức trách nhiệm để tránh gây nguy hiểm cho sự tồn vong của nhân loại khi họ tranh giành lợi thế địa chính trị.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ và Trung Quốc gấp rút hợp tác ngăn chặn biến đổi khí hậu
Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc là 'thử thách địa chính trị lớn nhất' trong thế kỷ, Washington sẵn sàng đối đầu khi cần
Liên hợp quốc hoan nghênh Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
'Chính trị bản sắc' làm trầm trọng thêm căng thẳng Mỹ-Trung Quốc ?
Câu chuyện ứng dụng TikTok - Khi nền tảng giải trí ‘lấn sân’ vào vũ đài chính trị
(theo East Asia Forum)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

'Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách ...
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil chia sẻ với Thế giới và Việt Nam trước chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 của Thủ tướng Phạm Minh Chính theo lời mời của ...
Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Trở lại với vai diễn hài trong phim 'Bộ tứ báo thủ', Trấn Thành nhuộm da đen, đội mũ, mặc áo họa tiết hoa lá, màu sặc sỡ.
Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Vietnam Foodexpo 2024 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức ...
Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã 'sẵn đòn'

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã 'sẵn đòn'

Hàn Quốc tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.
Iran chỉ ra 'chìa khóa' giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Iran chỉ ra 'chìa khóa' giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Iran cho rằng, đối thoại giữa các quốc gia Trung Đông là yếu tố then chốt để thúc đẩy hợp tác và giải quyết các thách thức trong khu vực.
Ông Trump 'ập đến' cùng tư tưởng nước Mỹ trước tiên, chính quyền Biden vớt vát những nỗ lực cuối cùng, EU bật báo động

Ông Trump 'ập đến' cùng tư tưởng nước Mỹ trước tiên, chính quyền Biden vớt vát những nỗ lực cuối cùng, EU bật báo động

Việc ông Donald Trump đem theo chính sách nước Mỹ trước tiên tái đắc cử tổng thống nước này khiến EU nhìn nhận lại vai trò quân sự của mình.
Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình hạt nhân.
Dự kiến tổ chức bầu cử đầu năm 2025, chính trường Đức đứng trước thay đổi lớn

Dự kiến tổ chức bầu cử đầu năm 2025, chính trường Đức đứng trước thay đổi lớn

Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi các chính đảng trong cơ quan lập pháp tiếp tục hợp tác thông qua các dự luật quan trọng trước cuộc bầu cử mới.
Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung 'hàng nóng' sẽ không xa vời

Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung 'hàng nóng' sẽ không xa vời

Báo cáo của các chuyên gia thuộc một trung tâm có ảnh hưởng ở Ukraine cho hay, Kiev có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân thô sơ.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động